Nhận biết những triệu chứng ban đầu của bệnh tinm giúp chúng ta phát hiện bệnh sớm, điều trị bệnh kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.
>>> Bệnh Basedow hay còn gọi là bệnh gì, có triệu chứng như thế nào?
>>> Gerd: Tất tần tật những thông tin cần biết về bệnh trào ngược dạ dày
Khi một cơ quan nào đó bỗng hoạt động bất thường thì chúng tự có những tín hiệu phát ra bên ngoài cho chúng ta thấy. Thế nhưng do chủ quan hoặc do nguyên nhân này nguyên nhân kia dẫn đến diễn biến bệnh trầm trọng, khó hoặc không thể điều trị. Ranh giới giữa sự sống và cái chết đối với bệnh nhân mắc bệnh tim không được tính bằng phút mà được tính bằng giây. Thực tế, có nhiều trường hợp phát bệnh tim trong lúc đang nói chuyện và được đưa đi cấp cứu liền sau đó nhưng vẫn không bảo toàn được tính mạng. Đó là lý do chúng ta cần biết những dấu hiệu của bệnh tim dưới đây.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tim
Các triệu chứng của bệnh tim
Mệt mỏi
Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta cảm thấy không được khỏe sau mỗi sáng thức giấc nhưng trước đó không làm gì quá sức cũng không ốm đau hay tập luyện nhiều và vẫn không mất ngủ? Vậy tại sao mệt mỏi? Đó là một dấu hiệu bệnh tim cần cảnh giác. Hãy theo dõi cơ thể xem tình trạng này tái diễn đến bao giờ. Nếu sau thời gian dài vẫn không khỏi thì cần nhanh chân đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
Khó tiêu, nhiều mồ hôi trộn
Ra nhiều mồ hôi , khó tiêu, buồn nôn chính là một triệu chứng ban đầu của bệnh tim. Đặc biệt nếu điều này đi kèm với thở gấp, đầy bụng, đau ngực, đau lưng, bả vai, cánh tay,…thì phải đi khám nhanh vì có thể tử vong chỉ trong 5 phút.
Phù nề chân
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng phù chân, có thể là do bị suy giãn tĩnh mạch, mang thai,…nhưng biết đâu đó là biểu hiện của bệnh tim. Theo nghiên cứu khoa học thì nếu van tim gặp trục trặc gì đó khiến nó không đóng được thì sẽ gây ra sưng chân. Nếu phù chân kết hợp với thở gấp, mệt mỏi thì càng có bằng chứng để kết luận đó là bệnh tim.
Đau nửa đầu
Đau nửa đầu cũng do nhiều nguyên nhân trong có nguyên nhân do bệnh tim gây ra chiếm đến 40%. Vì thế, khi thường xuyên mắc chứng này cũng không được chủ quan mà cần theo dõi để xử lý kịp thời.
Đau khi di chuyển
Người mắc bệnh tim khi đi lại dễ bị chuột rút ở chân hoặc hông. Tuy triệu chứng này có thể ngừng khi bạn nghỉ ngơi nhưng đó là một dấu hiệu ban đầu của bệnh, có thể sắp xảy ra những biểu hiện khác, chúng ta cần theo dõi sức khỏe thường xuyên.
Chân tay lạnh
Khi nhiệt độ bình thường mà chân tay bỗng lạnh ngắt, người bệnh có biểu hiện xoa tay liên tục thì đó là do có vấn đề về tim khiến máu tuần hoàn kém khiến tay chân lạnh. Triệu chứng này rất nguy hiểm, có thể mất mạng chỉ trong một vài phút.
Tim đập nhanh
Bệnh tim, nhất là nhồi máu cơ tim sẽ khiến nhịp tim tăng nhanh, liên tục trong khoảng 10 phút. Tình trạng này thường xảy ra sau khi chúng ta vận động hoặc ăn no hay bị kích động.
Thở gấp
Thở gấp kèm theo triệu chứng hoa mắ chóng mặt chứng tỏ tim bạn không hoạt động bình thường. Nguyên nhân lý giải có thể do co bóp tim yếu nên thiếu oxy.
Mất ngủ, lo lắng
Nếu trước đây chưa từng bị bất ngủ hoặc mang tâm trạng căng thẳng, lo lắng thì có thể do tim, nhất là do nhồi máu cơ tim vì không được cung cấp được oxy và máu. Hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh tim đều nói rằng trước khi phát bệnh khoảng 1 tháng thì họ cảm thấy khó ngủ và lo lắng. Biểu hiển mất ngủ ở bệnh tim cũng khác thường, đó là bỗng nhiên tỉnh giấc vào đêm, bồn chồn lo lắng mà không phải do áp lực cũng chẳng có sự kiện gì sắp tới để phải nghĩ đến.
Đau ngực, cổ tay, vai
Đau ngực, cổ tay có thể là do bị bệnh tim, nhất là do thiếu máu tim. Vì khi tim không được cung cấp đủ máu thì nó sẽ truyền tín hiệu đau đến thần kinh trung ương qua các cơ quan xung qunah: cổ, cằm, cánh tay, bả vai,… Đặc biệt, biểu hiện sẽ chuyển biến theo từng ngày, nay đau cổ mai đau vai rồi này kia đau cằm.
»»» Xem thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ««<
Đau thắt ngực là một trong những triệu chứng của bệnh tim
Các cách sơ cứu bệnh tim
Ngoài biết dấu hiệu thì chúng ta cũng nên học cách cách sơ cứu ban đầu để kiểm soát tối đa mối nguy hiểm của bệnh tim.
Cấp cứu hồi sinh tim
Khi phát hiện các triệu chứng liên quan đến bệnh tim cần:
- Gọi Trunng tâm cấp cứu 115
- Kiểm tra các mạch ở bộ phận cổ, nếu không thấy mạch hay mạch yếu thì phải ép tim
- Ép ngực, ấn xuống khoảng 4 – 6mm, mỗi phút ấn 80 – 90 lần.
Uống thuốc Aspirin
Nếu người thân có các biểu hiện bệnh tim rõ ràng thì hãy cho họ uống Aspirin. Aspirin 300mg có thể giảm thiểu tị lệ tử vong xuống 23%, vì vậy nó chính là thuốc cứu mạng đối với người bị nhồi máu cơ tim.Tuy nhiên bác sĩ đang công tác tại Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội cảnh báo rằng không nên áp dụng cách này vì thuốc nếu không dùng đúng cách và đúng liều lượng thì sẽ tự hại chính sức khỏe của mình. Vì thế, tốt nhất là đến cơ sở T tế để các bác sĩ chẩn đoán và lên phác đồ điều trị bệnh phù hợp.
Sử dụng thuốc Nitroglycerin
Thuốc này được chỉ định để điều trị các triệu chứng ban đầu của bệnh tim. Thuốc được dùng theo đường ngậm dưới lưỡi. Tuy thuốc này không giúp bệnh nhân giảm thiểu nguy cơ tử vong nhưng nó thực sự hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân trong việc kìm hãm các triệu chứng.
Khi thuốc trong miệng bệnh nhân tan hết mà các cơn đau cũng biến mất thì đó không phải là bệnh tim mà chỉ là các chứng co thắt ngực thông thường. Ngược lại nếu 5 phút sau vẫn không thấy tình trạng trên thuyên giảm thì cần cấp cứu ngay.
Trên đây là những dấu hiệu và một số cách sơ cứu ban đầu khi gặp bệnh tim. Hy vọng những thông tin sẽ hữu ích cho bạn đọc trong việc phát hiện, điều trị bệnh này. Bên cạnh đó, chúng ta phải chủ động phòng tránh để không gặp những hậu quả nguy hiểm do bệnh gây ra.
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội
Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)
Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn - Đống Đa - Hà nội
Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651
Email: [email protected]
Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/