Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh gai xương


Bệnh gai xương, sẽ có rất nhiều những thắc mắc về căn bệnh lạ này. Vậy bệnh gai xương là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh?  Có cách nào chẩn đoán và điều trị cho người bệnh. Tất cả sẽ được giải đáp bên dưới bài viết. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Gai xương là có những phần cứng xuất phát từ xương hay nói cách khác đó chính là điểm lồi nhô ra tại các khớp.

Sự tổn thương bề mặt khớp làm cản trở cử động của xương đã hình thành lên gai xương. Mức độ đau đớn của bệnh còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

Nguyên nhân mắc bệnh gai xương

Nguyên nhân chính của bệnh gai xương thường do tiền sử đã có sẵn các vấn đề về xương khớp trong cơ thể và kèm theo đó là nguyên nhân viêm gân, viêm xương khớp. 

Với nguyên nhân này cơ thể cố gắng chưa lành viêm bằng cách huy động canxi vào vùng bị tổn thương và từ đó dẫn đến hình thành gai xương.

Các vị trí viêm trong mỗi cơ thể là khác nhau nên vị trí gai xương cũng sẽ khác nhau. 

benh-gai-xuong
Bất cứ vị trí xương khớp nào cũng có thể bị mắc gai xương

Những dấu hiệu để nhận biết bệnh gai xương

Người bệnh sẽ phát hiện sớm ra bệnh và điều trị kịp thời nếu nắm rõ được những biểu hiện dưới đây của bệnh:

  • Ban đầu khi mới xuất hiện các triệu chứng thì người bệnh sẽ thấy bị đau và lâu dần sẽ là cảm giác tê và đau dữ dội ở những vùng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên triệu chứng này rấy dễ khiến cho người bệnh bị nhầm lẫn với những bệnh khác.

  • Có cảm giác  đau nhức, tê bì, cử động khó khăn nhiều hơn  do lúc này gai xương phát triển lớn và dài hơn gây chèn ép vào các mô cơ, dây chằng dây thần kinh xung quanh thì sẽ dẫn đến

  • Nếu gai xương phát triển ở vùng gót chân thì việc di chuyển của người bệnh sẽ vô cùng khó khăn, gây trở ngại cho những sinh hoạt thường ngày. Không chỉ gây đau mà còn gây ra tê, khi chuyển các tư thế cũng sẽ bị đau nếu như bị gai xương ở phần cột sống.

Xem thêm các bài viết liên quan

Phương pháp điều trị bệnh gai xương

Khi đã có kết quả và chắc chắn rằng bạn đã mắc chứng gai xương bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống hoặc thuốc tiêm tại chỗ để làm giảm viêm. Sử dụng phương pháp dùng thuốc hay phẫu thuật bỏ cái gai đối với những trường hợp bị nặng thì bác sĩ còn cần căn cứ vào tình trạng đáp ứng điều trị của bạn. Điều cần làm là tuyệt đối tuân thủ theo sự hướng dẫn và chỉ định từ những người có trình độ chuyên môn.

Bên cạnh những phương pháp nhờ đến sự can thiệp của y tế thì người bệnh cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hay nuôi dưỡng những thói quen tốt nhằm tăng cường độ vững chắc của xương. Vì không phải trường hợp nào mắc gai xương cũng cần điều trị. Cần lưu ý cụ thể như sau: 

Chế độ dinh dưỡng

Hiện nay, nhiều bệnh nhân vẫn còn xem nhẹ bữa ăn hằng ngày, dùng bữa qua loa hoặc chỉ ăn uống theo sở thích mà không chú ý đến những loại thực phẩm tốt cho xương. Canxi là chất dinh dưỡng rất tốt cho hệ xương khớp, vì vậy chúng ta nên bổ sung canxi cho cơ thể để cho hệ xương luôn cứng chắc, khắc phục hiện tượng thoái hóa, chống loãng xương. Những thực phẩm chứa nhiều canxi như: Hải sản (cá hồi, tôm, cua, hàu…), sữa và các sản phẩm sữa ít chất béo (sữa chua, phô mai…), các loại rau lá xanh (bông cải xanh, cải bắp, cải xoăn)...

Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm các dưỡng chất, các vitamin D, vitamin C, vitamin K, những loại thực phẩm chứa Kali. Vitamin D cần cho quá trình hấp thu canxi và phát triển hệ xương. Qúa trình hình thành sụn khớp được các Vitamin C hỗ trợ. 

Vì vậy, để phục hồi sức khỏe xương khớp, hỗ trợ tối đa cho quá trình điều trị, người bệnh cần thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý.

benh-gai-xuong
Xây dựng thực đơn phù hợp với bệnh nhân bị gai xương

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao

Ít vận động sẽ làm cho cơ thể cảm thấy luôn mệt mỏi, yếu ớt và tăng nguy cơ gây loãng xương, gãy xương và dễ mắc bệnh gai xương. Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng. Thói quen tập thể dục hàng ngày và duy trì các tư thế đúng sẽ giúp bạn tăng cường sức mạnh cho các cơ, hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh xương khớp. 

Nên tập thể dục mỗi ngày, thường xuyên thay đổi bài tập để có thể đón nhận những điều kỳ diệu.

Giữ tư thế cơ thể luôn thẳng

Tư thế tốt sẽ giúp bảo vệ các khớp tránh sự đè ép không cân đối. Để hạn chế nguy cơ gãy xương cột sống hoặc mắc các bệnh lý khác về xương, điều quan trọng là bạn phải học cách di chuyển cơ thể một cách an toàn. Giữ tư thế cơ thể luôn thẳng khi đó sẽ có sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp

Sử dụng các khớp lớn trong mang vác nặng

Mang vác vật nặng là nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh đau lưng, đau cột sống, cổ, thoát vị đĩa đệm,... và rất nhiều loại bệnh khác liên quan đến xương khớp. Vật có trọng lượng nặng khi mang vác sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống xương trong cơ thể.

Thay đổi tư thế thường xuyên

Có thể đây là yếu tố chính yếu gây ra thoái hóa khớp do nghề nghiệp, nhất là ở những người lao động trí óc. Nên thường xuyên thay đổi các tư thế sinh hoạt. Tránh nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ vì sẽ làm ứ trệ tuần hoàn và gây cứng khớp. 

Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đã chia sẻ đến bạn rất nhiều thông tin về bệnh Gai xương. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế những chỉ định của bác sĩ.