Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Đột quỵ ở người trẻ: Nguyên nhân gây ra và những dấu hiệu nhận biết


Hiện nay tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ chiếm từ 25 – 30% trong tổng số những ca mắc đột quỵ. Đây là một con số đáng báo động. Việc hiểu rõ về bệnh cũng như nắm vững các phương pháp điều trị sẽ giúp chúng ta phòng ngừa đột quỵ tốt hơn. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như các dấu hiệu nhận biết đột quỵ ở người trẻ dưới bài viết!

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não. Đột quỵ ở người trẻ chủ yếu là do yếu tố chủ quan dẫn đến tình trạng não bộ tổn thương nghiêm trọng do quá  trình cấp mãu não bị gián đoạn hoặc não bộ bị thiếu oxy và không đủ dinh sưỡng để nuôi các tế bào.

1. Nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ tuổi

Chính những thói quen không lành mạnh của những người trẻ hiện nay đã vô tình làm tăng nguy cơ đột quỵ, bao gồm:

Ngủ muộn, mất ngủ

  • Thông thường một ngày mỗi người phải ngủ đủ giấc từ 8 – 10 tiếng, thì sức khỏe mới kịp phục hồi để tiếp tục các hoạt động vào ngày hôm sau.
  • Tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ làm gia tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, xơ vữa mạch máu… và đây chính là tiền đề cho các cơn đột quỵ xảy ra.

Thường xuyên căng thẳng

  • Một trong những guyên nhân gây ra sa sút sức khỏe, mắc các nguy cơ về tim mạch và mạch máu tăng lên chính là áp lực từ cuộc sống hiện đại, từ công việc khiến cho người trẻ bị căng thẳng, thậm chí là trầm cảm không thường xuyên hoặc muốn giao tiếp với những người xung quanh.
nguyen-nhan-dot-quy-o-nguoi-tre
Căng thẳng kéo dài là một trong những nguyên nhân gây ra đột quỵ ở người trẻ tuổi

Lười vận động và lạm dụng các chất kích thích

  • Lười vận động là tình trạng xảy ra phổ biến ở người trẻ. Theo thống kê thì những người không tập hoặc lười tập thể dục có nguy cơ cao hơn 20% so với những người thường xuyên luyện tập.
  • Bên cạnh việc lười vận động thì những người trẻ còn thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích khác… Nhưng không biết rằng tất cả những hành động đó đều làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.

Thừa cân, béo phì

  • Ngày nay do thói quen  ăn uống quá nhiều những đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, ăn nhiều bánh kẹo… nên ngày càng có nhiều người trẻ bị béo phì và có trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép. Người thừa cân, béo phì có nguy cơ cao bị tai biến.

Ngoài  những nguyên nhân kể trên thì còn do các yếu tố khác do tiểu đường và cao huyết áp đều là nguy cơ gây ra đột quỵ.

Xem thêm  các bài viết liên quan

Đột quỵ ở người trẻ có nguy hiểm không?

  • Đối với người cao tuổi thì khi mắc đột quỵ thì có nguy cơ tử vong cao hơn so với những người trẻ tuổi. Thay vào đó là người trẻ sẽ phải gánh chịu những di chứng tàn tật lâu dài có  khi là suốt đời như: liệt, méo miệng, mờ mắt… điều này đều ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày và còn liên quan cả đến khả năng kiếm sống bị tổn hại.
  • Không chỉ vậy mà còn khiến các thành viên trong gia đình cũng phải ảnh hưởng.

2. Triệu chứng đột quỵ ở người trẻ

Về cơ bản thì các triệu chứng ở độ tuổi nào cũng giống nhau, tuy nhiên những dấu hiệu dễ nhận biết và phổ biến ở người trẻ bao gồm:

  • Khả năng nói gặp vấn đề: người bệnh khó nói hoặc đột ngột không thể nói được và khô ng hiêu người khác đang nói gì.
  • Yếu một bên cơ thể: bỗng dưng không thể cử  động được, rõ nhất là tay, chân buông thõng và không thể nhấc lên được.
  • Rủ mặt: một bên mặt bỗng dưng chảy xệ  và lệch hẳn đi.
  • Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.
  • Đau đầu dữ dội kèm theo các triệu chứng nôn ói, hoa mắt, chóng mặt…  Đây sẽ là biểu hiện đầu tiên trước khi bị đột quỵ nhưng nó lại rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác do đó người bệnh sẽ rất chủ quan. Nguyên nhân của triệu chứng này là do máu không được đưa đến nuôi não chính vì thế người bị tai biến thường bị đau đầu dữ dội do mạch máu chính đưa máu lên não bị dừng đột ngột nên xảy ra tình trạng đau đầu
  • Suy giảm thị lực: một mắt nhìn mờ hoặc cả 2 mắt.
  • Tùy từng mức độ bị bệnh mà triệu chứng đột quỵ ở người trẻ sẽ khác nhau nhưng thường ở những người trẻ đi cấp cứu trong tình trạng nghiêm trọng do chủ quan không tin rằng mình bị đột quỵ ở lứa tuổi này.
nguyen-nhan-dot-quy-o-nguoi-tre
Có những cách nào để phòng tránh bệnh đột quỵ ở người trẻ tuổi?

3. Cách phòng tránh bệnh đột quỵ

Đột quỵ ở người trẻ là không thể chủ quan, do đó cần phải có các biện pháp phòng ngừa bệnh. Nếu hạn chế được các yếu tố gây bệnh sẽ làm giảm 80% nguy cơ đột quỵ. Cụ thể như:

Thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng

  • Cần chú ý hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol trong mỗi bữa ăn, đặc biệt là não, bầu dục, gan, nội tạng động vật. Thực hiện chế độ ăn kiêng, bỏ hút thuốc lá cũng giúp cải thiện mức cholesterol HDL của bạn.   
  • Nên bổ sung các loại hoa quả chín, rau xanh để bổ sung vitamin và khoáng chất, các loại rau lá xanh, các sản phẩm từ ngũ cốc vào thực đơn hàng ngày.

Cần duy trì lịch tập thể dục tốt cho sức khỏe

  • Tăng hoạt động thể lực sẽ làm cải thiện tình trạng tim mạch và làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp. 
  • Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả.
  • Những người mắc các bệnh lý đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu càng cần đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh, không để các chỉ số vượt quá mức nguy hiểm gây ra đột quỵ.

Qua bài viết về nguyên nhân và những dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ tuổi, hy vọng với những thông tin  Cao Đẳng Dược Chính Quy Hà Nội chia sẻ ở trên đã đem đến cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích và có thể phòng ngừa được căn bệnh nguy hiểm.