Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Chi tiết tác dụng và liều dùng sử dụng của thuốc Furosemid


Thuốc Furosemid có nhiều dạng nhưng được chỉ định sử dụng trong rất nhiều các trường hợp khác nhau. Vậy cách dùng như thế nào là đúng cách, an toàn? Tất cả sẽ có trong bài chia sẻ dưới đây. Mời bạn đọc hãy cùng theo dõi và tìm hiểu để bỏ túi thêm nhiều kiến thức y khoa bổ ích!!

Thuốc Furosemid nằm trong nhóm thuốc lợi tiểu.

Dạng  thuốc: Ống chứa dung dịch tiêm, viên nén.

Thành phần: Furosemide.

1. Tác dụng của thuốc Furosemid 

Thuốc Furosemid thường được dùng trong trường hợp muốn làm giảm lượng nước dư thừa trong cơ thể gây ra do nguyên nhân mắc các bệnh như suy tim, gan, thận và giúp làm giảm các triệu chứng gây khó chịu cho cơ thể người bệnh như khó thở, sưng tay, chân…

Bên cạnh đó thuốc Furosemid có tác dụng trong điều trị huyết áp cao. Ngăn chặn các bệnh có thể gây ra bởi tăng huyết áp như tai biến mạch máu não, đau tim hoặc các vấn đề về thận khác.

Ngoài ra thuốc còn có tác dụng làm giảm nồng độ canxi trong máu và giúp cơ thể tránh dư thừa nước và muối.

Thuốc sẽ có những công dụng khác mà không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có thắc mắc  hãy liên hệ với bác sĩ, dược sĩ để được giải đáp, tư vấn nhanh chóng, chính xác.

thuoc-furosemid
Tham khảo kỹ ý kiến các bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc Furosemid trong điều trị bệnh

2. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Furosemid 

Hướng dẫn sử dụng

Thuốc Furosemid  có nhiều dạng khác nhau, do đó người dùng nên sử dụng đúng dạng mà đã được thầy thuốc chỉ định.

Nếu thuốc dùng theo đường uống thì không nên dùng chung với thức ăn. Thời điểm uống thuốc nên tránh xa thời gian ngủ buổi đêm để hạn chế việc phải thức giấc để đi tiểu đêm.

Thuốc ở dạng tiêm nên nhờ đến sự giúp đỡ của các y tá, y sĩ, điều dưỡng để có thể tiêm thuốc đúng cách, đúng liều lượng.

Tuân thủ theo đúng tần suất, liều lượng đã được hướng dẫn, thường xuyên uống thuốc vào một thời điểm trong ngày để thuốc phát huy tốt tác dụng và người dùng cũng không bị quên liều.

Thuốc có thể sử dụng an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tuy nhiên các bậc phụ huynh cũng cần tham khảo ý kiến bác  sĩ chuyên khoa trước khi cho trẻ sử dụng và cần theo dõi trong suốt quá trình trẻ điều trị bằng Furosemid.

Nếu sử dụng thuốc Furosemid điều trị trong một thời gian mà tình trạng bệnh không được cải thiện hoặc có chiều hướng xấu đi thì hãy thông báo cho những người có năng lực chuyên môn biết để có những liệu pháp thay thế khác.

Liều lượng dành cho người lớn

Dùng trong điều trị cho người mắc bệnh cổ trướng

- Dạng uống

  • Sử dụng cho liều khởi đầu: Uống 20 – 80 mg/ liều/ ngày.
  • Sử dụng liều điều trị duy trì: Uống 40 – 100 mg/ lần. Ngày sử dụng từ 2 – 3 lần, khoảng cách thời gian giữa các lần uống từ 6 – 8 giờ. Liều dùng tối đa không vượt qua 600mg.

- Dạng tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp

  • Sử dụng liều ban đầu: Dùng 10 – 20 mg/ lần, tiêm chậm trong khoảng 1 – 2 phút. Mỗi ngày tiêm 2 – 3 lần.
  • Sử dụng liều  duy trì: Có thể dùng liều lượng như ban đầu, tuy nhiên cũng có thể tăng lên 20 – 40mg ở liều tiêm tĩnh mạch cuối cùng. Liều lượng tối đa không vượt quá 200 mg.

Dùng trong điều trị cho người bị sung huyết

- Dạng uống

  • Sử dụng liều ban đầu: Uống 20 – 80 mg/ liều/ ngày.
  • Sử dụng liều điều trị duy trì: Uống 40 – 100 mg/ lần. Ngày sử dụng từ 2 – 3 lần, khoảng cách thời gian giữa các lần uống từ 6 – 8 giờ. Liều dùng tối đa không vượt qua 600mg.

- Dạng tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp

  • Sử dụng liều ban đầu: Dùng 10 – 20 mg/ lần, tiêm chậm trong khoảng 1 – 2 phút. Mỗi ngày tiêm 2 – 3 lần.
  • Sử dụng liều  duy trì: Có thể dùng liều lượng như ban đầu, tuy nhiên cũng có thể tăng lên 20 – 40mg ở liều tiêm tĩnh mạch cuối cùng. Liều lượng tối đa không vượt quá 200 mg.

Dùng trong điều trị cho người mắc bệnh phù nề

- Dạng uống

  • Sử dụng liều ban đầu: Uống 20 – 80 mg/ liều/ ngày.
  • Sử dụng liều điều trị duy trì: Uống 40 – 100 mg/ lần. Ngày sử dụng từ 2 – 3 lần, khoảng cách thời gian giữa các lần uống từ 6 – 8 giờ. Liều dùng tối đa không vượt qua 600mg.

- Dạng tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp

  • Sử dụng liều ban đầu: Dùng 10 – 20 mg/ lần, tiêm chậm trong khoảng 1 – 2 phút. Mỗi ngày tiêm 2 – 3 lần.
  • Sử dụng liều  duy trì: Có thể dùng liều lượng như ban đầu, tuy nhiên cũng có thể tăng lên 20 – 40mg ở liều tiêm tĩnh mạch cuối cùng. Liều lượng tối đa không vượt quá 200 mg.

Dùng trong điều trị cho người bị tăng nồng độ canxi trong máu

- Dạng uống: Sử dụng 10 – 40 mg/ 4 lần/ ngày. Khoảng cách giữa các lần uống là từ 6 – 8 tiếng để thuốc có thời gian dung nạp và cơ thể hấp thu.

- Dạng tiêm tĩnh mạch: Sử dụng 20 – 100mg. Tiêm chậm trong khoảng từ 1 – 2 phút. Khoảng cách giữa những lần uống là từ 1 – 2 giờ.

Dùng trong điều trị bệnh cho người mắc cao huyết áp

- Dạng uống

  • Sử dụng liều ban đầu: Uống 20 – 80 mg/ liều/ ngày.
  • Sử dụng liều điều trị duy trì: Uống 40 – 100 mg/ lần. Ngày sử dụng từ 2 – 3 lần, khoảng cách thời gian giữa các lần uống từ 6 – 8 giờ. Liều dùng tối đa không vượt qua 600mg.

- Dạng tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp

  • Sử dụng liều ban đầu: Dùng 10 – 20 mg/ lần, tiêm chậm trong khoảng 1 – 2 phút. Mỗi ngày tiêm 2 – 3 lần.
  • Sử dụng liều  duy trì: Có thể dùng liều lượng như ban đầu, tuy nhiên cũng có thể tăng lên 20 – 40mg ở liều tiêm tĩnh mạch cuối cùng. Liều lượng tối đa không vượt quá 200 mg.
thuoc-furosemid
Thuốc Furosemid dạng tiêm

Liều lượng dành cho trẻ em

Dùng trong trường hợp điều trị bệnh phù nề cho trẻ

- Dạng uống: Sử dụng khoảng 20% cho liều 1mg/ kg trọng lượng cơ thể. Mỗi ngày dùng 1 – 2 lần.

- Tiêm tĩnh mạch: Sử dụng 0,2 mg/ kg trọng lượng cơ thể/ giờ.

Dùng trong trường hợp điều trị bệnh phù phổi cho trẻ

- Dạng uống: Sử dụng 2mg/ kg/ lần/ ngày. Khoảng cách giữa những lần uống là 6 – 8 giờ. Có thể tăng liều nếu cần thiết tuy nhiên không vượt quá liều lượng 6mg/ kg/liều.

- Dạng tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch: Sử dụng 1 – 2 mg/ kg/ liều. Khoảng cách giữa những lần tiêm là 6 – 12 giờ.

3. Tác dụng phụ của thuốc Furosemid 

Thuốc Furosemid có thể gây ra các phản ứng không mong muốn cho người dùng gây ảnh hưởng đến sức khỏe như:

  • Toàn thân đau nhức, mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng.
  • Sốt kèm theo các triệu chứng ho, khó thở, đau tức ngực.
  • Thính lực bị suy giảm đôi khi còn bị ù tai.
  • Rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
  • Da bị dị ứng, ngứa ngáy hoặc phát ban.
  • Tiêu hóa gặp vấn đề như tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, ăn không ngon, kích ứng dạ dày.

Ngoài ra sẽ còn có những trường hợp gặp phải nghiêm trọng hơn, tuy nhiên hiếm gặp

  • Sưng mặt hoặc lưỡi.
  • Mắt có các triệu chứng đau rát.
  • Trên da hoặc có những vùng  cơ thể sẽ bị phồng rộp hoặc bong tróc.
  • Cơ thể yếu đi và rất khó thở.
  • Đau dạ dày nghiêm trọng lan sang cả vùng lưng.

Thường xuyên theo dõi cơ thể và báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu có những dấu hiệu khác thường. Để đảm  bảo an toàn và hạn chế những tác  dụng phụ có thể xảy ra tốt nhất nên tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn từ trước của thầy thuốc.

4. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động hoặc gia tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ lên cơ thể. Một số thuốc có thể tương tác với Furosemid bao gồm:

  • Cephalothin, cephaloridin: sẽ làm gia tăng độc tính cho thận.
  • Aminoglycosid: Gây ra các rối loạn về thính giác và thận. 
  • Glycosid tim.
  • Muối lithi làm tăng nồng độ lithi/ huyết.
  • Khi sử dụng đồng thời Furosemid cùng với thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin sẽ làm cho huyết áp bị giảm ở mức độ nghiêm trọng.
  • Thuốc chống viêm phi steroid làm giảm tác dụng lợi tiểu của thuốc Furosemid.
  • Corticosteroid làm tăng thải K+.
  • Các thuốc chữa đái tháo đường có nguy cơ gây tăng glucose máu.
  • Cisplatin: Gây ra các triệu chứng không tốt ảnh hưởng đến thính giác.
  • Thuốc chống đông làm tăng tác dụng chống đông.
  • Các thuốc hạ huyết áp: gia tăng tác dụng hạ huyết áp của Furosemid gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xem thêm các tin bài viết liên quan

thuoc-furosemid
Thuốc Furosemid dạng  viên nén

5. Những lưu ý cho người dùng thuốc Furosemid

  • Cần hết sức thận trọng nếu sử dụng cho bệnh có tiền sử bệnh tiểu đường, bệnh Gout, bệnh thận, bệnh gan…
  • Furosemid sẽ làm cho da  bạn mỏng đi và nhạy cảm hơn với ánh sáng, dễ bắt nắng. Do đó khi đi ra ngoài cần có các biện pháp bảo vệ cơ thể.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ cần tìm hiểu kỹ và hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa và cân nhắc lợi và hại trước khi sử dụng thuốc.
  • Thông báo cho thầy thuốc biết để thay đổi liều lượng hoặc liệu pháp điều trị, nếu người bệnh sử dụng thuốc Furosemid mà tình trạng không được cải thiện.

Chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp

  • Người dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Bệnh nhân trong tình trạng hôn mê gan.
  • Người mắc vô niệu hoặc suy thận mà nguyên nhân là do sử dụng thuốc không đúng cách gây hại cho gan, thận.

Hy vọng những thông tin mà Cao đẳng Y Dược Hà Nội cung cấp ở trên về thuốc Furosemid,  sẽ giúp ích được nhiều cho độc giả. Tuy nhiên, đây chỉ là những thông tin mang tính chất tham khảo và không thay thế những lời khuyên của các bác sĩ. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng thuốc để đảm bảo an  toàn và hiệu quả.