Tuyến giáp nằm ở vị trí cổ có hình dạng giống như một con bướm nhỏ ngay phía trước sụn giáp, có chức năng tiết ra hormone vào trong máu vận chuyển tới từng mô trong cơ thể. Ung thư tuyến giáp - bệnh hoàn toàn có khả năng chữa khỏi nếu phát hiện sớm ở giai đoạn đầu để có biện pháp điều trị đúng cách. Vậy cách điều trị, phòng ngừa bệnh như thế nào mời bạn đọc cùng theo dõi dưới bài viết.
Ung thư tuyến giáp là một dạng của ung thư nội tiết tố phổ biến và thường gặp ở nữ giới. Bệnh xảy ra khi tuyến giáp bị các tế bào ác tính tấn công gây rối loạn chức năng của tuyến giáp trong cơ thể.
1. Những điều về ung thư tuyến giáp mà người bệnh cần biết
Người bệnh sẽ gặp những khó khăn vì không nắm rõ các kiến thức về bệnh ung thư tuyến giáp.
Trong độ tuổi dưới 55 có 2 - 3 trường hợp người bị mắc bệnh ung thư tuyến giáp. Đến khoảng 2% số người mắc bệnh là trẻ em và vị thành niên.
Theo thống kê của các chuyên gia thì đàn ông sẽ có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn so với phụ nữ, lý giải cho việc này là do nguyên nhân có thể liên quan đến sinh lý, ở giai đoạn dậy thì và tiền mãn kinh khiến cho hoormone sinh lý bị ảnh hưởng.
Bệnh ung thư tuyến giáp có thể có nhiều dạng trong số đó có đến 80% số bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp biểu mô nhú là loại phổ biến và ít nguy hiểm, chúng phát triển chậm và hình thành ở 2 thùy của tuyến. Hoặc có một số loại ung thư biểu mô nhú khác gọi là biến thể nhú-nang có đến gần 25% người bệnh mắc phải.
Các triệu chứng của bệnh có thể phát triển âm thầm nhưng nếu tinh ý người bệnh vẫn có thể nhận ra được những thay đổi nhỏ của cơ thể, vì thế nếu như một ngày nào đó bạn tình cờ phát hiện ở cổ có khối u nhỏ, giọng nói của mình bị thay đổi, ho liên tục, khàn giọng thì nên đi khám ngay để biết chính xác tình trạng mình đang mắc phải nhé.
Có đến 10% trường hợp ung thư tuyến giáp biểu mô, và 4% trường hợp ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy.
Ung thư biểu mô không biệt hóa chiếm 2% trong các trường hợp có thể lan nhanh chóng ở cổ và các bộ phận khác của cơ thể đặc biệt trường hợp này rất khó điều trị.
U hạch bạch huyết tuyến giáp cũng là tình trạng thường gặp phát triển nhanh và thường thấy ở những người lớn tuổi.
2. Nguyên nhân gây ra ung thư tuyến giáp
Những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến giáp bao gồm:
-
Rối loạn hệ miễn dịch: Khi hệ miễn dịch trong cơ thể bị rối loạn, hoạt động sản xuất ra hormon của tuyến giáp sẽ mất ổn định gây ra các bệnh về tuyến giáp và nguy hiểm hơn là mắc ung thư tuyến giáp.
-
Nhiễm phóng xạ: Khi cơ thể bị nhiễm phóng xạ gây ra những hậu quả vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe con người nếu vượt quá giới hạn cho phép. Khi đường tiêu hóa bị nhiễm phóng xạ sẽ dẫn đến ảnh hưởng chức năng hoạt động của tuyến giáp.
-
Yếu tố di truyền: Ung thư tuyến giáp có thể xuất hiện ở người bình thường khi trong gia đình đã từng xuất hiện người mắc bệnh này. Vì ung thư tuyến giáp là một bệnh có tính di truyền. Chính vì vậy mà, trong gia đình bạn đã từng có người mắc bệnh ung thư tuyến giáp thì những người khác cũng có nguy cơ đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao hơn bao gồm cả bạn.
-
Yếu tố tuổi tác, thay đổi hoóc-môn: Cơ thể phụ nữ từ độ tuổi 30 – 50 có các yếu tố nguy cơ với việc sử dụng các loại hormone khác như từ việc sử dụng thuốc tránh thai, tâm lý bất an, thường xuyên mất ngủ, căng thẳng trong cuộc sống….
-
Do mắc bệnh tuyến giáp: Người bị bệnh bướu tuyến giáp, viêm tuyến giáp, bệnh basedow hoặc hoóc-môn tuyến giáp bị suy giảm sẽ có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn những người khác.
-
Do tác dụng phụ của một số loại thuốc: Sử dụng các thuốc hormone thay thế, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc kháng virus, thuốc chống loạn nhịp tim... không đúng cách, liều lượng hoặc quá lạm dụng làm cho xảy ra các tác dụng không mong muốn của thuốc cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp.
-
Sử dụng không đúng liều lượng i-ốt cho phép: I-ốt là thành phần cấu tạo của hoóc môn giáp. Do đó, thiếu iốt sẽ tạo ra những bệnh lý ở tuyến giáp. Tuy nhiên nếu sử dụng thừa i-ốt cũng gây ra cường giáp Jod-Basedow, cũng nguy hiểm và đều là nguyên nhân có thể gây ra bệnh ung thư tuyến giáp. Sử dụng lượng i-ốt vừa đủ là khoảng 150mg/ngày.
>>> Xem thêm các tin liên quan
- Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng thuốc Flixotide
- Những thông tin về tác dụng phụ của thuốc Ethinylestradiol
- Thuốc Ethosuximide có thể xảy ra tương tác với những thuốc nào?
3. Triệu chứng của bệnh ung thư tuyến giáp
Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường cần đi khám để tầm soát điều trị bệnh sớm. Một vài dấu hiệu để bạn nhận biết bệnh ung thư tuyến giáp như:
-
Xuất hiện khối u ở cổ: cần theo dõi tình trạng của khối u, chúng ta có thể nhận biết khối u lành tính khi nuốt sẽ di chuyển lên xuống, còn khối u ác tính sẽ không di chuyển khi nuốt.
-
Bị khàn giọng: Đôi khi khàn tiếng là triệu chứng cảnh báo đầu tiên của những căn bệnh ung thư tuyến giáp. Giọng nói chuyển khàn bởi các dây thần kinh thanh quản bị kiểm soát các cơ mở, đóng dây thanh quản, nằm ở phía sau tuyến giáp..
-
Xuất hiện các u giáp trạng có đặc điểm cứng, bờ rõ, bề mặt gồ ghề hoặc nhẵn, di động theo nhịp nuốt.
-
Có hạch vùng cổ và cùng bên với khối u, hạch này thường nhỏ, mềm và có thể di chuyển theo nhịp nuốt của cổ họng.
Khi khối u phát triển nguy hiểm hơn thì người bệnh có thể sẽ thấy được các triệu chứng nghiêm trọng hơn như:
-
Đau cổ, họng
-
Các hạch bạch huyết bị sưng hoặc tuyến giáp mở rộng
-
Khối u ở cổ to, cứng rắn, cố định trước cổ.
-
Khó nuốt, đau hoặc khi nuốt đều cảm thấy vướng.
4. Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư tuyến giáp
Chẩn đoán bệnh bằng các phương pháp
Khi có dấu hiệu mắc bệnh ung thư tuyến giáp và bạn muốn đi khám để có kết quả chính xác hơn thì bác sĩ sẽ chỉ định những kỹ thuật y tế để phát hiện ra bệnh như:
Siêu âm: Siêu âm tuyến giáp thường xuyên là xét nghiệm rất hữu ích để theo dõi kích thước của những u hay bướu ở tuyến giáp. Tuy nhiên, siêu âm không thể kiểm tra được u lành hay u ác tính.
Sinh thiết ung thư tuyến giáp: Được thực hiện bằng cách sử dụng bơm tiêm gắn kim đưa kim qua da vào vùng tổn thương, hút với áp lực âm để các tế bào từ mô hạch đi vào trong kim, phụt chất dịch lấy được trên phiến kính, cố định, nhuộm, nhận định hình thái tế bào, sự sắp xếp tế bào, nền phiến đồ dưới kính hiển vi quang học để chẩn đoán bệnh của hạch. Sinh thiết sẽ giúp xác định là u lành tính hay ác tính và từ đó có liệu pháp điều trị phù hợp.
Điều trị ung thư tuyến giáp
- Phẫu thuật cắt tuyến giáp: Cắt bỏ tuyến giáp sẽ làm cho cổ trở về hình dáng bình thường. Phẫu thuật cũng giúp cải thiện những triệu chứng như khó thở hoặc khó nuốt. Phương pháp này cho phép phẫu thuật cắt giáp toàn phần dễ dàng hơn, giảm đáng kể thời gian phẫu thuật. Ngoài ra, kỹ thuật được thực hiện với những dụng cụ nội soi tiêu chuẩn, sử dụng lại nhiều lần, cho phép giảm chi phí phẫu thuật và đem lại kết quả thẩm mỹ tối ưu
- Xạ trị với I-ốt phóng xạ: là loại thuốc điều trị đặc biệt hiệu quả cho ung thư tuyến giáp thể biệt hoá sau khi đã được cắt bỏ tuyến giáp. Phương pháp này giúp giảm tỷ lệ tái phát của bệnh và nhiều bệnh nhân có thể khỏi bệnh hoàn toàn.
- Nội tiết trị liệu: Sử dụng biện pháp này lâu dài giúp ngăn ngừa hoàn toàn tình trạng tái phát của bệnh.
Phòng ngừa ung thư tuyến giáp tái phát
Thực hiện chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng nhưng ít chất béo
Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều giàu mỡ và thay vào đó là các bữa ăn có nhiều chất xơ và rau xanh, hoa quả tươi, các loại thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại các nguy cơ có thể tái phát của bệnh.
Thường xuyên tái khám
Việc thường xuyên tái khám sử dụng phương pháp siêu âm là điều nên làm để có thể theo dõi được nồng độ hormone trong tuyến giáp từ đó biết được diễn biến của bệnh để có những phương án điều trị kịp thời.
Duy trì trọng lượng cơ thể
Trọng lượng cơ thể của bạn cũng có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư tuyến giáp tái phát nên tốt nhất bạn cần kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể mình.
Tất cả những thông tin về bệnh Ung thư tuyến giáp đã được Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ ở trên bài viết. Đây là bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu ở giai đoạn mới khới phát. Nên khi có những dấu hiệu bất thường bạn cần đi khám để phát hiện ra bệnh sớm và kịp thời điều trị.