Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Người bị bệnh Gout tuyệt đối không được ăn gì?


Nếu không kiêng những thực phẩm sau thì các triệu chứng của bệnh Gout không những không giảm mà còn trầm trọng thêm.

triệu chứng của bệnh GoutTriệu chứng của bệnh Gout

Gout là một bệnh viêm khớp gây sưng và đau đột ngột, khó khăn trong việc đi lại. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể kiểm soát được bằng cách dùng thuốc và chế độ ăn, lối sống khoa học. Điều này góp phần quyết định đến hiệu quả của việc điều trị bệnh Gout nhưng không phải ai cũng biết nên ăn gì và phải kiêng những gì để bệnh chóng lành.

Bệnh gout là gì?

Bệnh Gout thực chất là bệnh viêm các khớp ở chân, nhất là các ngón chân, cũng có thể xảy ra ở tay, đầu gối hay gót chân gây đau đớn, di chuyển khó khăn. Nguyên nhân được cho là do lượng axit uric ở trong máu quá nhiều. Khi đó, chúng sẽ tích tụ vào các khớp và gây ra triệu chứng sưng, viêm, đau dữ dội. Các cơn đau này xảy ra đột ngột, thất thường nhưng chủ yếu là vào ban đêm, trong 3–10 ngày. Hầu hết, những người ăn uống quá nhiều chất đạm thường có nguy cơ mắc bệnh này. Tất nhiên không loại trừ trường hợp do di truyền.

Mối liên hệ giữa bệnh Gout với thực phẩm

Hàm lượng axit uric có thể bị tăng lên do nạp những thức ăn giàu purine. Với những người có sức khỏe tốt thì purine dường như không có hại nhưng nếu những trường hợp không có khả năng tự đào thải axit uric thì việc nạp nhiều thực phẩm đó sẽ khiến axit uric bị tích tụ rồi gây ra hiện tượng đau mỏi khớp.

Vì thế, để phòng ngừa cũng như chữa bệnh Gout thì cần hạn chế tối đa các thực phẩm chứa nhiều nhiều purine và tuân thủ theo chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt của bác sĩ. Những loại thịt đỏ, hải sản, rượu, nội tạng động vật, rượu bia, một số loại rau…chứa nhiều purine nhưng rau không có khả năng kích hoạt cơ thể dẫn đến bệnh Gout.

Ngoài ra, đường trong hoa quả, bánh kẹo,…cũng là những thủ phạm gây bệnh. Tuy nhiên, sữa ít béo, đậu nành và các chế phẩm từ nó lại giảm lượng axit uric trong máu, ngăn ngừa bệnh Gout.

Bệnh gout nên kiêng ăn gì?

Như đã phân tích ở phần mối liên hệ, bệnh nhân bị Gout cần tránh ăn những thực phẩm chứa nhiều Purine và đường. Cụ thể những thức ăn phải tránh:

  • Hải sản: ngao, cua, hến, sò điệp, tôm
  • Đồ uống nhiều đường: nhất là nước ngọt đóng chai, kể cả nước ngọt vì đường trong hoa quả cũng là đường.
  • Thực phẩm nhiều fructose: mật ong, siro chứa fructose
  • Nấm men: men dinh dưỡng, men bia và các chất bổ sung men khác.
  • Nội tạng của  các con vật: lòng, dạ dày, gan, thận, não, tim…
  • Thịt: các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt trâu,…
  • Cá: cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá tuyết…

Ngoài ra, bệnh nhân cần tránh những thực phẩm giàu tinh bột chưa qua tinh chế như bánh mì trắng, cơm, bánh quy, bánh ngọt,…Tuy chúng không chứa nhiều đường hay nhiều purine nhưng chúng vừa không có dinh dưỡng vừa có thể khiến axit uric bị tăng lên.

Bệnh gout nên ăn gì?

Không ít người đặt ra câu hỏi vậy còn gì để ăn nữa? Bệnh gout nên ăn gì? Câu hỏi chứng tỏ sự hoang mang vì hầu như phải kiêng mọi thứ nhưng thực tế vẫn còn nhiều món ăn ngon bổ dưỡng mà bạn không nhất thiết phải kiêng, thậm chí được phép ăn uống thoải mái như:

  • Trái cây: hầu như trái cây đều tốt cho bệnh nhân nhưng để yên tâm thì không nên ăn những loại có vị ngọt mà nên chọn những loại quả có vị chua, thanh nhẹ nhàng.
  • Rau củ: hầu như loại rau củ nào cũng tốt cho người bị Gout. Có thể kể đến như: khoai tây, khoai lang, cà tím, rau xanh, đậu Hà Lan,…
  • Các loại thực phẩm họ đậu: chẳng hạn như đậu đỏm đậu xanh, đậu tương, đậu lăng, đậu phụ…
  • Các loại hạt: Những loại ngũ cốc còn nguyên hạt như yến mạch hoặc gạo lứt hay lúa mạch
  • Các sản phẩm từ sữa
  • Trứng
  • Đồ uống: cà phê, trà và trà xanh
  • Các loại thảo mộc và gia vị
  • Dầu thực vật

»»» Xem thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ««<

bệnh out nên ăn gìBệnh out nên ăn gì?

Những thực phẩm có thể dùng với lượng vừa

Không phải tránh tất cả các loại thịt hay cá mà bệnh nhân vẫn có thể sử dụng trong một lượng nhất định, số lần dùng cũng hạn chế hơn: Thịt gà, thịt heo, thịt bò và thịt cừu; Cá hồi đóng hộp hoặc tươi.

Nguyên tắc phòng bệnh Gout

Không chỉ chế độ ăn uống mà lối sống lành mạnh chính là nguyên tắc sống còn cho bệnh nhân bị Gout.

Giảm cân

Những người bị béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh Gout cao hơn so với những người có cân nặng bình thường. Vì thế, để để phòng bệnh này thì trước hết phải giảm trọng lượng cơ thể nếu bạn đang quá phì nhiêu. Bởi lẽ khi mỡ thừa trong cơ thể quá nhiều thì lượng insulin, lượng đường trong máu tăng mà đường chính là thứ mà bệnh nhân bị gút phải kiêng khem.

Bác sĩ đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Hà Nội nói rằng khi giảm cân nặng có nghĩa là giảm sự đề kháng kháng insulin và giảm mức axit uric - nguyên nhân gây bệnh gout. Tất nhiên, không được vì nôn nóng mà giảm cân quá đà, cấp tốc, ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy lên chế độ ăn kiêng và tập luyện hợp lý, giảm trọng lượng từ từ vừa an toàn vừa để cơ thể không bị sốc. Phải khẳng định lại rằng, béo phì chính là đầu mối gây ra những loại bệnh lý nghiêm trọng như tim mạch, đột quỵ,...Hơn nữa, giảm cân cũng là cách giúp cải thiện ngoại hình để tự tin hơn. 

Tập thể dục

Tập thể dục  không chỉ giúp giảm cân là là nguyên tắc bắt buộc mà bệnh nhân bị Gout phải thực hiện. Bởi vì điều này sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe, giảm nồng độ axit uric.

Uống đủ nước

Nước rất  tốt cho cơ thể. Ngay cả người bình thường cũng nên uống nhiều nước. Đối với bệnh nhân bị Gout thì bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể là điều cần thiết để loại bỏ axit uric thừa thãi ra khỏi máu, từ đó triệt tiêu nguy cơ mắc bệnh giúp con người có sức khỏe tốt hơn.

Hạn chế tối đa hoặc không sử dụng nước uống có ga, cồn

Rượu, bia và các loại đồ uống có ga có cồn khác hay thuốc lá, các chất kích thích,... rất có hại cho cơ thể. Nó không chỉ là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh ung thư gan, ung thư phổi,...mà còn là nguyên nhân gây bệnh Gout. Bởi vì cơ thể thường ưu tiên để đào thải rượu bia thay vì đào thải axit uric, do đó nồng độ axit uric vốn đã cao lại càng tăng. Vì thế, để điều trị bệnh gout hiệu quả thì cần từ bỏ các chất này, thậm chí người bình thường cũng nên hạn chế tối đa việc sử dụng chúng để giảm nguy cơ mắc bệnh hiệu quả nhất.

Thêm thực phẩm giàu vitamin C vào chế độ ăn

Theo một số nghiên cứu, vitamin C có thể làm giảm mức axit uric, do đó có thể ngừa cơn gout. Hơn nữa, những thực phẩm giàu vitamin C còn giúp bạn tăng sức đề kháng, chống lại các loại bệnh tật khác. Bên cạnh đó, nó còn giúp đẩy lùi quá trình lão hóa, cho bạn một làn da hồng hào, căng mịn, một vẻ ngoài trông trẻ hơn tuổi thực.

Hạn chế đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh

Thức ăn nhanh hoặc đồ chiên rán thường chứa rất nhiều dầu mỡ, đó là nguyên nhân gây bệnh béo phì mà béo phì chính là nguyên nhân kích thích các cơn Gout gây đau nhức, tê các ngón chân,...Chưa kể, những thức ăn nhanh thường được chiên rán bằng những dầu thừa từ trước đó nhiều ngày, thậm chí có những nơi còn cách cả tháng,...Đó là những nguyên nhân gây nên các bệnh ung thư nguy hiểm.

Tóm lại, Gout là một loại bệnh về viêm khớp, gây đau đớn các ngón chân, tay,...ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể kiểm soát bằng cách thực hiện chế độ ăn uống khoa học cùng lối sống lành mạnh; thường xuyên theo dõi, kiểm tra để phát hiện và điều trị bệnh khi các triệu chứng còn nhẹ.

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/