Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Hội chứng ruột kích thích là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh


Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý đường tiêu hóa khá phổ biến, hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị. Bệnh này không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên những triệu chứng của bệnh có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống. Tìm hiểu những thông tin về hội chứng ruột kích thích sẽ giúp bạn biết cách phòng ngừa và xử lý đúng cách.

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích thực chất là một chứng rối loạn tiêu hóa mãn tính. Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh chính xác nhưng có thể là do một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Hội chứng ruột kích thích là gì?

>>Tham khảo thêm: Thuốc Klamentin là thuốc gì? Cách dùng và liều dùng thuốc an toàn như thế nào?

Người bệnh có thể xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường: tiêu chảy hoặc táo bón, tiêu chảy, hay bị xen kẽ, cũng có thể là dấu hiệu không liên quan đến tình trạng này.

Thường tình trạng hội chứng ruột kích thích sẽ bị tái đi tái lại nhiều lần. Chúng thường xuất hiện trên toàn bộ ống tiêu hóa bao gồm tại phần trên ống tiêu hóa có thể là trào ngược dạ dày thực quản, đầy tức bụng, khó tiêu, hay ở phần dưới ống tiêu hóa gây ra chứng đại tràng co thắt.

Hội chứng ruột kích thích có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Do vậy mỗi người cần trang bị cho mình kiến thức về bệnh để có cách phòng ngừa và phương pháp điều trị bệnh phù hợp.

Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên thì một số yếu tố sau đây thường là nguy cơ cao khiến cho người bệnh gặp phải tình trạng này:

  • Hormon: Một số nghiên cứu cho thấy hội chứng ruột kích thích thường xảy ra thường xuyên ở phụ nữ hơn so với nam giới. Thống kê cho thấy tỷ lệ nữ giới mắc bệnh này cao gấp 2 lần so với nam giới. Trong đó có một nửa số bệnh nhân xảy ra trước tuổi 35. Triệu chứng bệnh có thể diễn biến nặng hơn ở thời kỳ kinh nguyệt.
  • Viêm trong ruột: Đa số bệnh nhân mắc bệnh thường có số lượng tế bào trong hệ thống miễn dịch ở ruột tăng.
  • Nhiễm trùng: Nguyên nhân có thể do virus hoặc vi khuẩn phát triển sau khi bị tiêu chảy nặng, dẫn đến hội chứng ruột kích thích.  
  • Hệ thần kinh: Với người thường gặp phải tình trạng lo lắng, stress, căng thẳng hay bệnh nhân gặp chấn thương tâm lý thì nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích cao hơn … Nhất là sau một số tác động của yếu tố tâm lý khiến cho tình trạng bệnh có thể tiến triển nặng hơn với những triệu chứng ngày càng ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân.
  • Thay đổi vi khuẩn trong ruột: Một số nghiên cứu cho thấy những người mắc phải hội chứng ruột kích thích thường có hệ vi sinh vật khác với những người khỏe mạnh. Số vi khuẩn này thường phát triển cao ở những người mắc bệnh.
  •  Cơ chế sinh ra hội chứng ruột kích thích thường là do sự chuyển động bất thường của nhu động ruột. Từ đó làm tăng tính nhạy cảm của đường ruột đồng thời làm ra sự gián đoạn trong tín hiệu dẫn truyền tại não và đường tiêu hóa, như vậy cơ thể sẽ bị phản ứng quá mức với tình trạng tiêu hóa bị thay đổi khiến cho người bệnh dễ bị đau hay gặp phải tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Hội chứng ruột kích thích cũng khiến cho nhu động ruột bị rối loạn đồng thời khiến cho ruột bị tăng tính nhạy cảm với các tác nhân kích thích.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng ruột kích thích

Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Dược Hà Nội, Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hóa. Nghiên cứu cho thấy cứ khoảng 100 người thì có khoảng 10-15 bệnh nhân mắc phải chứng bệnh này. Trong một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân gặp phải hội chứng này ở nữ giới thường cao hơn gấp 2 lần so với ở nam giới. 

Bệnh phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên, cũng có thể gặp ở người cao tuổi nhưng ít xuất hiện các triệu chứng của bệnh.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Tuổi tác: Đa số bệnh nhân hội chứng ruột kích thích trong độ tuổi dưới 45.
  • Giới tính: Nữ giới thường có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với nam giới.
  • Di truyền: Trong gia đình có người thân mắc bệnh thì sẽ có nguy cơ cao hơn so với người trong gia đình  mà không có người bị bệnh.
  • Bệnh thường xảy ra ở những người hay gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần bao gồm lo lắng, stress, trầm cảm, mất ngủ hay suy nhược thần kinh. 

Triệu chứng hội chứng ruột kích thích như thế nào?

 Hội chứng ruột kích thích có xuất hiện những triệu chứng của chứng trào ngược dạ dày  thực quản, hay tình trạng của đại tràng co thắt, nhưng đồng thời cũng xuất hiện cả hai. Với mỗi bệnh nhân có thể xuất hiện những triệu chứng bất thường khác nhau, theo đó người bệnh cần chú ý đến các dấu hiệu dưới đây:

  • Đau bụng hoặc đầy bụng khó chịu, sinh hơi, tình trạng đau bụng có thể sẽ bị giảm sau khi đi ngoài. Mỗi người sẽ xuất hiện cơn đau bụng khác nhau, có thể đau quặn bụng như bị chuột rút hoặc cũng có thể bị đau âm ỉ. Khi lên cơn đau bụng người bệnh sẽ xuất hiện cục cứng bên trong bụng vá sẽ biến mất khi hết cơn đau.
  • Số lần đi đại tiện nhiều hơn với tính chất phân thay đổi. Người bệnh thường đi ngoài và dính chất nhầy ở phân nhưng không bao giờ có lẫn máu. Với trường hợp đi ngoài có lẫn máu thì chắc chắn không phải do nguyên nhân Hội chứng ruột kích thích.
  • Tiêu chảy và táo bón thường xuyên: Đa số người bệnh bị tiêu chảy đặc trưng do những triệu chứng đi ngoài. Người bệnh xuất hiện tình trạng phân lỏng nát chứa chất nhầy bọt kèm theo tình trạng đau bụng và khó chịu. Có thể xuất hiện cảm giác mót rặn nhưng khi đi ngoài không hết phân. 
  • Đa số bệnh nhân chủ yếu bị táo bón do những triệu chứng đi đại tiện đặc trưng như phân cứng, vón cục, khó đi. Dù vậy thì hầu hết người bệnh có thể bị đi ngoài và táo bón xen kẽ.
  • Người bệnh sau khi ăn uống xong dễ bị buồn đi đại tiện ngay. Chúng thường xảy ra nhất là khi có chế độ ăn uống có chứa chất kích thích như rượu chè, uống cà phê hay những thực phẩm tanh sống,…Tình trạng này dễ nhầm lẫn với viêm đại tràng, người bệnh thường bị đi ngoài sau khi ăn uống tầm 40 phút – 1 tiếng.
  • Xuất hiện tình trạng buồn nôn, khó tiêu hoặc kèm theo cảm giác có cục vướng ở họng.
  • Đau lưng, đau cơ, mệt mỏi, khó ngủ: Nhiều nghiên cứu cho thấy có đến khoảng 60% bệnh nhân mắc phải hội chứng ruột kích thích kèm theo một số triệu chứng rối loạn tâm lý bao gồm mất ngủ, stress, lo lắng, nghiêm trọng hơn là trầm cảm. Những yếu tố trên mặc dù không phải là nguyên nhân chính gây bệnh tuy nhiên nó sẽ khiến cho triệu chứng của bệnh càng trầm trọng hơn.

Những triệu chứng hội chứng ruột kích thích ở nữ giới thường khác so với nam giới. Tình trạng này sẽ nặng nề hơn ở nữ giới nhất là ở chu kỳ kinh nguyệt.

Phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích

Thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích triệt để. Bệnh có thể tái phát nhiều lần nếu như gặp được yếu tố thích hợp. Do vậy người bệnh cần phải chú ý đến những điều dưới đây:

Trước tiên người bệnh cần phải thực hiện thay đổi lối sống để hạn chế nguy cơ xuất hiện những triệu chứng hội chứng ruột kích thích bao gồm thực hiện một chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, uống đủ nước đồng thời loại bỏ các thức ăn chứa khí, thường xuyên luyện tập thể dục và hạn chế căng thẳng.

Nếu như xuất hiện những biểu hiện hội chứng ruột kích thích thì người bệnh tốt nhất hãy đi khám và sẽ được bác sĩ kê đơn một số loại thuốc bao gồm:

  • Thuốc bổ sung chất xơ
  • Thuốc kháng sinh.
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc chống tiêu chảy
  • Thuốc kháng cholinergic và chống co thắt

Hai loại thuốc đã được công nhận có thể chữa hội chứng ruột kích thích bao gồm:

  • Alosetron
  • Lubiprostone.

Bên cạnh đó để giúp cho bệnh tránh bị tái phát thì tốt nhất người bệnh nên thực hiện chế độ dinh dưỡng hàng ngày phù hợp. Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả đồng thời tránh những thực phẩm giàu chất béo, dầu mỡ. Tránh đồ uống chứa gas hay thực phẩm không lành mạnh. Nên kết hợp tập thể dục hàng ngày để đường tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn.

Với những chia sẻ về hội chứng ruột kích thích trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc, nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!