Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và cách điều trị, phòng ngừa bệnh


Bệnh viêm tai giữa có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ sơ sinh. Vậy nguyên nhân gây ra viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là gì? Biểu hiện viêm tai giữa? Cách điều trị ra sao?... Tất cả những điều thắc mắc của các bậc phụ huynh sẽ được giải đáp đầy đủ dưới bài viết. Bạn đọc  hãy cùng theo dõi và tham khảo!

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là một tình trạng phổ biến trong các bệnh lý nhiễm trùng tai. Bệnh viêm tai giữa do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào khoảng trống phía sau màng nhĩ gây nên. Khi trẻ em bị viêm tai giữa sẽ có nhiều mủ và gây đau đớn cho trẻ.

1. Nguyên nhân gây ra viêm tai giữa ở trẻ

Bệnh viêm tai giữa gây ra do virus. Viêm tai giữa cấp tính có thể gây nên bởi các vi khuẩn thường cư trú trong miệng và mũi trẻ.

Do hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ và chưa đủ sức đề kháng lại những vi khuẩn xâm nhập.

Trẻ cũng chưa được hoàn chỉnh về cấu trúc tai. Do ống thính giác của bé ngắn hơn người lớn nên dễ bị tắc. Bình thường ống thính giác sẽ mở và giúp đào thải các chất lỏng và tạp chất thoát ra ngoài còn đối với trẻ thì ống này bị đóng do đó các chất thải sẽ không thể thoát ra ngoài và những vi khuẩn kẹt lại bên trong tai gây ra nhiễm trùng.

Ngoài nguyên nhân gây viêm tai giữa trẻ sơ sinh ở trên thì các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Trẻ có thể nhiễm bệnh từ nhà trẻ.
  • Tư thế khi ăn và uống không đúng, nằm xuống.
  • Trẻ tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.
  • Đột ngột thay đổi độ cao.
  • Trẻ đã từng bị viêm tai giữa và giờ tái phát trở lại.
  • Khí hậu thay đổi thất thường khiến cho trẻ bị cảm cúm hoặc viêm xoang.
  • Tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá.
viem-tai-giua-o-tre-so-sinh
Biểu hiện viêm tai giữa ở  trẻ sơ sinh là gì?

2. Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

Để chẩn đoán chính xác trẻ có mắc tình trạng đó hay không thì cha mẹ nên theo dõi các biểu hiện viêm tai giữa trẻ sơ sinh ở dưới đây:

  • Đau tai là dấu hiệu phổ biến nhất ở trẻ bị bệnh. Trẻ thường kéo tai hoặc có các biểu hiện cọ tai vào người bệnh.
  • Từ tai có thể xuất hiện dịch hoặc mủ chảy ra. Triệu chứng này cho thấy màng nhĩ của trẻ đã bị vỡ do bị áp lực quá mức.
  • Có các dịch hoặc mủ bị khô đóng xung quanh tai.
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, khó ngủ và trằn trọc.  Khi bé nằm ngửa, chất dịch trong tai của bé sẽ đổ dồn về phía màng nhĩ, gây sự khó chịu cho bé.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Nôn ói hoặc tiêu chảy.

Có thể những dấu hiệu nhận biết ở trên chưa phải danh mục đầy đủ, do đó các bậc phụ huynh nên thường xuyên theo dõi các dấu hiệu khác lạ của trẻ để đi thăm khám tại các cơ sở uy tín để được điều trị kịp thời tránh những biến chứng.

Các biến chứng khi trẻ bị viêm tai giữa

Tình trạng viêm tai giữa có thể chữa khỏi nếu điều trị đúng cách và ngược lại có thể gây ra các biến chứng như:

Viêm tai giữa cấp không được điều trị tích cực ngay từ sớm dễ chuyển sang mạn tính, gây đau, chảy dịch tai, ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ.

Viêm tai giữa có thể gây thủng màng nhĩ, xơ cứng khớp giữa các xương con… ảnh hưởng đến sức nghe, có thể gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ chưa nói sõi. Ngoài ra, viêm tai giữa còn có thể dẫn đến những biến chứng nặng như viêm màng não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch, liệt dây thần kinh mặt

Xem thêm các bài viết liên quan

3. Phương pháp điều trị viêm tai giữa ở trẻ

Hiện nay có một số cách được dùng trong điều trị viêm tai giữa ở trẻ như:

Nhờ đến sự can thiệp của thuốc

Trẻ trên 3 tháng tuổi là có thể sử dụng thuốc có thành phần Paracetamol hoặc Ibuprofen. Tuy nhiên liều lượng sử dụng hay tần suất uống ra sao cần tuân thủ đúng theo chỉ định của các bác sĩ, dược sĩ. Nếu dùng đúng cách các thuốc này sẽ giúp cải thiện tình trạng giảm đau và hạ sốt cho trẻ.

Tăng tần suất cho trẻ bú

Để hạn chế tình trạng mất nước do sốt thì các mẹ nên cho mẹ bú nhiều hơn hoặc đối với trẻ không bú mẹ thì nên cho trẻ uống nhiều sữa hơn hoặc uống nhiều nước. Bên cạnh đó mẹ nên kê một chiếc gối mềm lên đầu cho trẻ khi ngủ để ngăn ngừa không cho dịch từ họng tràn vào vòi nhĩ.

Thực hiện tiểu phẫu lấy keo tai

Bị viêm tai giữa có thể bị chất lỏng dày, keo tai có thể hình thành trong đó. Tuy nhiên dùng đến các loại thuốc kháng sinh nhưng vẫn không thể làm sạch mủ thì bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện tiểu phẫu.

Lúc này bác sĩ sẽ thực hiện  bằng cách khoét một lỗ nhỏ sau đó đưa ống grommet vào tai để hút các chất lỏng trong tai.

Có một vài trường hợp trẻ sẽ cần phải tiêm kháng sinh liều mạnh.

Lấy ráy tai

Thính giác của bạn  có thể bị ảnh hưởng bởi ráy tai quá nhiều. Do đó bác sĩ sẽ dùng một ống tiêm để nhẹ nhàng lấp đầy ống tai bằng nước ấm và thực hiện lấy ráy tai ra ngoài.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám ngay?

Khi trẻ có 1 trong các biểu hiện sau:

  • Trẻ đau tai tăng lên
  • Sốt cao liên tục dùng thuốc hạ sốt và chườm ấm không đỡ.
  • Trẻ quấy khóc nhiều, bỏ ăn, bỏ bú
  • Trẻ nôn nhiều đi ngoài phân nhiều lần trong ngày
  • Các dấu hiệu bệnh của trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị
viem-tai-giua-o-tre-so-sinh
Phụ huynh nên tuân thủ theo đúng những chỉ định của bác sĩ để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao

 

4. Cách chăm sóc trẻ đúng cách khi bị viêm tai giữa

Nếu trẻ bị sốt hãy sử dụng cách chườm ấm cho trẻ và kết hợp với các loại thuốc có tác dụng hạ sốt. Mặc dù vậy quá trình dùng thuốc nên theo đúng những hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và tránh mặc quá ấm sẽ khiến tình trạng sốt của trẻ càng thêm nghiêm trọng hơn. Môi trường trẻ nằm hoặc chơi  cũng cần thoáng mát, thông gió và không cần đóng cửa kín mít.
  • Vệ sinh tai sạch sẽ cho trẻ. Không nên lau tai quá sâu hoặc dùng bông nút kín. Hãy để dịch thoát ra ngoài một cách tự nhiên.
  • Khi tắm hạn chế tối đa không để nước vào tai.
  • Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi, họng cho trẻ. Duy trì 2 – 3 lần/ ngày.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp như: cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng của cả 4 nhóm thực phẩm Protein, tinh bột, lipit, Vitamin, tăng cường thêm các loại trái cây tươi.  Cà chua, cà rốt và những loại trái cây nhiều vitamin A giúp giảm tình trạng viêm nhiễm ở tai, giúp quá trình điều trị hiệu quả. Đặc biệt đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì nên bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Cách phòng tránh bị viêm tai giữa

Các thầy cô Trường Cao Đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch Hà Nội chia sẻ một vài cách để ngăn ngừa tình trạng viêm tai giữa như:

  • Hạn chế cho con bạn tiếp xúc với những đứa trẻ mắc bệnh cảm lạnh.
  • Trường hợp trẻ bú mẹ hoàn toàn: Sữa mẹ giúp tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên cho bé. Bạn không nên cho con bú bình vì khi bạn dốc bình, sữa có thể chạy vào ống Eustachian và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai.
  • Nếu trẻ uống sữa công thức: Bạn hãy cho bé bú ở tư thế ngồi và nhớ giúp bé ợ hơi sau khi bú và giữ ở tư thể đó trong khoảng 30 phút sau khi ăn xong.
  • Trẻ đã ở giai đoạn ăn dặm, bạn nên cho con ngồi để ăn thay vì cho bé nằm hoặc ôm bé trong lòng.
  • Đừng cho bé ngậm vú giả đặc biệt là vào ban đêm với 6 tháng tuổi trở lên. Vì rất có thể sẽ gây ra viêm tai giữa.
  • Thú nhồi bông, vật nuôi hoăc đồ chơi của bé có lông thì nên để xa chỗ bé ngủ. Tránh xa các chất có khả năng tạo ra dịch nhầy trong hốc mũi và tai giữa của trẻ.
  • Bổ sung Vitamin và tăng cường hệ miễn dịch cho bé bằng cách ăn thêm nhiều trái cây, rau củ, quả, hải sản để .
  • Không hút thuốc hoặc không cho phép bất cứ ai  hút thuốc lá xung quanh bé, không đưa bé đến nơi có khói thuốc.
  • Kiểm tra xem bé đã tiêm phòng phế cầu, vắc xin ngừa cúm hay chưa. Việc tiêm vắc xin có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở một số trẻ em.

Trên đây là một vài bí quyết phòng bệnh và chăm sóc tình trạng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh giúp bạn biết cách chăm con tốt hơn khi con bệnh. Đồng thời giúp các bà mẹ khác biết cách phòng bệnh cho trẻ tốt hơn!