Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh Basedow hay còn gọi là bệnh gì, có triệu chứng như thế nào?


Basedow hay còn gọi là bệnh Graves, Parry, bướu giáp độc lan tỏa, bệnh cường giáp tự miễn, biểu hiện rõ rệt nhất là xuất hiện cục bướu ở cổ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Basedow là loại bệnh do rối loạn khả năng miễn dịch làm tuyết giáp (tuyến nội tiết ở cổ tiết nhiều hoocmon cho cơ thể) hoạt động quá năng suất khiến hooc môn được tiết ra quá nhiều gây bệnh cường giáp. Bệnh này phổ biến nhất ở nữ.

Basedow là bệnh gì

Basedow là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Biến chứng nguy hiểm của bệnh Basedow

Theo bác sĩ đang công tác tại Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bệnh nhân mắc bệnh basedow thường có hai dạng: rối loạn nhịp tim và ngoại tâm thu rung nhĩ,...có thể bị suy cường giáp. Dấu hiệu ban đầu thường là nhịp tim, huyết áp, co bóp cơ tim tăng nhanh, sau đó là khó thở, to tim, giảm sự co bóp cơ tim và huyết áp. Nếu không được điều trị kịp thời thì có thể bị lồi mắt, rối loạn thần kinh.

Triệu chứng của bệnh ở giai đọan cuối rất nguy hiểm của bệnh là lồi mắt, chiếm tỷ lệ 60%. Khi các cơ trong mắt bị sẽ đẩy nhãn cầu ra ngoài nên mắt sẽ có cảm giác to hơn. Do bị đẩy quá xa so với quỹ đạo nên bệnh nhân không nhắm được mắt, khô nhãn cầu, thậm chí bị loét nặng ở mắt khiến nhìn mờ, mất thị lực, đôi khi ảnh hưởng đến hệ thần kinh thị giác. Những người hút thuốc lá thì bệnh càng diễn biến nhanh gấp năm lần vì khói thuốc có khả năng ức chế sự hấp thu của thuốc.

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh Basedow

Những biểu hiện của bệnh Basedow tiêu biểu như:

  • Tâm trạng lo lắng, bồn chồn
  • Sức khỏe thể chất suy nhược, thường xuyên mệt mỏi
  • Nam giới thấy ngực to bất thường
  • Bệnh nhân không còn khả năng tập trung như trước
  • Giảm hoặc bị rối loạn thể lực, đôi khi nhìn một hình ảnh thành hai
  • Mắt lồi phần nhãn cầu
  • Cục bướu nổi lên ở cổ
  • Đi tiểu, tiểu đêm nhiều hơn
  • Thèm ăn, ăn không kiểm soát
  • Mồ hôi tiết nhiều hơn
  • Rối loạn tiết tố nữ, kinh nguyệt không đều, màu kinh bất thường
  • Rối loạn nhịp đập của tim, thường là đập nhanh dồn dập
  • Ăn nhiều nhưng cân nặng giảm
  • Tây chân run rẩy

Ngoài ra, bệnh Basedow còn có thể biểu hiện dưới những triệu chứng khác. Nếu thắc mắc thì nên tìm bác sĩ để được giải đáp.

Nguyên nhân gây bệnh Basedow

Bệnh bước giáp độc lan tỏa do đâu? Basedow xảy ra khi hệ miễn dịch hoạt động bất thường khiến hoạt động của tuyến giáp cũng bất thường theo, từ đó nó tiết quá nhiều hoocmon mà gây bệnh. Tuy bệnh không lây lan sang người khác nhưng nguyên nhân gây ra bệnh có thể là do di truyền.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Graves

Nguy cơ mắc bệnh Basedow càng cao nếu:

  • Người trong gia đình bị bệnh này
  • Phụ nữ dễ mắc hơn nam
  • Những người đang trong độ tuổi trung niên
  • Người bị rối loạn đường huyết: bị tiểu đường
  • Người bị viêm khớp hay các bệnh liên quan đến xương khớp
  • Suy nhược cơ thể
  • Stress kéo dài
  • Hút thuốc
  • Những phụ nữ đang mang thai

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội ««<

Basedow có triệu chứng gì

Bị lồi mắt do bệnh Basedow là 

Chẩn đoán

Để kết luận bệnh Basedow chính xác, các bác sỹ sẽ tiến hành những thủ thuật sau đây:

  • Hỏi về tiền sử gia đình
  • Xét nghiệm máu
  • Chụp X-quang, CT hoặc phóng xạ i-ốt nếu các liệu pháp trên không có kết quả.

Phương pháp điều trị bệnh Basedow

Có cách điều trị bệnh Basedow nào hiệu quả? Hiện nay, các bác sĩ sẽ áp dụng một số liệu pháp Y khoa để điều trị bệnh như sau:

Điều trị nội khoa: Trên thế giới đây là cách phổ biến còn ở Việt Nam thì chưa ưu tiên sử dụng cách này, chỉ được áp dụng khi bệnh ở giai đoàn đầu, tuyến giáp chưa quá to, chưa để lại biến chứng. Loại thuốc chỉ định dùng cho bệnh nhân bị bướu giáp độc lan tỏa là thuốc ức chế beta, đặc biệt tốt cho những người bệnh có biểu hiện tim đập nhanh, đổ mồ hôi nhiều và hay lo lắng. Hiện nay, ngoài thuốc chẹn beta thì còn có các loại thuốc khác được sử dụng để điều trị bệnh này đó là:  methimazole, carbimazole và PTU. Trong đó, carbimazole sẽ chuyển hóa thành MM trong máu nên thực tế chỉ có  MMI và PTU. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu khoa học đã kết luận độc tố trong PTU có hại cho người dùng vì thế tổ chức FDA không khuyến khích và chỉ định cho bệnh nhân.

Thông thường thì sau khi dùng thuống khoảng 12 - 18 tháng, các triệu chứng của bệnh basedow đã giảm được đến 70%. Tác dụng của thuốc là ức chế hoomon được tiết ra ở tuyến goáp và ức chế toàn bộ quá trình tổng hợp nên hooc môn này. Bên cạnh đó thuốc còn có khả năng ức chế miễn dịch, làm tê liệt sự hoạt động của các tế bào gây bệnh tuyến giáp, từ đó  làm giảm sản sinh các tự kháng thể, tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh. Tất nhiên thuốc không thể điều trị tận gốc nên bệnh có tỷ lệ tái phát khá cao sau 1 năm không sử dụng thuốc. Và cũng có rất nhiều yếu tố khác nhau tác động đến hiệu quả của việc điều trị và hiện tượng tái phát, ví dụ như: cơ địa, thời gian điều trị, sự tuân thủ nguyên tắc, chỉ định dùng thuốc của người bệnh, mức độ, tình trạng bệnh,...

Phóng xạ i-ốt hoặc phẫu thuật: Phương pháp này thường phù hợp với những bệnh nhân Basedow về mắt. Nhưng nhược điểm là không phải hiệu quả với mọi bệnh nhân và dễ gây ra các bệnh về mắt. Để tránh tình trạng này, bác sĩ thường cho sử dụng một loại thuốc để ức chế miễn dịch hoặc thuốc nhỏ mắt để giảm tình trạng kích ứng mắt hoặc đau mắt. Một nhược điểm nữa nếu điều trị bệnh bằng tia phóng xạ hoặc phẫu thuật, bệnh nhân sẽ phải sử dụng hormone thyroid để thay thế suốt đời còn lại.

Mục đích của phương pháp này là để thu nhỏ các cục bướu, tăng cường phục hồi chức năng của tuyến giáp từ hoạt động quá mức trở về bình thường. Phương pháp này được chỉ định khi điều trị bằng thuốc không khỏi, bị dị ứng do thuốc, bị bệnh gan hoặc bị tái phát, những bệnh nhân chẩn đoán đúng basedow nhưng trước không đồng ý làm phẫu thuật, tái phát sau khi đã phẫy thuật,....Ưu điểm của biện pháp này nữa là khá an toàn với trẻ em trên 10 tuổi. Đối với trẻ em dưới 10 tuổi, phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc bệnh nhân bị nhiễm độc nặng, có dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến giáp,... Kết quả có thể thấy rõ 8 - 10 tuần. Nếu tuyến giáp trở về bình thường thì không cần điều trị thêm mà chỉ cần tái khám đúng hẹn để theo dõi. Ngược lại nếu không  đỡ thì có thể phải chỉ định điều trị lần hai. Còn nếu bị nhược giáp thì phải bổ sung hoocmon tuyến giáp để thay thế.

Đối với phương pháp phẫu thuật để điều trị bệnh basedow thì nguyên tắc là phải cắt bỏ hết các tuyến , chỉ để lại một ít để duy trì chức năng tạo ra hooc môn như thường. Các biến chứng có thể gặp đó là chảy máu, nhiễm độc, suy giảm chức năng vỏ thượng thận, tê liệt thần kinh,..Để để phòng các biến chứng nguy hiểm này thì trước đó cần kết hợp với phương pháp phóng xạ i ốt. May mắn ngày nay tỷ lệ bệnh nhân bị biến chứng sau mổ giảm đi rất nhiều do sự tiến bộ của Y học.

Các cách phòng ngừa bệnh Basedow

Thực hiện lối sinh hoạt lành mạnh cùng chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh.

  • Tập luyện đều đặn
  • Không hút thuốc, tránh xa khói thuốc
  • Khám mắt thường xuyên
  • Khi bị bệnh thì phải uống thuốc đúng liều bác sĩ chỉ định
  • Tái khám đúng hẹn

Tóm lại basedow là bệnh rất hiểm, nguy cơ tử vong cao.  Tuy nhiên chúng ta có thể kiểm soát bằng cách từ bỏ những thói quen không tốt hằng ngày và khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện và điều trị kịp thời để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/