Vắc xin có vai trò quan trọng giúp bạn được miễn dịch cộng đồng. Để tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm này và vai trò của việc tiêm vắc xin trong miễn dịch cộng đồng thì mời các bạn cùng chúng tôi theo dõi bài viết ở chuyên mục dưới đây nhé.
Miễn dịch cộng đồng là gì?
Trong diễn biến của đại dịch Covid 19 đang diễn ra toàn cầu và những trường hợp nhiễm bệnh hiện nay thì tổ chức y tế thế giới có đề cập đến khả năng miễn dịch cộng đồng. Nhiều người thắc mắc về miễn dịch cộng đồng là gì?
Theo thông tin chia sẻ từ phía Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, miễn dịch cộng đồng là tình trạng khi có đủ tỷ lệ một quần thể được miễn dịch với bệnh truyền nhiễm ( có thể thông qua tiêm vacxin phòng ngừa hoặc những người đã bị nhiễm bệnh trước đó). Sự miễn dịch này sẽ giúp ngăn chặn tình trạng lây lan bệnh từ người này sang người khác.
>>Xem thêm: Cách ly xã hội là gì? Các biện pháp phòng chống dịch Covid 19
Cụ thể hơn, miễn dịch cộng đồng tốt nhất khi có nhiều người trong khu vực được tiêm phòng vắc-xin hoặc những người đã bị nhiễm bệnh thì sẽ có miễn dịch. Như vậy thì sẽ có ít người mắc bệnh hơn và ít xảy ra mầm bệnh lây từ người sang người.
Cũng theo CDC cho biết, đối với dịch Covid 19 thì một số trường hợp người không được tiêm phòng chẳng hạn như trẻ sơ sinh hay những người mắc bệnh mãn tính cũng sẽ được bảo vệ ở một mức độ nhất định nào đó bởi bệnh sẽ không thể lây lan trong cộng đồng.
Với lý thuyết ở trên thì khả năng miễn dịch cộng đồng được hiểu là khi ai đó được tiêm phòng vắc-xin, khi đó thì họ sẽ tránh khỏi nhiễm trùng đồng thời không thể truyền bệnh cho người khác. Miễn dịch cộng đồng không thể bảo vệ những người chưa tiêm phòng vắc-xin bởi hệ thống miễn dịch của họ không đủ mạnh và đây được xem là đối tượng có nguy cơ diễn biến nặng nếu không may bị nhiễm bệnh.
Sau đây là một ví dụ về khả năng miễn dịch cộng đồng bằng việc tiêm chủng. Những năm 1980 dịch bệnh sởi hoành hành tại Hoa kỳ nhất là với trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo. Khi đó các nhà nghiên cứu đã kiểm tra mối liên quan giữa tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh sởi và tỷ lệ được tiêm chủng ở trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo. Qua đó đã đưa ra kết luận rằng: nếu tỷ lệ tiêm chủng phòng ngừa chiếm khoảng 80% cũng có thể đủ để ngăn chặn dịch bệnh sởi kéo dài là hạn chế lây lan trong cộng đồng đô thị.
Trong bối cảnh chưa có vắc-xin cho dịch COVID-19 như hiện nay thì việc gây miễn dịch cộng đồng sẽ không áp dụng được như sởi ở trẻ em. Như ở trên chúng tôi đã nói là có một biện pháp khác là phục hồi, được hiểu là cho phép phần lớn mọi người nhiễm virus tại một số điểm.
Sự thiếu vắng vắc-xin để bảo vệ con người trong diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, thì việc miễn dịch cộng đồng cho con người hiện nay được đánh giá là còn khá xa vời. Như vậy thì chúng ta phải nhanh chóng hạn chế nguồn lây truyền bệnh trong cộng đồng. Điều mà chúng tôi muốn nhắc đến ở đây là việc cách ly tại nhà đang được nhiều quốc gia áp dụng trong đó bao gồm cả Việt Nam. Biện pháp này giúp làm giảm thiểu sự tiếp xúc giữa người với người như vậy sẽ hạn chế nguồn bệnh lây lan rộng
Vai trò của Vắc xin với miễn dịch cộng đồng?
Vắc-xin được tạo ra nhằm mục đích bảo vệ những người được tiêm tránh khỏi những bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn hay những tác nhân gây bệnh khác gây ra.
Nếu như càng nhiều người trong cộng đồng được tiêm vắc-xin thì sẽ càng có ít người nhiễm bệnh bởi nó sẽ hạn chế lây lan trong cộng đồng, kể cả trẻ sơ sinh. Điều này đã được nghiên cứu so với nhóm những người chưa được tiêm chủng và người bị suy giảm miễn dịch.
Nếu tỷ lệ người được tiêm vắc-xin trong cộng đồng đủ cao thì chuỗi nhiễm trùng sẽ bị phá vỡ. Như vậy nó đã chặn đứng được khả lây lan những bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng. Và tất nhiên nếu như tỷ lệ tiêm chủng giảm khiến cho nhiều người dễ mắc bệnh hơn. Từ đó làm tăng khả lây lan của bệnh, tạo ra các đợt bùng phát dịch trong cộng đồng , khó khoanh vùng để dập dịch hơn.
Một minh chứng rõ ràng nhất là việc miễn dịch cộng đồng bị phá vỡ là virus sởi. Thống kê cho thấy trước những năm 1960, đa số trẻ em đều sẽ bị mắc bệnh sởi.
Cho đến năm 1971, ra đời vắc-xin MMR được sử dụng nhằm khống chế lại ba bệnh gồm bệnh sởi, quai bị và rubella . Nghiên cứu cho thấy sau khi tiêm vắc-xin này, tỷ lệ người bệnh mắc cả ba bệnh trên đã giảm đáng kể.
Cho đến giai đoạn năm 2000 đến 2013, thì tỷ lệ mắc bệnh sởi trên toàn thế giới đã giảm xuống còn 75% nhờ vào các biện pháp tiêm vắc-xin cho trẻ sơ sinh và trẻ em. Còn ở Hoa Kỳ, tỷ lệ số người mắc bệnh sởi đã được loại bỏ hoàn toàn vào năm 2000 nhờ tỷ lệ trẻ tiêm chủng bệnh sởi cao, bên cạnh đó còn nhờ vào biện pháp giám sát và kiểm soát dịch bệnh tốt.
Tuy nhiên sau đó xuất hiện thêm một đợt bùng phát dịch bệnh sởi với 178 người mắc bệnh tại 17 tiểu bang ở Mỹ. Nghiên cứu cho thấy đó là do tỷ lệ số người được tiêm chủng giảm khiến cho khả năng miễn dịch cộng đồng cũng bị suy giảm.
Theo các dược sĩ các trường Cao Đẳng Y Tế Hà Nội, đối với dịch bệnh Corona như hiện nay thì việc tiêm phòng vắc xin là biện pháp rất cần thiết. Nhưng trong bối cảnh chưa chế tạo ra được vắc xin phòng bệnh đúng cách thì việc cách ly tại nhà là rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe tránh dịch bệnh lây lan.
Những thông tin trên đây hi vọng làm sáng tỏ được miễn dịch cộng đồng là gì và biện pháp xử lý kịp thời. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn thành công!