Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cây diệp hạ châu - Công dụng và bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả


Cây diệp hạ châu mọc tự nhiên nhưng từ lâu đã được xem là bài thuốc dân gian rất hữu ích và hiệu quả. Tuy nhiên thì không phải ai cũng nắm hết được những thông tin của cây để biết cách sử dụng, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu thông tin và lợi ích khi dùng diệp hạ châu trong điều trị bệnh nhé.

Một số thông tin về cây diệp hạ châu

Cây diệp hạ châu được biết đến là một loại cỏ thường mọc hàng năm. Thân cây mọc thẳng đứng thường cao chừng khoảng 30cm, hoặc đến khoảng 60–70cm. Thân cây thường có màu hồng đỏ, lá được xếp so le có hình bầu dục và được xếp sát nhau thành hai dãy. Lá mặt trên thường có màu xanh lục nhạt, bên mặt dưới hơi xám với cuống lá ngắn.

Hình ảnh cây diệp hạ châu

>>Xem thêm: Thuốc Amoxicillin có tác dụng gì? Liều dùng như thế nào nào?

Hoa thường mọc ở kẽ lá, và đơn tính cùng gốc. Còn quả nang,  có hình hơi dẹt và thường mọc rủ xuống ở dưới lá. Vỏ ngoài của quả có gai và bên trong là hạt hình 3 cạnh. Đặc trưng của cây này là hạt mọc dưới lá trên được gọi là diệp hạ châu . Được hiểu là diệp = lá, hạ = dưới, châu = quả.

Diệp hạ châu thường có mùa hoa vào tháng 4–6, và quả theo mùa trong tháng 7–9.

Tại Việt Nam thì giống cây này có khoảng 40 loài nhưng nhưng phổ biến nhất là cây diệp hạ châu với nhiều công dụng trong việc chữa và điều trị bệnh.

Bộ phận sử dụng của cây diệp hạ châu

Cây diệp hạ châu có thể được sử dụng toàn thân và chỉ bỏ rễ. Cách sử dụng như sau diệp hạ châu trước tiên cần rửa sạch sau đó có thể được dùng dưới dạng tươi hoặc phơi khô.

Một số nghiên cứu có thấy diệp hạ châu có chứa nhiều thành phần hóa học dưới đây:

  • Flavonoid: quercetin, kaempferol, rutin.
  • Phenol: methylbrevifolin carboxylat.
  • Triterpen: stigmasterol-3-0-ꞵ-glucosid, stigmasterol, ꞵ-sitosterol,…
  • Lignan: phyllanthin.
  • Tanin: axit elagic, axit galic…
  • Axit hữu cơ: axit ferulic, axit succinic, axit dotriacontanol.
  • Một số thành phần khác bao gồm: phylanthurinol acton, n-octadecan, axit dehydrochebulic methyl ester, triacontanol.

Diệp hạ châu có tác dụng gì?

Diệp hạ châu được biết đến là một phương thuốc đông y có tác dụng rất tốt. Một số thử nghiệm trên động vật chứng minh rằng các thành phần chiết xuất của diệp hạ châu hiệu quả trong bảo vệ gan. Ngoài ra dược sĩ các Trường Cao đẳng Y Dược HN cho biết, cây này còn có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn Coli, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh và diệt nấm.

Cây diệp hạ châu nằm trong một số bài thuốc của y học cổ truyền, có vị hơi đắng, tính mát, thường có hiệu quả trong việc tiêu viêm, tiêu độc, sát trùng, tán ứ, lợi tiêu và thông huyết mạch.

Trong dân gian từ xưa đến nay, ông cha ta thường sử dụng diệp hạ châu trong việc chữa viêm họng, viêm da, mụn nhọt, lở ngứa, tưa lưỡi ở trẻ em, sản hầu ứ huyết đau bụng, chàm má…Bên cạnh đó loại cây này còn có đặc tính làm mát gan, điều trị những triệu chứng của bệnh gan, sốt, rắn rết cắn.

Không chỉ ở Việt Nam, diệp hạ châu còn được sử dụng khá phổ biến tại Ấn Độ để thay thế cho cây chó đẻ P. niruri nhằm điều trị tình trạng khó tiêu, phù, lỵ, một số bệnh đường niệu – sinh dục như bệnh lậu hoặc dùng trong hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường. Cho đến nay thì dược phẩm này nằm trong danh sách những loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thường được dùng trong điều trị chứng thấp nhiệt với những biểu hiện như mệt mỏi, vàng da, chán ăn, nóng trong người, có thể nặng nề, táo bón,…nhất là những bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan hay bị viêm gan siêu vi B.

Cách dùng cây diệp hạ châu an toàn và đảm bảo

Cây diệp hạ châu có thể được sử dụng dưới dạng tươi hoặc khô để sắc thuốc uống, ngoài ra có thể dùng đắp bên ngoài da điều trị bệnh ngoài da. Cách dùng diệp hạ châu như thế nào chủ yếu phụ thuộc và thể trạng, mức độ và loại bệnh ở mỗi người. Theo đó thì liều sử dụng ở mỗi người cũng sẽ khác nhau.

Tác dụng phụ của cây diệp hạ châu

Chắc hẳn ai cũng biết cây diệp hạ châu có đặc tính làm mát và thanh lọc gan rất tốt. Do vậy mà được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên thì trường hợp dùng diệp hạ châu quá liều hay thời gian dài thì người bệnh có thể bị lạnh gan, lâu dần dẫn đến xơ gan. Không chỉ vậy, vị thuốc này còn được các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng với người có thể trạng tỳ vị hư hàn, bởi họ rất dễ bị đầy bụng, sợ lạnh, đại tiện lỏng và khó tiêu. Trường hợp này khi sử dụng diệp hạ châu thì không những không khỏi mà còn khiến cho tình trạng nặng nề hơn.

Một số bài thuốc chữa bệnh trong Đông Y có sử dụng diệp hạ châu

Chữa nhọt độc sưng đau

Người bệnh tốt nhất hãy lấy một nắm cây diệp hạ châu sau đó giã chung với ít muối. Chế nước đun sôi để nguội rồi vắt lấy nước cốt dùng để uống trực tiếp, còn bã sử dụng đắp lên phần đau.

Chữa bị thương ứ máu

Lấy một phần lá, cành cây diệp hạ châu mỗi thứ một nắm rồi đem giã nhỏ, một lượng nhỏ đồng tiện (nước tiểu bé trai vào) chung để vắt lấy nước cốt uống, còn bã được sử dụng để đắp. Trường hợp cần thiết thì có thể hòa thêm bột đại hoàng với lượng 8–12g mang lại hiệu quả cao.

Cây diệp hạ châu không dùng cho phụ nữ mang thai

Chữa suy gan do rượu

Sử dụng khoảng 20 gram diệp hạ châu sắc thành nước uống với 20 gram cam thảo đất. Nước cốt uống nên sử dụng trong ngày.

Chữa xơ gan cổ trướng

Dùng khoảng 100 gram diệp hạ châu sắc chung với 4 lần nước. Lần đầu tiên thì bạn có thể sắc với khoảng 3 bát nước rồi gạn còn khoảng 1 bát. Một vài lần sau thì nên sắc với 2 bát để gạn lấy nửa bát thuốc. Nước cốt sau khi sắc thuốc có thể bồi thêm 100 gram đường rồi đun sôi. Thuốc được chia ra làm 6 phần và sử dụng trong ngày, liều dùng duy trì từ 30 – 40 ngày.

Chữa viêm gan do vi rút B

Lấy khoảng 10 gram cây diệp hạ châu cùng với khoảng 5 gram nghệ vàng để sắc lấy nước uống. Hỗn hợp này nên đổ khoảng 3 bát nước rồi gạn lấy 1 bát. Đến lần 2 trở đi thì chỉ sắc với 2 bát để gạn lấy nửa bát thuốc. Sau đó có thể hòa thêm 50 gram đường để uống trong ngày. Cách sử dụng trên nên được duy trì khoảng 15 ngày, sau đó người bệnh nên đi xét nghiệm lại để kiểm soát triệu chứng bệnh. Trường hợp dấu hiệu không thuyên giảm thì hãy ngưng sử dụng.

Chữa vàng da do viêm gan, viêm ruột tiêu chảy, viêm thận tiểu ra máu hay bị sưng đỏ mắt.

Cách dùng như sau: Lấy khoảng 40mg diệp hạ châu với 20g mã đề cùng với dành dành 12g. Sau đó sắc lấy nước uống.

Chữa sốt rét

Lấy khoảng 8g diệp hạ châu kết hợp với hà thủ ô, thảo quả, lá mãng cầu ta tươi, dây gắm thường sơn mỗi vị 10g; hạt cau, dây cóc, ô mai mỗi vị 4g. Lấy tất cả các vị trên sau đó đem sắc với khoảng 600ml nước cho đến khi còn 200ml được chia đều uống 2 lần trước khi lên cơn sốt rét khoảng 2 giờ.

Chữa ăn không ngon miệng, sốt, đau bụng và nước tiểu sẫm màu

Mỗi ngày nên dùng 1g diệp hạ châu 1g, 1g xuyên tâm liên, và nhọ nồi 2g rửa sạch sau đó phơi khô trong râm rồi tán bột. Hỗn hợp trên được sắc bột sau đó sử dụng hết ngay một lúc, mỗi ngày nên uống uống 3 lần để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Những lưu ý khi sử dụng diệp hạ châu

Diệp hạ châu có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến cơ thể hay hiệu quả điều trị bệnh. Do vậy để sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả, người bệnh tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hay các thầy thuốc đông y uy tín. Lưu ý không nên sử dụng những loại dược phẩm khác đồng thời với diệp hạ châu bởi nó có thể gây ra tình trạng bất thường.

Phụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi không nên dùng diệp hạ châu

Diệp hạ châu khi sử dụng với một số thuốc khác, thực phẩm chức năng hay những dược liệu khác thì đều có thể xảy ra sự tương tác. Do vậy trong khi sử dụng bạn nên hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ để tránh nguy cơ này.

Thông tin trên đây về cây diệp hạ châu hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!