Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Vai trò của thuốc Kali iodid trong điều trị bệnh cường giáp


Kali iodid là một loại thuốc được bác sĩ thường xuyên chỉ định trong điều trị bệnh cường giáp. Vậy loại thuốc này có công dụng là gì? Cách dùng như thế nào? Cần phải lưu ý những gì trong quá trình sử dụng thuốc? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết tổng hợp dưới đây.

Thông tin về thuốc kali iodid

Kali iodid hay còn có tên quốc tế là Potassium iodide thuộc vào loại thuốc trị cường giáp. Thuốc được điều chế dưới nhiều dạng và hàm lượng khác nhau, cụ thể như sau:

  • Dung dịch uống 1 g/ml

  • Siro 325 mg/5 ml

  • Viên nén 130 mg

  • Viên bao tan ở ruột 300 mg

Thông tin về cách bảo thuốc: Người dùng nên bảo quản thuốc ở trong lọ, hộp kín có nhiệt độ 400C, lý tưởng nhất là từ 15-30 0C  và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Khi nhận thấy thuốc ngả màu vàng nâu thì cần vứt ngay vì khi đó Kali iodid đã bị oxy hóa.

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội ««<

Kali iodid thuộc loại thuốc trị cường giápKali iodid thuộc loại thuốc trị cường giáp

Tác dụng của thuốc Kali iodid

Với chức năng làm loãng và phá vỡ chất nhầy trong khí quản vì vậy Kali iodid được sử dụng  để giúp người bệnh ho ra chất nhầy để từ đó giúp cho việc thở dễ dàng hơn với những người mắc các bệnh như:

  • Hen suyễn
  • Viêm phế quản mãn tính
  • Khí phế thũng

Theo các ý kiến của chuyên gia thuộc ban tư vấn các trường Cao Đẳng Y Hà Nội, Kali iodid cũng được sử dụng như là một thuốc long đờm.

Ngoài ra, với cơ chế thu nhỏ kích thước của tuyến giáp và giảm lượng hormone tuyến giáp sản xuất, loại thuốc này còn được kết hợp với các thuốc kháng tuyến giáp với mục đích:

  • Chuẩn bị cho phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp
  • Điều trị các bệnh lý tuyến giáp hoạt động quá mức hay còn được gọi là cường giáp
  • Bảo vệ tuyến giáp trong trường hợp tiếp xúc bức xạ khẩn cấp, tránh những hư hại và làm giảm nguy cơ bị ung thư tuyến giáp

Bên cạnh đó, thuốc còn được sử dụng trong điều trị loại bệnh nấm da sporotrichosis.

Ngoài các công dụng được ghi trên bao bì, kali iodid có thể được sử dụng với nhiều công dụng khác nhau. Khi sử dụng thuốc với công dụng đó cần có sự chỉ định của chuyên gia.

Liều lượng và cách dùng thuốc kali iodid

Tùy thuộc vào độ tuổi và mục đích trị bệnh mà kali iodid được chỉ định liều lượng khác nhau.

Với mục đích điều trị cường giáp trước khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp

  • Dùng kết hợp với 1 thuốc kháng giáp cho trước để ngăn chặn iod sát nhập vào dự trữ hormon
  • Dùng dưới dạng dạng dung dịch, mỗi ml chứa 130mg iod tự do và phối hợp
  • Dùng mỗi liều từ  0,1 - 0,3 ml với sữa hoặc nước, uống 3 lần mỗi ngày và kéo dài từ 1 tuần đến 2 tuần

Với mục đích điều trị cơn nhiễm độc giáp

Dùng Kali iodid đã được dùng phối hợp với 1 thuốc kháng giáp cho 1 giờ trước khi dùng thuốc iod. Liều: 50 - 100 mg ngày 2 lần.

Bảo vệ tuyến giáp chống nhiễm xạ

  • Ở người lớn: dùng 100 - 150 mg, 1 ngày trước khi dùng hoặc tiếp xúc với iod phóng xạ. Tiếp đó uống mỗi ngày 1 lần, trong khoảng thời gian từ 3 đến 10 ngày.
  • Ở trẻ em dưới 1 tuổi: dùng 65 mg, 1 lần/ngày, trong 10 ngày sau khi dùng hoặc tiếp xúc với iod phóng xạ.
  • Ở trẻ em từ 1 tuổi trở lên: dùng 130mg, 1 lần/ngày, trong 10 ngày sau khi dùng hoặc tiếp xúc với iod phóng xạ.

Với mục đích chống nấm

  • Ở người lớn: dùng 600 mg, 3 lần/ngày, ngừi bệnh có thể tăng thêm 60mg mỗi liều cho tới liều tối đa có thể dung nạp được.
  • Ở trẻ em: hiện vẫn chưa có nghiên cứu xác định liều lượng

Với mục đích bổ sung iod

  • Ở người lớn: dùng từ 5-10 mg/ngày.
  • Ở trẻ em: dùng 1 mg/ngày.
  • Nên dùng thuốc vào sao bữa ăn hoặc uống cùng với thức ăn hay sữa để giảm kích ứng dạ dày.

Các tác dụng phụ khi dùng thuốc kali iodid

Giống như những loại thuốc tây khác, kali iodid cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người dùng.

Dưới đây là một số tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Hiện tượng nổi mề đay
  • Tình trạng đau khớp
  • Triệu chứng sưng hạch huyết, sưng cánh tay, mặt, chân, môi, lưỡi, và/ hoặc cổ họng
  • Đau bụng, buồn nôn hay nôn mửa, tiêu chảy

Nếu sử dụng thuốc kali iodid lâu dài, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ sau:

  • Cảm giác nóng rát trong miệng hoặc cổ họng
  • Tình trạng đau đầu nặng, lú lẫn
  • Cảm giác mệt mỏi bất thường, chân yếu hoặc cảm giác nặng nề
  • Cảm giác tê, ngứa, đau hoặc yếu tay chân hoặc bàn chân; đau nhức răng và nướu
  • Có vị giác kim loại trong miệng, tăng tiết nước bọt ở miệng;
  • Tình trạng nhịp tim không đều, có các triệu chứng của cảm lạnh
  • Xuất hiện lở loét trên da

Một số tác dụng phụ có thể biến mất sau khi người dùng đã quen thuốc kali iodidMột số tác dụng phụ có thể biến mất sau khi người dùng đã quen thuốc kali iodid

Tuy vậy, một số tác dụng phụ của kali iodid có thể không cần bất cứ sự chăm sóc y tế nào vì khi cơ thể đã quen thuốc các tác dụng phụ này sẽ có thể tự biến mất. Người dùng cũng có thể tham khảo bác sĩ hay chuyên gia về việc ngăn ngừa hay giảm các tác dụng phụ của thuốc. Trong trường hợp nhận thấy tình trạng của tác dụng phụ kéo dài, người dùng nên kiểm tra để có phương pháp điều trị thích hợp

Lưu ý rằng không phải ai cũng xảy ra các tác dụng phụ như đã nêu trên. Ngoài ra cũng có thể có vài tác dụng phụ chưa được đề cập.

Việc tìm hiểu thông tin về công dụng cũng như cách dùng trước khi sử dụng một loại thuốc là hết sức quan trọng. Hy vọng bài viết trên có thể giúp các bạn có thêm hiểu biết y dược về loại thuốc kali iodid để bảo vệ sức khỏe của người thân và gia đình.