Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cimetidin là thuốc gì? Liều lượng và cách dùng an toàn


Cimetidin được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, chứng trào ngược dạ dày - thực quản và ở các bệnh lý tăng tiết acid dịch vị.

Cimetidin là thuốc gì?

Cimetidin là thuốc cản trở việc gắn histamin lên thụ thể H2, do đó ức chế việc tăng tiết acid (do bệnh lý, do thức ăn, do dùng các chất kích thích) tại dạ dày.  Thuốc được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, chứng trào ngược dạ dày - thực quản và ở các bệnh lý tăng tiết acid dịch vị.

cimetidin-1

Cimetidin được chỉ định điều trị viêm loét dạ dày tá tràng...

Thành phần chính của thuốc là Cimetidine, thuốc được bào chế theo dạng viên nén , viên nén bao phim hàm lượng 200mg (dành cho trẻ em), 300mg, 400mg,800mg và dạng dung dịch tiêm, siro uống.

Tác dụng của thuốc Cimetidin

Do công thức gần giống histamin nên Cimetidin có thể ngăn cản tiết dịch vị bởi các nguyên nhân gây tăng tiết histamin ở dạ dày. Thuốc có thể làm giảm tiết cả số lượng và nồng độ HCI của dịch vị. Cimetidin cũng có tác dụng ức chế rất rõ Cytocrom P450 ở gan, gây kháng androgen do gắn vào receptor-androgen.

Chính vì vậy, Cimetidin được chỉ định trong điều trị các bệnh loét dạ dày - tá tràng lành tính, loét tái phát, trường hợp cần giảm quá trình tiết axit dạ dày, hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản và Zollinger-Ellison. Việc giảm axit dạ dày dư thừa giúp làm giảm các triệu chứng đau dạ dày, ợ nóng, khó nuốt, ho dai dẳng hay khó ngủ.

Ngoài ra, thuốc Cimetidin cũng được dùng để điều trị các trường hợp ung thư thực quản, bệnh đa u tuyến nội tiết, dạ dày, tá tràng…

>> Có thể bạn đọc quan tâm:

Liều lượng và cách dùng thuốc Cimetidin

Cimetidin là thuốc dùng theo đơn. Do đó, liều lượng được bác sĩ chỉ định phù hợp với từng đối tượng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh.

* Liều dùng đối với người lớn:

- Điều trị loét tá tràng: dùng bằng đường uống liều lượng là 800mg - 1600mg uống 1 lần mỗi ngày trước khi ngủ. Hoặc tiêm tĩnh mạch (tiêm bắp) liều lượng là 300mg cách nhau từ 6 - 8 giờ.

- Điều trị dự phòng loét tá tràng: dùng đường uống với liều 400mg/ngày dùng 1 lần trước khi đi ngủ. Hoặc tiêm truyền 300mg từ 1 - 2 lần/ngày.

- Viêm thực quản bào mòn: Tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp liều lượng 300mg cách nhau 6 giờ/lần. Hoặc uống 800mg Cimetidin 2 lần/ngày hoặc liều 400mg dùng 4 lần/ngày.

- Dự phòng loét dạ dày do căng thẳng: Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp liều 300mg cách nhau 6 giờ/lần.

- Điều trị xuất huyết đường tiêu hóa trên: Truyền tĩnh mạch liên tục với tốc độ 50mg/giờ trước khi tiêm tĩnh mạch bolus 150mg. Liều tối đa hàng ngày không vượt quá 2,4g.

- Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison: Tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp liều lượng 300mg cách nhau 6 giờ/lần. Hoặc dùng bằng thuốc uống liều lượng 300mg/ngày dùng 4 lần trong bữa ăn hoặc trước khi ngủ.

- Điều trị loét dạ dày: liều lượng tiêm bắp tương tự điều trị dự phòng loét dạ dày. Nếu dùng thuốc uống liều lượng là 800mg/ngày dùng 2 lần hoặc liều 400mg mỗi ngày 4 lần.

- Điều trị chứng khó tiêu: Dùng thuốc uống liều lượng 200mg ngay sau khi ăn hoặc uống trước ăn 30 phút. Liều dùng tối đa là 2 liều trong thời gian 24 giờ.

* Liều dùng ở trẻ em:

- Điều trị trào ngược dạ dày - thực quản:

  • Đối với trẻ sơ sinh: Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp liều từ 5 - 10mg/kg/ngày, chia thành nhiều lần cách nhau từ 8 - 12 giờ.
  • Trẻ nhỏ: Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch từ 10 - 20mg/kg/ngày chia thành nhiều lần cách nhau từ 6 - 12 giờ.

- Điều trị chứng khó tiêu: Trẻ em lớn hơn hoặc bằng 12 tuổi dùng 200mg, 2 lần/ngày dùng trước khi ăn.

Tác dụng phụ của thuốc Cimetidin

Cimetidin có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Những tác dụng phụ thường gặp là chóng mặt, trầm cảm, sưng hoặc đau ngực ở nam giới, đau khớp hoặc đau cơ, nổi phát ban trên da, tiêu chảy, buồn nôn hoặc táo bón.

Những tác dụng phụ hiếm gặp do thuốc Cimetidin gây ra như ho, có triệu chứng sốt, tức ngực, khó thở, phát ban đỏ hoặc phồng rộp da. Một số bệnh nhân có thể có biểu hiện mê sảng, mất phương hướng, nhịp tim không đều.

Nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào sau khi dùng thuốc cần kịp thời gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Thận trọng khi dùng thuốc Cimetidin khi nào?

Ngoài khả năng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, thuốc CImetidin có thể không an toàn trong các trường hợp sau đây:

- Tránh dùng Cimetidin đối với những người có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc hoặc dị ứng. Cần xin chỉ định của bác sĩ nếu có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào.

cimetidin-2

Thận trọng dùng Cimetidin với người có tiền sử dị ứng.

- Không tự ý dùng thuốc CImetidin nếu đang gặp các vấn đề về bệnh tiểu đường, hen suyễn, rối loạn phổi mãn tính, ức chế tủy xương, bệnh thận hoặc các bệnh về gan.

- Không tự ý tăng hoặc giảm liều, bỏ liều khi chưa có chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ. Bởi vì, tự ý tăng hoặc giảm liều có thể làm gia tăng các tác dụng phụ không mong muốn hoặc làm giảm tác dụng điều trị của Cimetidin.

- Không dùng đồng thời Cimetidin với thuốc Metformin vì sẽ làm tăng nồng độ của thuốc này trong huyết tương.

- Cũng không kết hợp với Warfarin vì Cimetidin ức chế chuyển hóa của warfarin, gây tăng nguy cơ chảy máu ở các vết thương hở.

-  Khi dùng đồng thời với Procainamid, thuốc Cimetidin sẽ làm giảm sự đào thải procainamid qua thận gây tăng nồng độ những chất này trong huyết tương. Do đó làm tăng nguy cơ loạn nhịp của procainamid, có thể gây tử vong.

- Ngoài ra, cũng không kết hợp với thuốc Lidocain vì có thể xảy ra nguy cơ ức chế chuyển hóa lidocain khiến nồng độ lidocain trong huyết tương có thể tăng tới mức gây độc.

Những thông tin về thuốc Cimetidin mới chỉ dừng ở mức khái quát, để biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ với Cao đẳng Y Dược Hà Nội - Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch theo địa chỉ:

Cơ sở đào tạo Cao đẳng Dược Hà Nội: Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội.

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.156.9898

Website: caodangykhoaphamngocthach.com