Trẻ có thể bị nghẹt mũi khi chất nhầy trong mũi tiết ra quá nhiều. Tình trạng này có thể dẫn đến ho hoặc gây ảnh hưởng đến việc vui chơi, ăn uống của trẻ. Vậy có cách nào để điều trị nghẹt mũi ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh không? Hãy cùng theo dõi bài viết để có thêm nhiều thông tin nhé!
Nghẹt mũi là tình trạng niêm mạc ở một bên của mũi bị ứ đầy dịch nhầy ngăn bít, làm hẹp đường di chuyển của không khí khiến cho việc hít thở trở nên khó khăn và ảnh hưởng đến những sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
Các triệu chứng này sẽ khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu do ở độ tuổi trẻ nhỏ chưa biết thở bằng miệng. Nghẹt mũi không mà cho bé bị chảy nước mũi nhưng sẽ gây cho trẻ khó khăn cho việc ngủ, ăn uống.
1. Nguyên nhân gây ra nghẹt mũi ở trẻ nhỏ
Trước khi thực hiện các cách trị nghẹt mũi cho trẻ nhỏ thì cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra nghẹt mũi để có cách điều trị hợp lý và chính xác hơn giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu.
Xem thêm các tin liên quan
- Những chú ý khi sử dụng thuốc Doxycyclin là gì?
- Cường giáp trạng là bệnh gì? Có cách điều trị như thế nào?
- Liều lượng sử dụng thuốc Dyskinebyl an toàn?
Một vài nguyên nhân gây ra nghẹt mũi như:
- Do trẻ đang có các triệu chứng của bệnh cảm cúm.
- Trường hợp trẻ bị dị ứng phấn hoa, bụi hoặc các mùi vị của thức ăn.
- Trẻ bị viêm xoang.
- Do không khí quá khô khiến trẻ bị nghẹt mũi. Hoặc cũng có thể do nhiệt độ điều hòa để không phù hợp với trẻ trong thời gian dài.
- Mắc các bệnh do nguyên nhân virus, ví dụ như cảm lạnh.
- Tiếp xúc với các chất gây kích thích như bụi, khói thuốc lá hoặc nước hoa.
2. Dấu hiệu nhận biết nghẹt mũi ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh
Nhận biết trẻ có thực sự bị nghẹt mũi hay không căn cứ vào các triệu chứng như:
- Trẻ sẽ bị ho.
- Thường xuyên hắt xì hơi.
- Có triệu chứng chảy nước mũi.
- Hơi thở khó khăn, thở nặng nề.
- Kèm theo sốt.
Danh mục về những biểu hiện của nghẹt mũi sẽ giúp chúng ta đoán được bệnh. Tuy nhiên việc chẩn đoán có thể sẽ bị nhầm lẫn do chưa xac định được đúng nguyên nhân nên tốt nhất người bệnh không nên tự ý dùng thuốc.
Đảm bảo tình trạng bệnh không diễn biến quá xấu thì khi xuất hiện tình trạng nghẹt mũi tốt nhất nên đến các cơ sở chuyên khoa để khám và tuân thủ theo những chỉ định của các bác sĩ.
3. Các cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Mặc dù bệnh nghẹt mũi không quá nghiêm trọng tuy nhiên nếu tình trạng bệnh kéo dài sẽ làm cho bé rất khó chịu ảnh hưởng đến việc vui chơi, ăn ngủ của trẻ. Một vài cách để chữa dứt điểm cho trẻ nhở như:
Sử dụng nước muối nhỏ mũi
Đây là một trong những biện pháp điều trị nghẹt mũi ở trẻ nhỏ rất tốt và được nhiều bà mẹ sử dụng. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn có thể nhỏ nước muối vào hai hốc mũi của trẻ, như vậy có thể làm giảm được chất nhầy. Nhỏ cho trẻ khoảng 3 lần/ ngày để đạt hiệu quả cao nhất sau quá trình sử dụng. Các triệu chứng sẽ nhanh được cải thiện khi dùng cách này cho trẻ.
Việc vệ sinh mũi được thực hiện theo các bước sau:
- Trước khi nhỏ thuốc nên ngâm lọ nước nhỏ mũi vào nước ấm.
- Trước khi nhỏ mũi hãy đảm bảo là các chất dịch nhầy,mủ ứ đọng trong hốc mũi ra. Có thể sử dụng hút dịch bằng các dụng cụ chuyên dụng không nên sử dụng hút bằng miệng.
- Để bé nằm ngửa ra sau đó để thuốc vào sâu trong mũi khoảng 1cm rồi nhỏ từ 2 – 3 giọt vào mũi trẻ. Nhỏ mũi xong day ấn cánh mũi vài giây.
Hút dịch trong mũi
Phương pháp này sẽ lấy bớt dịch nhầy trong khoang mũi của trẻ ra ngoài, làm cho trẻ cảm thấy dễ thở hơn.
Thực hiện sau khi nhỏ dung dịch nước muối để làm loãng chất nhầy ở trong khoang mũi của trẻ thì có thể tiến hành hút mũi. Hãy sử dụng dụng cụ hút mũi chuyên dụng, sạch sẽ để không gây thêm tổn thương cho mũi của trẻ. Không nên quá lạm dụng phương pháp này vì có thể sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi. Tuyệt đối các phụ huynh không nên hút mũi cho trẻ bằng miệng vì có thể khiến vi khuẩn từ miệng người hút lây sang cho trẻ và ngược lại.
Massage mũi
Cách này cũng rất dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao. Mẹ hãy massage cho trẻ bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ hoặc dùng 2 ngón trỏ vuốt dọc nhẹ nhàng 2 bên sống mũi. Việc này nếu được thực hiện nhiều lần cho trẻ sẽ giúp trẻ thở dễ dàng hơn.
Vỗ nhẹ lưng
Thực hiện đơn giản này nhưng sẽ giúp trẻ bớt tức ngực và dễ thở hơn nhờ chất nhầy trong lồng ngực được làm loãng ra.
Các bậc phụ huynh có thể thực hiện bằng cách: để trẻ ngồi trên đùi và hướng phía trước khoảng 30 độ và nhẹ nhàng vỗ vào lưng trẻ. Hoặc đặt bé nằm úp trên đầu gối của bạn và sau đó cũng vỗ nhẹ nhàng vào lưng trẻ.
Các cha mẹ hãy nâng cao đầu của trẻ khi ngủ
Việc này sẽ giúp cho việc thở dễ dàng hơn. Đặt một chiếc khăn bên dưới đầu trẻ để nâng đầu cao hơn một chút. Mẹ nhớ chèn khăn chắc chắn để bảo đảm đầu trẻ không bị tuột xuống. Sau đó dùng tay day day cánh mũi để bé cảm thấy thông thoáng và dễ chịu hơn nhé!
Cho bé bú với tần suất nhiều hơn
Việc cho bé bú nhiều sẽ bù nước do bé phải thở bằng miệng khi bị nghẹt mũi. Ngoài ra sữa còn có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể bé chống chọi với các loại virus cũng như đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng.
Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm
Do trẻ sơ sinh có khả năng dung nạp thuốc kém và không an toàn khi sử dụng thuốc trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh do đó tốt nhất các mẹ nên áp dụng cho con những cách điều trị dân gian hoặc các phương pháp đơn giản nếu tình trạng của con không quá nghiêm trọng cần sự can thiệp của thuốc tây. Sử dụng dầu tràm là một ví dụ.
Dầu tràm là một loại dầu gió được chiết xuất ra từ cây tràm. Thành phần của dầu tràm bao gồm Eucalyptol, α-Terpineol và Eucalyptol có tác dụng sát khuẩn nhẹ, long đàm, có hương thơm và mùi dễ chịu.
Đây là một sản phẩm rất an toàn và có hiệu quả khi sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Điều này sẽ giúp các mẹ giảm bớt gánh nặng trong việc chăm sóc cho bé. Với tinh dầu tràm các bé sẽ thoải mái vui chơi và ngủ ngon ,à không bị những cơn nghẹt mũi, sổ mũi hoặc ho làm phiền.
Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm:
Mẹ sử dụng vài giọt tinh dầu Tràm thấm vào bông cho bé hít ngửi từ 10-15 phút theo cách ngắt quãng. Đưa tinh dầu tràm vào gần mũi bé (cách mũi 2-3 cm) để hít ngửi theo nhịp thở đều và nhẹ nhàng 2-3 lần, sau đó dừng lại. Ngoài ra, có thể bôi tinh dầu vào yếm hay khăn quàng đối ở cổ trẻ, cũng giúp bé hít ngửi tinh dầu tràm trị ngạt mũi, sổ mũi rất hiệu quả.
Duy trì thực hiện quy trình trên 2-3 lần/ngày. Chứng nghẹt mũi, sổ mũi, khò khè sẽ thuyên giảm và dứt điểm sau từ 1 đến 4 ngày.
Để giúp khí huyết của bé lưu thông tốt hơn và cải thiện tình trạng ngạt mũi, mẹ có thể xoa và day nhẹ tinh dầu vào huyệt dũng tuyền của bé ở lòng bàn chân. Đồng thời, bạn cũng nên thoa một ít tinh dầu lên khu vực ngực và lưng của bé. Cách này sẽ giúp phát huy công dụng trị ngạt mũi cho con yêu một cách nhanh chóng và an toàn.
4. Cách phòng tránh nghẹt mũi ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh
Hãy thực hiện các cách dưới đây để giúp bé phòng tránh tình trạng nghẹ mũi có thẻ xảy ra:
- Giữ cho môi trường không khí luôn trong lành. Bên cạnh đó cũng nên vệ sinh nhà cửa, đồ dùng, đồ chơi của trẻ sạch sẽ.
- Giữ ấm cho trẻ vào mùa đông và thoáng mát khi mùa hè.
- Có thể sử dụng máy giúp hỗ trợ tạo độ ẩm không khí khi cho trẻ nằm điều hòa. Cần vệ sinh điều hòa thường xuyên để không làm ảnh hưởng đến môi trường không khí.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá. Hoặc các mùi dễ gây kích ứng như các mùi nước hoa hoặc các loại mùi dễ gây kích ứng cho trẻ.
- Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
- Không để trẻ tiếp xúc quá gần với các vật nuôi, có thể khiến lông vật nuôi bay vào mũi trẻ.
- Cho trẻ uống nhiều nước, trường hợp trẻ không thích uống nước lọc có thể cho trẻ uống nước trái cây hoặc các loại súp.
Theo các giảng viên khoa Điều Dưỡng, Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Hà Nội thì các bậc phụ huynh cần lưu ý khi chăm sóc cho trẻ sơ sinh như: Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ sử dụng thuốc co mạch hoặc các loại thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định từ những bác sĩ chuyên khoa. Không kiêng tắm sẽ khiến vi khuẩn càng sinh sôi và ủ bệnh. Nên tắm bé bằng nước ấm, tắm nhanh ở nơi kín gió.Chỉ nên áp dụng các mẹo dân gian điều trị nghẹt mũi cho trẻ nhỏ nếu người lớn thực sự hiểu rõ và biết cách làm.
Những thông tin về nguyên nhân cũng như những cách trị nghẹt mũi cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh tại nhà mà không cần dùng đến thuốc ở trên hy vọng sẽ giúp ích và được nhiều mẹ sử dụng. Tuy nhiên nếu khi các triệu chứng nghẹt mũi của bé không được suy giảm thì các mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa cho trẻ nhỏ để thăm khám và điều trị kịp thời.