Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Huyết thanh và kháng huyết thanh có nghĩa là gì?


Huyết thanh, kháng huyết thanh là một căn bệnh hay là một thuật ngữ chuyên ngành Y? Chắc hẳn đó là thắc mắc của không ít người, kể cả những sinh viên đang học các ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe như: Cao đẳng Dược, Cao đẳng Hộ sinh, Cao đẳng Phục Hồi Chức  Năng, Điều Dưỡng…

Huyết thanh

Giải thích ý nghĩa của từ huyết thanh

Huyết thanh có nghĩa là gì?

Theo Wikipedia: Huyết thanh là một dung dịch nước trong máu chúng ta, được tạo ra từ các tế bào hồng cầu, bạch cầu và các protein trong quá trình tích tụ máu. Huyết thanh cũng có thể gọi là huyết tương với các tế bào và protein đông máu đã bỏ đi và các chất điện giải thì còn lại. Để tạo ra huyết thanh, chúng ta cần để cho máu đông rồi tách riêng máu để lấy dung dịch nước, dung dịch đó chính là huyết thanh mà chúng ta cần tìm.

Các thành phần trong huyết thanh của người bao gồm các nguyên tố vi lượng và đa lượng như: Kali, Natri, Canxi, Clorua, Phosphor, Magie, Enzyme, axit uric, glucose, bilirubin, creatinine,…Xét nghiệm huyết thanh là để chẩn đoán các loại bệnh tật từ đó lên phác đồ điều trị thích hợp đối với từng loại bệnh giúp bệnh nhân nhanh chóng được chữa lành.

Kháng huyết thanh

Huyết thanh chính là phần trên cùng trong ống nghiệm

Theo một nguồn tin khác trên các trang tin tức về sức khỏe, huyết thanh là một căn bệnh có các triệu chứng tương tự như khi bị dị ứng. Cụ thể, dấu hiệu nhận biết bệnh huyết thanh là: sốt, phát ban, đau khớp. Ngoài ra còn gặp các biểu hiện như:

  • Bị ngứa
  • Đau nhức đầu
  • Khuôn mặt sưng
  • Mắt có thể bị mở, khó mở
  • Khó thở
  • Hạch bạch huyết sưng nhiều
  • Đau cơ và yếu cơ
  • Sưng mô mềm
  • Da mặt đỏ bừng
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Dạ dày co thắt

Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh huyết thanh

Có rất nhiều những tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết thanh, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu là:

  • Tiêm kháng huyết thanh từ động vật không rõ nguồn gốc
  • Khi bị tổn thương nghiêm trọng do rắn cắn, người bệnh được tiêm vào một lượng lớn kháng huyết thanh
  • Sau khi cấy ghép nội tạng cũng làm tăng nguy cơ bị huyết thanh
  • Đã từng hoặc thường xuyên làm việc gần những loài ngựa hay thỏ
  • Một số trường hợp có thể bị bệnh huyết thanh do bị ong bắp cày đốt. Tuy nhiên, trường hợp này rất ít khi xảy ra.

Cách điều trị và cách đề phòng bệnh huyết thanh

Điều trị:

Nếu gặp phải những triệu chứng kể trên các bác sĩ sẽ quan sát sau đó lấy mẫu máu và nước tiểu để làm xét nghiệm. Những loại thuốc bác sĩ thường chỉ định để điều trị bệnh huyết thanh là: Thuốc hạ sốt, giảm đau chống viêm, chống sưng khớp như thuốc Ibuprofen; thuốc kháng sinh, thuốc chống dị ứng,...

Phòng tránh: Cách tốt nhất để phòng bệnh, không chỉ là bệnh huyết thanh mà là phòng mọi loại bệnh tật khác là  có chế độ ăn uống hợp lý và chế độ tập luyện thường xuyên. Một số điều cần lưu ý trong chế độ ăn là hạn chế ăn tiết canh vì món ăn này được làm từ huyết động vật. Do đó, nếu không được xử lý và chế biến đúng cách thì có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao.

Kháng huyết thanh cứu sống bệnh nhân truyền nhiễm?

Kháng huyết thanh là gì? Đây là chất có chức năng tương tự như các loại vắc xin, được dùng nhằm mục đích tăng cường khả năng miễn dịch để chống lại các căn bệnh nguy hiểm, nhất là những bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt, kháng huyết thanh có thể cứu sống nhiều bệnh nhân trong những trường hợp nguy kịch. Đây là ưu điểm tuyệt vời, nổi trội hơn hẳn so với các loại vắc xin. Bởi lẽ nếu tiêm phòng vắc xin thì cần một thời gian dài mới bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác nhân gây bệnh được.

Kháng huyết thanh được hình thành như thế nào?

Các nhà nghiên cứu khoa học đã điều chế chất kháng huyết thanh bằng cách kết hợp với các kháng nguyên đặc hiệu hay còn gọi là những protein lạ cùng những thành phần vi sinh khác, có thể là virus hay vi khuẩn có lợi. Khi kết hợp những thành phần này lại, có có thể tiêu diệt các loại vi rút gây bệnh, từ đó triệt tiêu những mầm mống gây bệnh. Họ tiến hành sản xuất kháng huyết thanh bằng cách tiêm những loại virut hay vi khuẩn không có hại vào các loại động vật, sau đó lấy máu của chúng làm mẫu phẩm.

So sánh kháng huyết thanh với vắc xin

Nếu như phân tích trên, nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi: tại sao không dùng kháng huyết thanh cho nhanh mà phải dùng vắc xin. Câu trả lời đó là kháng huyết thanh chỉ là giúp bệnh nhân trong những trường hợp khẩn cấp, chưa được tiêm chất miễn dịch phòng khuẩn trước đó. Bác sĩ đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Hà Nội cho rằng, cách phòng bệnh tốt nhất vẫn là tiêm phòng vắc xin sớm. Kháng huyết thanh chỉ là giải pháp bức thiết để ngăn ngừa những biến chứng khi bệnh nhân chưa hoặc tiêm văc – xin quá muộn.

»»» Xem thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ««<

vai trò của kháng huyết thanh

Vai trò của kháng huyết thanh

Kháng huyết thanh ra đời và phát triển như thế nào?

Trên thế giới, năm1890, kháng huyết thanh đầu tiên của nhóm tác giả Von Behring, Kitazato, Challou - Roux và Martin ra đời dùng để điều trị bệnh uốn ván và bạch hầu. Đến năm 1984, A. Calmette đã lấy kháng huyết thanh của một loài rắn hổ mang để chữa bệnh dịch tả, bại liệt, viêm gan, bệnh dại,….Hiện nay, kháng huyết thanh tiếp tục được nghiên cứu và phát triển. Các nhà khoa học kỳ vọng sẽ tìm ra được loại để chống trực khuẩn mủ xanh hay SARS…

Trước đây, người ta sản xuất kháng huyết thanh bằng cách sử dụng kháng huyết thanh của loài khác như thỏ, chuột, trứng gia cầm, nhất là từ ngựa vì rất dễ làm lại rẻ tiền. Phương thức này đang được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhờ những ứng dụng khoa học kỹ thuật, quy trình lấy vật mẫu làm thí nghiệm, tinh chế ngày càng được cải tiến đảm bảo an toàn hơn.

Ở Việt Nam, việc sản xuất huyết thanh mấy năm đầu tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng dần dần đã khắc phục được và đạt những thành tích đáng kể. Loài vật được sử dụng để làm huyết thanh là ngựa, uốn ván.

Dịch bệnh hoành hành ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người, nhất là bệnh dại, uốn ván, bệnh tả,…Cùng với các loại vắc xin, kháng huyết thanh đang góp phần to lớn vào công cuộc phòng ngừa, điều trị bệnh tật cho nhân loại.

Qua những phân tích trên có thể thấy rằng huyết thanh và kháng huyết thanh có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kháng huyết thanh có thể là nguyên nhân gây ra bệnh huyết thanh nhưng chính kháng huyết thanh lại đóng vai trò như một loại vắc xin giúp điều trị các bệnh truyền nhiễm hiêu quả nhất là trong những trường hợp khẩn cấp.

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/