Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Sử dụng Ketamin có an toàn không?


Ketamin là một loại thuốc gây mê thường được sử dụng trong phẫu thuật. Nhưng liệu loại thuốc này có an toàn? Sử dụng như thế nào mới hiệu quả? Bài viết tổng hợp dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về Ketamin.

Ketamin là gì?

Ketamine là một thuốc gây mê thường được các bác sĩ sử dụng với mục đích đưa bệnh nhân vào giấc ngủ khi phẫu thuật nhằm tránh sự đau đớn và khó chịu trong thực hiện các xét nghiệm và thủ thuật y tế.

Liều lượng Ketamin được tính theo ketamin base.

Ketamin được điều chế dưới dạng dung dịch và được dung nạp vào cơ thể qua đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch bao gồm:

  • Lọ 20 ml (10 mg/ml), đây là dung dịch được pha đẳng trương với natri clorid.
  • Lọ 10 ml (50 mg/ml), 5 ml (100 mg/ml). Thành phần dung dịch của hai loại này chứa thêm phemerid 1: 10000 với mục đích làm chất bảo quản

Cơ chế hoạt động của ketamin: cắt đứt chọn lọc những con đường gây hội tụ ở não.

Ketamine là một loại thuốc gây mêKetamine là một loại thuốc gây mê

Tác dụng của Ketamin

Với cơ chế hoạt động như đã nói ở trên, Ketamin có công dụng gây dịu thần kinh, gây mê nên không gây cảm giác đau khi người bệnh ở trạng thái bất động.

Thuốc còn có tác dụng giảm đau khi bị tương tác với opiat và các amin sinh học nếu người bệnh dùng với liều thấp, chưa đủ gây mê.

Với bệnh nhân đã dùng các thuốc kháng acetylcholin trước đó thì Ketamin có tác dụng giống giao cảm bị ức chế.

Với những người có nguy cơ cao trong sốc do giảm thể tích máu, dùng Ketamin sẽ có công dụng kích thích hô hấp và tim mạch.

Ketamin thường được chỉ định trong:

  • Các trường hợp gây mê: gây mê chẩn đoán, gây mê bổ sung, gây mê trong phẫu thuật ngắn, gây mê nhiều lần ở trẻ em và gây mê duy trì bằng thuốc khác.
  • Các thủ thuật y tế: chẩn đoán mổ, chẩn đoán thần kinh , băng bó, ghép da, chỉnh hình, nắn xương, đóng đinh
  • Trường hợp phẫu thuật hậu môn và trực tràng, soi đại tràng sigma, cắt bao quy đầu và xoang chân lông.
  • Các thao tác mở tử cung lấy thai, đặt catheter vào tim.

Cách dùng Ketamin an toàn

Ketamine thường được các sĩ hoặc nhân viên y tế tiêm ở bắp hoặc tĩnh mạch. Sau khi tiêm thuốc, người bệnh cần được nhân viên y tế theo dõi tình trạng cơ thể như: huyết áp, chức năng tim, nhịp thở để đảm bảo an toàn và tránh các rủi ro có thể xảy ra.

Nếu cơ thể có bất kỳ cảm giác lạ và nghiêm trọng khi tiêm đặc biệt là ở lần đầu tiên. Người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ để có được giải đáp và sự điều chỉnh phù hợp.

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội ««<

Ketamin thường được tiêm bởi các nhân viên y tế có chuyên mônKetamin thường được tiêm bởi các nhân viên y tế có chuyên môn

Liều lượng Ketamin

Để có liều lượng dùng thuốc phù hợp, người bệnh nên lắng nghe chỉ dẫn của các chuyên gia. Theo ý kiến của chuyên gia thuộc ban tư vấn các trường Cao Đẳng Y Dược Hà Nội, Liều lượng Ketamin tùy thuộc vào đối tượng và cách thức tiêm thuốc.

Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu về việc xác định liều lượng Ketamin dùng ở trẻ em.

Loại thuốc này thông thường được sử dụng ở người lớn với mục đích gây mê.

Với loại thuốc tiêm tĩnh mạch:

  • Liều khởi đầu là 1-4,5 mg/kg
  • Có thể dùng liều 1-2 mg/kg ở tốc độ truyền là 0,5 mg/kg/phút.
  • Với mức liều lượng 2 mg/kg truyền trong khoảng từ  5-10 phút với tác dụng gây mê phẫu thuật ngay trong vòng 30 giây sau khi tiêm

Với loại thuốc tiêm bắp:

  • Liều khởi đầu là 6,5-13 mg/kg
  • Với tác dụng gây mê phẫu thuật sau khi tiêm từ 3-4 phút, dùng lều 9-13 mg/kg và truyền trong 12-25 phút

Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng Ketamin

Là một loại thuốc gây mê, Ketamin không tránh khỏi việc gây ra các tác dụng phụ không mong muốn cho người dùng.

Một số tác dụng phụ thường gặp:

  • Sau khi dùng ketamin, người dùng có thể gặp phải tình trạng tăng huyết áp (mức độ thay đổi từ 20 - 25% so với trước khi gây mê. Bệnh nhân cũng thường cảm thấy nhịp tim đập nhanh hơn sau khi tiêm thuốc.
  • Do mức độ gây mê đang nhẹ, bệnh nhân có các biểu hiện như: tăng trương lực cơ, cử động co cứng, giật rung giống như động kinh.
  • Người bệnh có cảm giác run, phát âm ngọng.
  • Người bệnh đặc biệt và những đối tượng 15 đến 45 tuổi thường gặp những phản ứng mê sảng, thường mơ thấy những giấc mơ sống động và mang cảm giác tiêu cực cùng với sự kích động và ảo giác.

Một số tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Tình trạng hạ huyết áp, tim đập chậm, loạn nhịp tim
  • Triệu chứng suy hô hấp và có nguy cơ dẫn đến ngừng thở khi tiêm tĩnh mạch với tốc độ nhanh và ở liều cao.
  • Có cảm giác ăn không ngon và có biểu hiện nôn nhưng thường là không nặng.
  • Gặp các vấn đề về thị giác: tăng nhẹ nhãn áp, rung giật nhãn cầu.

Những khuyến cáo khi dùng Ketamin

Những trường hợp chống chỉ định với thuốc:

  • Những bệnh nhân bị cao huyết áp,
  • Những người  có tiền sử tai biến mạch máu não
  • Những người bị bệnh tiền sản giật

Những lưu ý khi dùng thuốc:

Ketamin chỉ được phép tiêm tại các cơ sở y tế dưới sự hướng dẫn và theo dõi của các bác sĩ gây mê.

Khi dùng Ketamin cần trang bị đủ các trang bị hồi sức cấp cứu.

Không nên dùng chung kim tiêm khi dùng ketamin với các barbiturat vì các chất này tương kỵ nhau về mặt hóa học. Dùng hai loại thuốc này cùng nhau có thể làm tăng thời gian hồi phục.

Tiên thuốc với liều ở tĩnh mạch thì nên tiêm với thời gian 60 giây và không được phép tiêm với tốc độ nhanh hơn để tránh hiện tượng suy hô hấp tạm thời hay ngừng thở.

Tuy hiếm gặp, nhưng người bệnh vẫn có khả năng hít phải chất cản quang khi gây mê.

Những người nghiện rượu và nhiễm độc rượu cấp tính cần cẩn trọng khi dùng Ketamin.

Hy vọng với những thông tin khoa học về Ketamin trên đây, các bạn có thể tham khảo được thêm kiến thức về một loại thuốc để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân cũng như mọi người xung quanh.