Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Suy tim cấp: Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị


Suy tim cấp thường xảy ra những biểu hiện của hội chứng suy tim một cách đột ngột. Theo đó thì người bệnh cần phải được cấp cứu ngay và chăm sóc bằng biện pháp hồi sức tích cực bởi tình trạng này nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Thông tin về suy tim cấp sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết ở bài viết dưới đây. Các bạn hãy tham khảo nhé.

Suy tim cấp là gì?

Suy tim cấp là những biểu hiện của hội chứng suy tim, chúng thường xảy ra rất đột ngột, cần được can thiệp biện pháp cấp cứu sớm nhất. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng sung huyết phổi từ đó sẽ làm giảm cung lượng tim hệ thống. Theo đó thì tình trạng này cần phải được chẩn đoán và có liệu pháp điều trị suy tim cấp tốt nhất.

Suy tim cấp có nguy hiểm không?

>>Xem thêm: Tanakan dùng để chữa bệnh gì? Cách sử dụng Tanakan an toàn, hiệu quả

Suy tim cấp có thể là tình trạng sốc tim hoặc phù phổi cấp. Thống kê cho thấy tính trạng Suy tim cấp thường nhập viện khi mới khởi phát thường chiếm khoảng 20%, Trong đó có đến 80% bệnh nhân bị suy tim cấp mất bù trên nền suy tim mạn. Do vậy mỗi người bệnh cần phải nhận định thêm thể suy tim hay những yếu tố thúc đẩy đồng thời đưa ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy tim cấp để từ đó có thể đưa ra biện pháp điều trị thích hợp.

Nguyên nhân suy tim cấp phổ biến

Những yếu tố nguy cơ gây suy tim cấp tăng

  • Rối loạn nhịp tim nặng hay có thể do rối loạn dẫn truyền.
  • Ép tim, bệnh cơ tim chu sinh
  • Hội chứng mạch vành cấp hay những biến chứng của bệnh như đứt dây chằng van hai lá và vỡ vách liên thất.
  • Thuyên tắc phổi cấp.
  • Cơn tăng huyết áp cấp cứu.
  • Bóc tách động mạch chủ.
  • Phẫu thuật hoặc một số vấn đề chu phẫu khiến cho bệnh tăng nhanh

Những yếu tố khiến cho bệnh suy tim nặng lên từ từ

  • Nhiễm trùng có thể do viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.
  • Do bệnh phổi cấp làm tắc nghẽn mãn tính hay hen phế quản.
  • Thiếu máu.
  • Suy thận.
  • Rối loạn nhịp tim hoặc do rối loạn dẫn truyền.
  • Người thường xuyên dùng chất kích thích hay nghiện rượu
  • Người bệnh không thực hiện theo kế hoạch dùng thuốc hay chế độ ăn kiêng.
  • Có thể do sự tương tác với một số loại thuốc khác như do kê đơn thuốc kháng viêm không steroid hoặc corticoid…
  • Tăng huyết áp không kiểm soát được.

Một số triệu chứng quá tải thể tích

  • Người gặp phải những khó chịu ở thể bụng như chán ăn, đầy bụng
  • Triệu chứng bất thường ở chân hay bàn chân: lạnh, tê bì hoặc phù
  • Có thể do khó thở ngay cả khi ngủ, lúc nghỉ ngơi hay khi gắng sức: ho khò khè
  • Một số xét nghiệm cho thầy tràn dịch màng phổi, ran ở phổi, phù ngoại biên, tăng vòng bụng (chân, vùng thấp), chướng bụng hoặc đau hoặc tức 1/4 bụng trên phải ...

Bên cạnh đó người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng giảm tưới máu mô:

  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Chân tay tái lạnh, tụt huyết áp
  • Thay đổi tri giác, lú lẫn, mất tập trung, ngủ gà ban ngày, thậm chí có thể choáng váng, gần ngất hoặc ngất

Qua thăm khám sẽ phát hiện áp lực mạch hẹp hoặc chênh áp thấp, choáng.

Những biện pháp điều trị suy tim cấp như thế nào?

Trường hợp bệnh nhân được đánh giá là suy tim cấp thì cần phải thực hiện những biện pháp hồi sức tích cực đồng thời chuyển bệnh nhân đến ICU.

Còn với những trường hợp bị suy tim cấp nhẹ hơn thì cần phải được đánh giá qua đường thở, thông khí hoặc có thể thở oxy cho người bệnh. Sau đó thực hiện, đặt đường truyền tĩnh mạch và điều trị thuốc, sau đó đánh giá những dấu hiệu sinh tồn ở người bệnh và thực hiện theo dõi nước tiểu ở bệnh nhân.

Tùy vào tình trạng và mức độ suy tim cấp, các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện phác đồ điều trị khác nhau. Cụ thể như sau:

Điều trị phù phổi cấp

Người bệnh cần phải được chẩn đoán qua những yếu tố:

  • Triệu chứng của bệnh, tiền sử và qua thăm khám trực tiếp triệu chứng bệnh;
  • Thực hiện một số xét nghiệm nhằm chẩn đoán và đánh giá nguy cơ: Siêu âm tim qua thành ngực, điện tâm đồ 12 chuyển đạo, điện giải đồ, men tim, X-quang ngực, Creatinin máu, công thức máu, Ure máu, khí máu động mạch.
  • Một số xét nghiệm xâm lấn chuyên sâu bao gồm: siêu âm tim qua thực quản, thông tim, hay đặt catheter động mạch hệ thống hay động mạch phổi cần thiết trong trường hợp bệnh nặng, phức tạp.

Các biện pháp điều trị phù phổi cấp bao gồm

  • Siêu lọc máu
  • Đặt nội khí quản và thở bằng máy nhằm giúp làm giảm Oxy máu nặng không đáp ứng điều trị đồng thời có toan hô hấp.
  • Thở Oxy.
  • Sử dụng thuốc tiêm hoặc đặt đường truyền tĩnh mạch bao gồm: lợi tiểu Furosemid, Morphine Sulfate, Nitroglycerin. Truyền thuốc vận mạch bao gồm Dobutamin, Dopamin trường hợp huyết động không ổn định.
  • Hỗ trợ tuần hoàn bằng phương pháp cơ học.
  • Điều trị nguyên nhân của bệnh phù phổi cấp. Sau đó khỏi bệnh thì cần xác định nguyên nhân để tiến hành điều trị lâu dài

Sốc tim

Những tổn thương tim thường là nguyên nhân dẫn đến sốc tim bao gồm buồng tim, cơ tim, van tim, hay có thể do loạn nhịp tim. Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Dược Hà Nội, người bệnh bị nhồi máu cơ tim cấp, thì tổn thương ở cơ tim là nguyên nhân chính gây sốc tim, sau đó là một số nguyên nhân do yếu tố cơ học bao gồm hở 2 lá cấp, thủng vách liên thất.

Suy tim cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Đánh giá bệnh nhân sốc tim:

  • Tiền sử bệnh và khám lâm sàng trực tiếp.
  • Đánh giá huyết động: Trường hợp huyết áp tâm thu < 90 mmHg kéo dài thường xảy ra trên 30 phút hoặc có chỉ số cung lượng tim dưới 1,8 lít/phút/m2 và do áp lực đổ đầy thất trái trên 20 mmHg.
  • Một số thăm dò cận lâm sàng bao gồm:  điện tâm đồ 12 chuyển đạo, điện giải đồ, đo áp lực tĩnh mạch trung tâm, siêu âm tim, men tim, men gan đặt ống Swan-Ganz, X-quang ngực, công thức máu, Ure và Creatinin máu, khí máu động mạch, Lactate máu hoặc được xét nghiệm về đông máu.

Phương pháp điều trị sốc tim như sau:

  • Thở oxy hoặc có thể đặt nội khí quản và thở máy
  • Một số thuốc vận mạch truyền tĩnh mạch bao gồm: Dopamine, Milrinone, Dobutamin, Noradrenaline
  • Đặt bóng đối xung động mạch chủ
  • Hỗ trợ tuần hoàn bằng một số biện pháp như phương pháp cơ học, hệ thống màng trao đổi oxy ngoài cơ thể ECMO hay do dụng cụ hỗ trợ thất .
  • Tái thông mạch vành bao gồm nong, mổ bắc cầu hoặc đặt Stent mạch vành trường hợp bị sốc tim do nhồi máu cơ tim.

Phương pháp điều trị khác

Người bệnh cần phải được điều trị lâu dài nhằm giúp làm cải thiện huyết động ở bệnh nhân, triệu chứng của bệnh. Sau đó người bệnh sẽ được tiến hành điều trị suy tim mạn. Cụ thể sẽ được thực hiện bằng biện pháp làm giảm thời gian chăm sóc tích cực, theo dõi huyết động kết hợp điều chỉnh thuốc, cân nặng, thể tích dịch xuất nhập mỗi ngày ở người bệnh.

Có thể thấy tình trạng bệnh suy tim cấp khá nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng. Người bệnh cần phải tiếp cận biện pháp chẩn đoán và được xử trí nhanh chóng, kịp thời. Không chỉ vậy, cần phải theo dõi người bệnh sau khi xuất viện đồng thời kết hợp với chương trình quản lý bệnh và kế hoạch theo dõi do bác sĩ đưa ra. Từ đó mới có vai trò quan trọng trong việc giúp làm giảm triệu chứng, giảm nguy cơ tử vong cho bệnh nhân đồng thời tăng chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Những thông tin được chia sẻ về bệnh suy tim cấp vừa được giải đáp trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi bài viết ở chuyên mục tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích khác. Chúc bạn sức khỏe