Dịch sốt xuất huyết vào mùa - Bác sĩ ra "sắc lệnh tối cao" buộc phải làm

08/03/2019 Người đăng : Ngọc Anh

Mắc màn trước khi đi ngủ (kể cả ban ngày), diệt muỗi, bọ gậy,... là một trong những “sắc lệnh tối cao” mà mọi người phải thực hiện, đề phòng, ngăn chặn sự lây lan, tránh được những biến chứng nguy hiểm do bệnh sốt xuất huyết gây ra.

sốt xuất huyếtSốt xuất huyết vào mùa, chăm con thế nào?

Những điều cần làm để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Từ tháng 3 trở đi là thời điểm bệnh sốt xuất huyết bắt đầu hoành hành, lây lan nhanh thành dịch. Nó do muỗi vằn nhiễm bệnh lây truyền. Vì vậy, tốt nhất là tiêu diệt mầm bệnh bằng cách không cho chúng đẻ trứng trong chum vại, bình hoa, xô chậu,...

Mắc màn khi đi ngủ kể cả ban ngày

Từng nghỉ làm liên tục trong 1 tháng để chăm con, chị Hoa ( quận Cầu Giấy - Hà Nội) thấu hiểu hơn ai hết mức độ nguy hiểm và tốc độ lây lan của bệnh, nhất là đối với trẻ nhỏ. Chi đã chia sẻ lên diễn đàn làm mẹ những kinh nghiệm “xương máu” sau đây:

Nếu gia đình vắng người cả ngày thì có thể xịt thuốc diệt muối trước khi ra ngoài hoặc thay thế bằng việc đốt hương để đuổi muỗi ra. Tối ngày về thuốc, mùi hương bay hết là vừa.

Để đề phòng muỗi đốt, chị Hoa yêu cầu tất cả các thành viên đi ngủ đều phải mắc màn, cho dù ban ngày hay ban đêm. Thậm chí chị thường xuyên cầm vượt diệt muỗi bằng điện để soi kỹ trước lúc đi ngủ. Theo chị, loài muỗi vằn này thường đậu ở trong xó tối, chăn màn, dây phơi, quần áo,... Hễ phát hiện con nào màu đen, phần chân và thân có những đốm trắng thì chị sẽ báo động cho cả nhà ngay.

Đề phòng đặc biệt cho trẻ có thân nhiệt cao

Bác sĩ đang làm việc tại Trường Cao đẳng Y khoa Phạm NGọc Thạch cho rằng, muỗi vằn rất kén người đốt, những đứa trẻ có thân nhiệt cao hay có mùi hôi nặng thường hấp dẫn hơn. Vì vậy phụ huynh cần tắm rửa vệ sinh sạch sẽ cho con đồng thời mở điều hòa mát để chúng chơi.

Vị bác sĩ còn lưu ý thêm những loài muỗi cái thường đốt mạnh vào ban ngày, nhất là lúc sáng sớm hoặc chiều tối khi đang hoàng hôn, những lúc trẻ thường mặc đồ cộc để vui chơi, vì vậy hãy cho thay đổi sang trang phục dài tay, ưu tiên những loại vải cotton có khả năng thấm mồ hôi hoặc vải lanh, tốt nhất là nên hạn chế chơi vào hai thời điểm đó.

sốt xuất huyếtBằng mọi cách để tránh muỗi cắn

Hướng dẫn cách chăm con miễn nhiễm với biến chứng

Theo chị Hoa, việc chăm sóc con đúng cách và cẩn thận đến mấy cũng khó tránh khỏi việc đứa trẻ bị nhiễm bệnh. Nếu không may bị lây nhiễm, kinh nghiệm nuôi con gần 1 tháng trời ở bệnh viện cho thấy nếu biết cách sẽ ngăn ngừa được những biến chứng nặng chẳng hạn như: sốc mất máu, sốt xuất huyết nội tạng, suy tim thận, tràn dịch màng phổi, thậm chí có thể tử vong.

Trẻ thường bị sốt sau 7 - 10 ngày bị muỗi đốt. Chị Hoa thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ, khi sốt trên 39 độ, chỉ nên cho bé uống thuốc hạ sốt chứa paracetamol mỗi 4 - 6 giờ một lần; tuyệt đối không cho sử dụng aspirin, ibuprofen, analgin vì càng khiến tình trạng thêm trầm trọng. Cha mẹ nên chọn thuốc có vị ngọt, hương trái cây để dễ uống.

Bổ sung nước lọc, nước hoa quả cho bé hoặc có thể bù chất lỏng bằng cách cho ăn cháo, tốt nhất là oresol. Phụ huynh không được tự tiêm truyền nước hay dịch vì khi bé bị sốt cao thì có thể các phản ứng rất nhanh, mạnh gây sốc, nguy hiểm đến tính mạng.

Cho bé nằm ở trong màn, vừa tránh muỗi vừa tránh lây cho người khác. Trong thời gian này, hãy chăm sóc chế độ ăn uống chu đáo, không nên cho trẻ vận động nhiều vì có thể làm xuất huyết bên trong cơ thể.

Việc chế biến thức ăn cũng cần chú ý, vệ sinh sạch sẽ, làm nhỏ để dễ tiêu, nấu thức ăn loãng; không nên cho bé ăn những thực phẩm có màu đỏ sẫm như dưa hấu, củ dền, thanh long,...Vì khi ăn chúng khiến phân có màu đỏ, rất dễ bị nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa.

Nếu trẻ đột ngột đau bụng, bồn chồn, đau gan, ớn lạnh, nôn, đi tiểu ra máu và tiểu ít thì hãy cho nhập viện cấp cứu ngay. Đó là những dấu hiệu bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng nếu không kịp, tỷ lệ tử vong thậm chí giảm xuống còn 1%.

>>> Dự đoán tình trạng sức khỏe qua màu sắc nước tiểu

>>> Thủng 500 lỗ giác mạc vì để màn hình điện thoại sáng quá

tin cùng chuyên mục
Những ai phù hợp học ngành Điều dưỡng? Những ai phù hợp học ngành Điều dưỡng? Mỗi ngành nghề đều có những đặc thù về công việc khác nhau nhất là những ngành liên quan đến sức khỏe con người. Người học cần xác định rõ ràng xem mình có phù hợp để theo đuổi ngành đó không. Vậy những ai phù hợp học ngành Điều dưỡng? Có phải cứ đau bụng là dùng thuốc Alverin? Có phải cứ đau bụng là dùng thuốc Alverin? Alverin là một loại thuốc được sử dụng mỗi khi người bệnh lên cơn đau thắt dạ dày hay các triệu chứng đau bụng khác. Tuy nhiên sử dụng thuốc Alverin như thế nào mới đúng cách? Cần đề phòng những tác phụ nào khi dùng thuốc? Thuốc Decolsin được sử dụng để điều trị bệnh gì? Thuốc Decolsin được sử dụng để điều trị bệnh gì? Dược sĩ cho biết thuốc Decolsin được sử dụng để điều trị các triệu chứng như ho, sốt, cảm cúm, cảm lạnh, đau vai, đau khớp, chảy nước mắt, nước mũi, dị ứng, sốc phản vệ, đau bụng kinh Các triệu chứng của viêm da tiếp xúc là gì? Các triệu chứng của viêm da tiếp xúc là gì? Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu thường gặp ở tất cả các lứa tuổi. Biểu hiện bằng tình trạng ngứa ngáy, phát ban, nổi mụn nước. Người bệnh cần được điều trị sớm để tránh tình trạng bị nặng khó chữa. Nguyên nhân và triệu chứng của viêm tụy cấp Nguyên nhân và triệu chứng của viêm tụy cấp Viêm tụy cấp là tình trạng dịch tuyến tụy chạy vào trong ổ bụng đột ngột trong một thời gian ngắn dẫn đến tổn thương tế bào nang tuyến thường có liên quan đến các bệnh lý khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân và triệu chứng của viêm tụy cấp.