Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Lưỡi bị sưng là bệnh gì? Cách điều trị ra sao?


Trong cơ thể mỗi con người, lưỡi là một bộ phận quan trọng và có thể giúp chúng ta trò chuyện, nếm thức ăn. Nhưng có rất nhiều người chủ quan mà thường không quan tâm nhiều đến sức khỏe của lưỡi, đặc biệt tình trạng lưỡi bị sưng. Hãy cùng nắm rõ hơn những biểu hiện sưng lưỡi ở dưới bài viết!

1. Bị sưng lưỡi là bệnh gì?

Sưng lưỡi là tình trạng diễn ra khá phổ biến, cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây ra bệnh như:

Nhiệt miệng

Nhiệt miệng hoặc loét miệng sẽ  dẫn đến tình trạng bị sưng lưỡi gà gây đau rát. Tình trạng này sẽ gây đau ráy ở lưỡi và niêm mạc, việc này diễn ra khá phổ biến.

Biểu hiện dễ nhận biết là có xuất hiện các vết loét màu vàng, hình dạng bầu dục, kích thước khá nhỏ và gây đau, ăn uống gặp khó khăn. Tuy nhiên bệnh này có thể khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày mà không cần điều trị can thiệp.

Xem thêm các tin liên quan

sung-luoi-la-benh-gi
Sưng lưỡi là bệnh gì?

Mắc bệnh tiểu đường

Tiểu đường cũng có thể gây ra tình trạng sưng lưỡi. bệnh tiểu đường khiến cho mức đường trong cơ thể hay tăng cao và thường không ổn định. Đồng thời hệ miễn dịch suy yếu tạo điều kiện phát triển thuận lợi của nấm men bên trong khoang miệng

Tác dụng phụ của thuốc khiến sưng lưỡi

Có những loại thuốc nếu không được sử dụng đúng cách hoặc quá lạm dụng sẽ gây ra triệu chứng sưng lưỡi và nguy hiểm hơn có thể gây đe dọa đến tình mạng người bệnh.

Những loại thuốc huyết áp thuộc nhóm thuốc ức chế ACE-I, thuốc chống viêm, kháng sinh… có thể gây ra các phản ứng dị ứng sưng lưỡi.

Thiếu hàm lượng Vitamin

Đối với những người bị thiếu Vitamin B12, folat sẽ khiến bị sưng lưỡi, kèm theo đó là ngứa chân tay, cơ thể mệt mỏi và suy nhược cơ thể… Bên cạnh đó thiếu sắt cũng làm cho lưỡi bị sưng, đau, nhợt nhạt.

Sưng lưỡi do dùng nước súc miệng không phù hợp

Có những loại nước súc miệng, thành phần của chúng gây kích ứng như: Hydrogen peroxide (làm trắng răng), cồn (nước súc miệng), baking soda (kem đánh răng) và cinnamates (kẹo cao su)… làm cho lưỡi của bạn bị sưng, đau.

Tuyến giáp hoạt động kém

Khi lượng hormone trong máu thấp (thường gặp ở phụ nữ và thường liên quan đến bệnh tự miễn), có những dấu hiệu cụ thể cần chú ý, bao gồm mệt mỏi, tăng cân không rõ nguyên nhân, táo bón, kém chịu lạnh, tóc mỏng, và sưng lưỡi.

Sưng lưỡi là do chấn thương

Vì một số những nguyên nhân nào đó mà bạn bị cắn vào lưỡi hoặc do điều trị nha khoa (niềng răng, làm răng giả..)

Ung thư lưỡi

Ung thư lưới là một loại ung thư vùng miệng thường phát triển từ tế bào biểu mô vảy trên bề mặt lưỡi, với biểu hiện là khối u hoặc vết loét. Bệnh thường phát triển ở phần phía trước của lưỡi, trong khi nếu ung thư phát triển ở phần phía sau lưỡi (gốc lưỡi) thì lại là ung thư miệng hầu.

Các triệu chứng của ung thư lưỡi cũng tương tự như các triệu chứng của ung thư vùng miệng khác, ở giai đoạn sớm chúng có thể không có triệu chứng. 

2. Cách điều trị chứng sưng lưỡi

Việc điều trị sưng lưỡi có thể dùng các biện pháp đơn giản tại nhà nếu tình trạng không quả nghiêm trọng.

Súc miệng bằng nước muối ấm

  • Nước muối ấm sẽ có tác dụng kháng khuẩn và làm giảm thiểu tình trạng sưng lưỡi hoặc các bệnh lý về răng miệng khác.
  • Bạn nên súc miệng bằng nước muối hàng ngày sau bữa ăn để loại bỏ những cặn bẩn trong răng hoặc mảng bám trên lưỡi. Duy trì khoảng 3 – 4 lần/ ngày cho đến khi triệu chứng sưng lưỡi biến mất.

Uống nước lạnh hoặc nước mát

  • Điều này sẽ làm giảm các cơn đau, hạn chế viêm hoặc khi ăn sẽ bớt đau đớn hơn rất nhiều.
  • Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho một ngày, khoảng 2 lít nước/ ngày. Hạn chế việc sử dụng nước nóng vì có thể sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Ngậm đã viên

Việc ngậm đá viên hoặc đá bào, kem sẽ giúp giảm nhanh các cơn đau trên lưỡi của bạn. Nhờ vào cơn lạnh đó mà gây tê vùng bị sưng, đau.

  • Bên cạnh đó đá viên còn chứa nhiều nước và giúp cung cấp cho cơ thể để nhằm giảm tình trạng khô lưỡi, vì khô lưỡi sẽ làm đau thêm vết sưng ở trên lưỡi, thậm chí có thể làm tình trạng trở nên trầm trọng hơn rất nhiều.
  • Cách đơn giản để thực hiện đó là đặt đá lạnh trực tiếp lên lưỡi hoặc trên vị trí bị sưng.
sung-luoi-la-benh-gi
Giữ vệ sinh răng miệng cũng là một cách để giảm bớt tình trạng sưng lưỡi gây khó chịu

Ăn các thực phẩm lạnh, mát

  • Cải thiện tốt tình trạng đau và khó chịu do vết sưng trên lưỡi  bằng những  thực phẩm có tác dụng xoa dịu như sữa chua. Một số thực phẩm khác như bánh pudding hoặc kem que cũng có thể giúp ích.

Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ

  • Duy trì thói quen làm sạch răng miệng bằng cách đánh răng và bàn chải nha khoa chuyên dụng hàng ngày.
  • Đánh răng bằng bàn chải nha khoa sau bữa ăn để có thể đánh bay các cặn thức ăn còn bám lại.
  • Khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần để kịp thời điều trị những bệnh về răng miệng nếu có hạn chế biến chứng xảy ra.

- Ngoài một số biện pháp có thể điều trị tại nhà ở trên thì bạn có thể dùng một số loại thuốc không kê đơn như:

Viên ngậm hoặc dùng các sản phẩm xịt trị viêm họng

  • Những loại viên ngậm hoặc các sản phẩm xịt trị viêm họng chuyên dụng sẽ có chứa chất giảm đau tại chỗ có thể giúp giảm đau do vết sưng trên lưỡi.
  • Tuy nhiên việc sử dụng này bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng in trên bao bì sản phẩm để dùng đúng cách và đúng liều lượng. Nhưng không nên quá lạm dụng vì có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Súc miệng bằng nước súc miệng sát trùng hoặc gây tê

  • Súc miệng bằng nước súc miệng gây tê hoặc sát trùng có chứa benzydamine hoặc chlorhexidine. Các thành phần này có thể chữa nhiễm trùng và giảm đau, giảm sưng.
  • Mỗi lần sử dụng nên dùng khoảng 15ml nước súc miệng hoặc gây tê trong 15-20 giây rồi nhổ ra.

Nếu những phương pháp ở trên không có tác dụng giảm đau hoặc cải thiện tình trạng sưng lưỡi thì tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị phù hợp hơn vì rất có thể bạn vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Mong rằng những thông tin do Cao Đẳng Điều Dưỡng Hà Nội cung cấp ở trên sẽ giúp các bạn có được kiến thức bổ ích khi bị sưng lưỡi để có phương pháp xử lý kịp thời. Nếu có bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ trực tiếp cho các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp cụ thể nhé!