Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Mách bạn: Bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn gì?


Chế độ dinh dưỡng hàng ngày rất quan trọng và đặc biệt sẽ càng quan trọng hơn đối với những bệnh nhân bị ung thư dạ dày. Câu hỏi đặt ra là người mắc bệnh ung thư dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để đạt hiệu quả cao sau quá trình điều trị. Cùng đón đọc những thông tin hữu ích ở dưới bài viết.

Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào dạ dày phát triển mất kiểm soát và tạo thành các khối u tại dạ dày và có thể lan ra xung quanh và các cơ quan khác.

Mặc dù ung thư dạ dày có thể khó chẩn đoán và điều trị, nhưng điều quan trọng là phải có kiến ​​thức cần thiết để đánh bại căn bệnh này.

Bên cạnh đó chế độ dinh dưỡng hàng  ngày sẽ hạn chế tốt được quá trình phát triển của bệnh đồng thời cải thiện tốt các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra với bạn.

1. Ung thư dạ dày nên ăn gì?

Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh có thể kéo dài được thời gian sống của người bệnh. Cụ thể chế độ dinh dưỡng của người mắc ung thư dạ dày cần có:

Thực phẩm giàu protein

Người mắc bệnh ung thư dạ dày cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là chất đạm, sắt, kẽm có trong thịt gà, thịt lợn, thịt bò…

Bên cạnh đó có thể làm tăng hàm lượng chất béo bằng cách thêm dầu, bơ để giúp người bệnh hạn chế được những triệu chứng giảm huyết áp đột ngột, đánh trống ngực hoặc tình trạng hạ đường huyết.

Cần bổ sung các loại thực phẩm dễ dàng hấp thụ vào cơ thể hơn như: bông cải xanh, sữa, trứng, pho mát và bánh mì cung cấp canxi; vitamin D trong bơ thực vật, bơ, dầu cá và trứng; sắt trong thịt đỏ.

Xem thêm các tin bài viết liên quan

Rau củ quả tươi

Nhóm thực phẩm này sẽ cung cấp một hàm lượng lớn các Vitamin, khoáng chất, chất xơ và có tác dụng tăng cường đề kháng, có lợi cho hệ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe cho người bệnh.

Để phù hợp hơn với  người mắc bệnh ung thư dạ dày thì bữa ăn nên có nhiều rau xanh được hầm nhừ hoặc nấu chín mềm để không làm gánh nặng lên cho dạ dày khi đang bị tổn thương.

Sau bữa ăn chính có thể dùng bữa tráng miệng hoặc các bữa ăn phụ với hoa quả như chuối, bưởi…

Ung thư dạ dày nên ăn quả gì? Quả bơ có hàm lượng dinh dưỡng cao cũng như nhiều tác dụng tốt cho bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị bệnh.

ung-thu-da-day-nen-an-gi
Ung thư dạ dày nên ăn gì?

Tinh bột

Mắc ung thư dạ dày thì chỉ nên ăn các thực phẩm như: gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch, khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn…

Việc tiêu hóa và hấp thụ của bệnh nhân sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu món ăn từ tinh bột được chế biến thành cháo hoặc nấu súp.

Đậu phụ

Trong đậu phụ có chứa isoflavone – chất có khả năng ngăn chặn các tế bào ác tính và phát triển thành ung thư dạ dày. Trong đó thủ phạm gây viêm loét dạ dày và dẫn đến ung thư dạ dày chính là vi khuẩn HP. Do đó việc ăn đậu phụ sẽ hạn chế tốt vi khuẩn HP nên người bệnh có thể dùng thường xuyên.

Các loại  nấm

Trong họ nhà nấm có chứa nhiều chất polysaccharide có tác dụng ức chế các tế bào ung thư, kích hoạt tế bào miễn dịch ở những bệnh nhân ung thư dạ dày.

Bên cạnh đó nấm còn có chứa selen và Vitamin D giúp tăng cường sức đề kháng để chống lại bệnh tật.

Một số loại nấm được sử dụng phổ biến như: nấm kim châm, nấm hương, nấm rơm, nấm mèo…

Các loại hạt khô

Hạt khô có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, ngoài ra thì chất béo thực vật có trong đó sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến các hoạt động của dạ dày.

Tuy nhiên các loại hạt khô như: hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt macca, hạt hướng dương cần chú ý đến cách chế biến để hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa của dạ dày được dễ dàng hơn.

ung-thu-da-day-nen-an-gi
Các món ăn được chế biến mềm như cháo,  soup sẽ rất tốt cho bệnh nhân bị ung thư dạ dày

Lưu ý:

  • Hãy chế biến và ăn những thức ăn dạng lỏng, sệt như súp, cháo… để dạ dày dễ tiêu hóa hơn.
  • Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp bệnh nhân dễ hấp thụ và không gây áp lực quá lớn lên dạ dày.
  • Hãy nghỉ ngơi khoảng 30 phút không nên đi nằm ngay hoặc đi lại ngay sau khi ăn.
  • Sau khi phẫu thuật dạ dày, cơ thể mất máu nhiều có thể dẫn đến yếu ớt, chân tay thiếu sức lực, mất cảm giác ngon miệng. Vì vậy, người bệnh hãy nên bổ sun các món ăn ích khí bổ máu như canh cá, cháo chim, cháo gà đen, trà nhân sâm, long nhãn, ngân nhĩ, rùa.

2. Cách chăm sóc bệnh nhân ung thư dạ  dày

Theo  Cao Đẳng Y Hà Nội  thì khi khối u phát triển, triệu chứng sẽ bắt đầu từ những cơn đau bất thường, ngất đến mất cảm giác ngon miệng. Những triệu chứng ung thư dạ dày khác bao gồm: sưng bụng bất thường sau khi ăn, khó nuốt, ợ nóng, sụt kí, máu trong phân, đầy bụng sau bữa ăn và bị ứ huyết thanh trong khoang bụng.

Chính vì thế mà bệnh nhấn cần có các cách tự chăm sóc bản thân tốt để nâng cao sức khỏe của bản thân trong suốt quá trình điều trị bệnh

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Đây sẽ là một trong những yếu tố quan trọng trong hỗ trợ điều trị bệnh. Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh ngăn chặn tốt các tế bào ung thư.
  • Theo dõi định kỳ sức khỏe: bệnh nhân nên khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Đồng thời tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa nhằm chăm sóc sức khỏe về tình trạng tâm lý trong và sau quá trình chữa bệnh.
  • Thay đổi lối sống: Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống, ngủ nghỉ cho hợp lý. Bên cạnh đó, thường xuyên tập thể dục thể thao sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn. Tránh sử dụng các đồ ăn cay, nóng hoặc những thực phẩm ăn nhanh, chế biến sẵn, đồ hộp chứa nhiều mỡ động vật. Không uống rượu bia hoặc các đồ uống có cồn khác.
  • Khi chăm sóc bệnh nhân ung thư dạ dày người nhà cần chú ý việc lựa chọn những thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ. Và liên tục thay đổi khẩu phần ăn cho người bệnh để tránh trùng món ăn hằng ngày, tuần giúp bệnh nhân có cảm giác ngon miệng hơn.

Trên đây là những thông tin cần thiết cho bạn để trả lời câu hỏi“ung thư dạ dày nên ăn gì?”, chế độ ăn hàng ngày cho người trước và sau khi phẫu thuật, các bạn có thể tham khảo và thực hiện để cải thiện tình trạng bệnh của mình. Chúc các bạn mau khỏe!