Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh ban đỏ là gì? Bệnh ban đỏ có lây không?


Bệnh ban đỏ  sẽ có thể tác động đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể, không được phát hiện và điều trị sớm thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Bạn đọc hãy theo dõi các thông tin trong bài viết để được giải đáp các thắc mắc bệnh ban đỏ là gì? Bệnh ban đỏ có lây không?...

Bệnh ban đỏ hay còn gọi bệnh lupus ban đỏ là bệnh tự miễn, bệnh sẽ gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể như khớp, da, phổi, tim, mạch máu, thận, hệ thần kinh và tế bào máu… trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khác hoặc có thể đe dọa đến tính mạng.

Hiện nay có 2 loại lupus ban đỏ như:

  • Ban đỏ dạng đĩa: có các tổn thương trên da, tuy nhiên không gây tổn thương  nội tạng.
  • Ban đỏ hệ thống: Ở dạng này sẽ gây tổn thương cả nội tạng và cả da của người bệnh.

1. Nguyên nhân mắc bệnh lupus ban đỏ

Hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác các nguyên nhân gây ra bệnh lupus ban đỏ. Nhưng theo nhận định của nhiều chuyên gia Cao Đẳng Y Tế Hà Nội thì yếu tố môi trường và di truyền có thể khiến gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Bên cạnh đó còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lupus ban đỏ, cụ thể như:

  • Giới tính: Nội tiết tố có thể liên quan đến căn bệnh này do đó phụ nữ sẽ có nguy cơ mắc bệnh lupus ban đỏ cao hơn so với nam giới, đặc biệt là phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc đang có kinh nguyệt.
  • Thói quen tắm nắng hàng ngày không đúng cách hoặc quá lạm dụng.
  • Môi trường: những yếu tố từ môi trường gây hình thành bệnh như: tia cực tím, các hóa chất độc hại khác, Virus Epstein…
  • Người đang dùng hoặc đã từng dùng thuốc đặc trị chống động kinh, hạ huyết áp hoặc các loại thuốc kháng sinh.
  • Tuổi tác: Ban đỏ là một bệnh phổ biến ở trẻ em. Bệnh ban đỏ phổ biến nhất ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi. 

Ngoài ra sẽ có những yếu tố khác gây ra lupus ban đỏ mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn có thắc mắc thì hãy hỏi trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chính xác và cụ thể hơn.

Xem thêm các bài viết liên quan

benh-ban-do
Bệnh ban đỏ là gì?

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh ban đỏ

Mỗi người sẽ có những dấu hiệu nhận biết không giống nhau do còn tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh của mỗi người. Một số các triệu chứng ban đầu bao gồm:

  • Các khớp ở tay, thắt lưng, đầu gối sẽ có các triệu chứng sưng hoặc bị xơ xứng khớp.
  • Có thể sẽ xuất hiện các cơn đau khi bạn thở gấp, dấu hiệu giống với bệnh viêm màng phổi.
  • Có dấu hiệu đỏ mắt, tổn thương niêm mạc mắt.
  • Người bệnh sốt cao, thường xuyên bị chóng mặt, đau đầu
  • Mặt bị sưng đỏ, phù nề cục bộ và xuất hiện các bọng nước lớn
  • Thận của người bệnh có thể bị ảnh hưởng hoặc nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến suy thận, cao huyết áp.
  • Cơ thể thấy mệt mỏi ngay cả không làm bất cứ việc gì.
  • Ở các vị trí như gò má, mũi… những noi mà tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời sẽ bị phát ban đỏ.
  • Đầu ngón tay, ngón chân tím tái, đau đớn khi tiếp xúc với lạnh.
  • Tâm trạng thường xuyên thay đổi, dễ bị căng thẳng và nhầm lẫn.

Ngoài ra sẽ có nhiều dấu hiệu khác nữa. Nhưng để đảm bảo bệnh không biến chứng thì tốt nhất bạn nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa khi thấy cơ thể có các dấu hiệu lạ. Đặc biệt khi có các triệu chứng phát ban không rõ nguyên nhân, sốt kéo dài, đau đớn không khỏi ở bộ phận bất kỳ và mệt mỏi.

3. Bệnh ban đỏ có lây không?

Theo nhiều chuyên gia da liễu thì bệnh ban đỏ hoàn toàn không xếp vào nhóm loại bệnh lây truyền do không phải bệnh lý gây ra do nấm hay vi khuẩn nên không thể truyền nhiễm.

Chính vì vậy người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm do không thể lây cho ai bởi đặc tính của bệnh mang tính miễn dịch tự thân.

Trong tâm lý của những người mắc bệnh ban đỏ thường ngại tiếp xúc với bên ngoài vì sợ lây lan bệnh cho người khác. Nhưng điều này sẽ vô tình làm cho bệnh phát triển nghiêm trọng hơn rất nhiều do luôn mang trong mình tâm lý căng thẳng và không tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời… làm cho miễn dịch bị suy yếu và sức đề kháng vốn có cũng bị suy giảm không thể chống chọi lại với bệnh.

Qua thông tin này thì người bệnh có thể hoàn toàn và xóa bỏ rào cản ngại giap tiếp vì sợ lây bệnh cho những người xung quanh rồi nhé. Khẳng định lại một lần nữa rằng bệnh ban đỏ có thể gây ra tổn thương đến nhiều các cơ quan nhưng tuyệt đối không lây nhiễm đến những người khác dưới bất cứ hình thức nào.

benh-ban-do
Bệnh ban đỏ có lây không?

Biến chứng lupus ban dỏ

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm bệnh banm đỏ có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Người bệnh có nguy cơ cao mắc các vấn đề về tim mạch và dễ bị đột quỵ. Ngay cả trong trường hợp dùng thuốc điều trị ban đỏ không đúng cách cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về tim.
  • Da bị bào mỏng hơn và trở nên nhạy cảm, nhất là với những tia cực tím. Ngoài ra bệnh có thể gây ra các triệu chứng loét miệng, rụng tóc, hiện tượng Raynaud/
  • Ban đỏ biến chứng gây sưng ở chân hoặc huyết áp tăng cao… đó là dấu hiệu gây viêm thận. Nguy hiểm hơn có những trường hợp bị suy thận cần phải lọc máu/
  • Ảnh hưởng đến thị lực: mắt khô hoặc các dây thần kinh kiểm soát chuyển động mắt bị hỏng.

4. Kỹ thuật chẩn đoán và phương pháp điều trị bệnh lupus ban đỏ

Kỹ thuật y tế để chẩn đoán bệnh

Căn cứ vào các dấu hiệu lâm sàng trên cơ thể người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định những kỹ thuật để chẩn đoán bệnh phù hợp. Các xét nghiệm thường thấy để chẩn đoán ban đỏ như: Xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm nước tiểu, đo tốc độ lắng đọng hồng cầu, xét nghiệm anti-dsDNA (đây là một xét nghiệm được sử dụng phổ biến để chẩn đoán Lupus ban đỏ hệ thống).

benh-ban-do
Tốt nhất nên dùng thuốc điều trị bệnh ban đỏ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Phương pháp điều trị bệnh ban đỏ

Khi đã có kết quả chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ đưa ra các liệu pháp điều trị thích hợp cho người bệnh:

  • Nhóm thuốc chống viêm, giảm đau không steroid như: Ibuprofen, Aspirin, Naproxen, Nimesulide,... Tác dụng của nhóm thuốc này sẽ cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh ban đỏ. Tuy nhiên loại thuốc này lại mang đến các tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như gây viêm loét dạ dày, tá tràng... Do đó tốt nhất bạn nên uống lúc no bụng để tránh kích ứng dạ dày.
  • Thuốc chống sốt rét như Hydroxychloroquine, Chloroquine có tác dụng tốt với các tổn thương ở da và khớp.
  • Thuốc corticosteroid, loại thuốc này có khả năng chống viêm mạnh hơn và chỉ định cho các trường hợp bệnh nặng hoặc đang gặp phải các tổn thương nội tạng. Thời điểm uống thuốc tốt nhất là sau bữa ăn sáng để tránh được các tác dụng phụ có thể xảy ra như: viêm loét dạ dày tá tràng, loãng xương, rạn da, tăng đường máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng, ức chế tuyến thượng thận,... 
  • Các loại thuốc ức chế miễn dịch như Cyclophosphamide (Endoxan), Azathioprine (Imuran), Cyclosporine (Sandimmun),... Tuy nhiên những nhóm thuốc này sẽ gây ra rất nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh

Ngoài ra để hỗ trợ cho quá trình điều trị diễn ra đạt hiệu quả cao và rút ngắn thời gian trị bệnh thì người mắc bệnh cần chú ý:

  • Dùng các biện pháp bảo vệ làn da, tránh các ánh nắng chiếu trực tiếp lên bề mặt cơ thể. Mắc áo chống nắng, đeo kính, khẩu trang… khi đi ra ngoài trời nắng.
  • Kiếm soát tốt căng thẳng. Nên có những thời gian thư giãn sau giờ làm việc, học tập vất vả bằng cách đi dạo, đọc sách, nghỉ ngơi, xem phim, nghe nhạc…
  • Tuyệt đối không được dừng thuốc đột ngột, đặc biệt là các thuốc corticosteroid, bởi việc làm này cũng là nguyên nhân gây ra đợt cấp của bệnh. Dùng thuốc theo chỉ dẫn. Gọi bác sĩ nếu gặp tác dụng phụ của thuốc.
  • Nên bỏ thuốc lá hoặc ít nhất là trong thời gian điều trị bệnh thì không nên sử dụng thuốc lá. Vì chúng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và có thể làm trầm trọng thêm các tác động của lupus về tim và mạch máu của bạn.

Hi vọng với những thông tin trong bài viết đề cập, người bệnh đã có nhận định rõ về việc “Bệnh ban đỏ có lây không?”. Ngay khi  có các dấu hiệu của bệnh cần đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những tiềm ẩn nguy hiểm có thể xảy ra.