Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu? Cách duy trì đường huyết ổn định


Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính, ảnh hướng rất nhiều đến sức khỏe hay những cơ quan trong cơ thể. Bệnh gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng, do đó mà việc phát hiện bệnh qua chỉ số đường huyết là việc rất cần thiết. Vậy chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu? Chúng ta cùng theo dõi thông tin bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu về chỉ số đường huyết

Chỉ số đường huyết là khái niệm khá quen thuộc nhưng không phải ai cũng có những hiểu biết về điều này. Đường là một gia vị không thể thiếu trong cuộc sống nhằm duy trì năng lượng để hoạt động và làm việc mỗi ngày. Trong đó phải kể đến hệ thần kinh và tổ chức não luôn cần có đường nhằm duy trì sinh hoạt, vận động cho con người. Có thể nói đường là một yếu tố vô cùng quan trọng, luôn tồn tại trong máu của con người.

Chỉ số đường huyết trong cơ thể bình thường

>>Xem thêm: Thuốc Tamiflu là thuốc gì? Tác dụng của thuốc Tamiflu như thế nào?

Nếu như lượng đường trong máu giảm quá thấp hay tăng quá cao cũng ảnh hưởng không tốt với sức khỏe. Theo dược sĩ các trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, để đo được lượng đường trong máu xác định mức an toàn thì các bác sĩ sẽ sử dụng chỉ số đường huyết nhằm đánh giá nồng độ đường glucose trong máu của con người.

Ở cơ thể người bình thường thì chỉ số đường huyết sẽ thay đổi theo từng giai đoạn trong ngày. Ví du như giai đoạn khi đói, ăn no hay trước khi ngủ thì chỉ số HbA1C luôn có sự khác biệt.  Việc xác định chỉ số đường huyết nhằm giúp bác sĩ chẩn đoán bạn có bị bệnh tiểu đường hay không để có liệu pháp điều trị phù hợp.

Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?

Bệnh đái tháo đường là bệnh mãn tính, khá nguy hiểm với sức khỏe. Người bệnh sẽ phải sống chung với bệnh cả đời, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe hàng ngày. Theo đó để biết chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường thì người bệnh nên khám sức khỏe, theo dõi chỉ số đường huyết của mình hàng ngày. Cụ thể ở các giai đoạn sau:

Chỉ số đường huyết bình thường trước khi đi ngủ

Theo các bác sĩ chuyên khoa nội tiết, nồng độ đường trong máu ở người bình thường trong khoảng từ 110 - 150mg/dl trước khi đi ngủ, tương đương với khoảng 6,0 - 8,3mmol.

Chỉ số đường huyết bình thường lúc đói

Cách đo chỉ số về đường huyết khi đói rất cần thiết, giúp các bác sĩ chẩn đoán được khả năng mắc bệnh đái tháo đường ở từng người.

Trong đó với người bình thường, chỉ số đường huyết dao động từ 70mg/dL - 92 mg/dL, tương đương với 3,9 mmol/L - 5mmol/L. Để mang lại kết quả chính xác thì chỉ số đường huyết thường đo vào thời điểm bắt đầu một ngày mới, khi chúng ta chưa ăn sáng.

Chỉ số đường huyết bình thường sau khi ăn

Theo đó thì chỉ số đường huyết sẽ thay đổi sau khi ăn, trong đó chỉ số đường huyết bình thường với người không bị bệnh tiểu đường, sau khi ăn 1 - 2 tiếng đồng hồ thì nhỏ hơn 120mg/dL, tức là nhỏ hơn 6,6 mmol/L.

Chỉ số HbA1c

Có thể thấy chỉ số vừa kể trên cũng có tác dụng không nhỏ trong việc chẩn đoán và phát hiện những người mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra thì người bệnh còn được bác sĩ đánh giá qua chỉ số HbA1c.

Chỉ số này giúp các bác sĩ đánh giá, chẩn đoán bệnh mà không cần đo lượng đường lúc đói hay no. Khi làm xét nghiệm máu với chỉ số HbA1c ở những người không mắc bệnh sẽ dao động trong khoảng 5,4 - 6,2%. 

Với những bệnh nhân giai đoạn tiền đái tháo đường thì thường có chỉ số đường huyết HbA1c lớn hơn 7%. Ngoài ra nếu như lượng đường trong máu quá thấp thì người bệnh có thể đang rơi vào tình trạng hạ đường huyết. Tình trạng này khá nguy hiểm có thể khiến người bệnh ngất đột ngột.

Do vậy mà điều quan trọng bạn phải theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên thì sẽ bảo đảm được sức khỏe của mình.

Duy trì chỉ số đường huyết ổn định bằng thực phẩm

Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính do vậy vẫn chưa có biện pháp nào điều trị hiệu quả. Tuy nhiên bạn có thể làm giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu như duy trì chế độ ăn uống phù hợp. Nên chú ý những thực phẩm giúp duy trì đường huyết ổn định như sau:

Béo phì làm tăng nguy cơ bị tiểu đường

Tăng cường rau củ, quả có màu xanh hoặc đỏ tươi

Rau củ quả được xem là thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe, nhất là những thực phẩm có màu đỏ hoặc xanh nhằm giữ nồng độ đường trong máu ở mức ổn định. Cụ thể, các bạn hãy tăng cường một số loại thực phẩm sau: rau xanh, quả dâu tây hoặc nho,…

Theo nghiên cứu thực phẩm màu đỏ, xanh có chứa rất nhiều chất anthocyanins. Chất dinh dưỡng này có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu ổn định. Do vậy bạn nên tăng cường trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Sử dụng sữa

Sữa là thức uống khá quen thuộc với mọi người, chúng rất giàu chất dinh dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Bên cạnh đó thì sản phẩm này còn có tác dụng rất tốt trong việc điều chỉnh chỉ số đường huyết ổn định. Trong đó những thành phần như protein, enzyme của sữa giúp cho quá trình chuyển hóa đường chậm hơn, do vậy sẽ hạn chế khả năng kháng insulin rất tốt.

Ngoài ra bạn nên đi tập thể dục hàng ngày để tốt cho sức khỏe, đồng thời khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát bệnh tốt nhất.

Với những chia sẻ về chỉ số đường huyết trên đây hi vọng giúp bạn có biện pháp phòng ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường tốt nhất. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!