Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cách dùng thuốc Saferon như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?


Thuốc Saferon có nhiều dạng bào chế khác nhau. Do đó bạn cần nắm rõ những thông tin về thuốc: liều dùng của từng dạng bào chế, tác dụng phụ, lưu ý trong điều trị bằng thuốc… để làm tiền đề cho việc uống thuốc đúng cách, an toàn. Dưới bài viết  sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về thuốc Saferon cho các bạn. Hãy cùng theo dõi!!

Thuốc Saferon thuộc nhóm thuốc tác dụng đối với máu.

Dạng bào chế: Viên nén nhai.

Đóng gói:  Hộp 3 vỉ x 10 viên.

Thành phần: sắt phối hợp với các thành phần khác.

1. Công dụng của thuốc Saferon 

Thuốc Saferon  có tác dụng dùng trong các trường hợp như:

  • Sử dụng điều trị cho các trường hợp thiếu sắt tiềm tàng và thiếu máu do thiếu sắt.
  • Dự phòng trong trường hợp điều trị thiếu sắt và axit folic cho phụ nữa trước và trong thời kỳ mang thai và những phụ nữ ở giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Dự phòng thiếu sắt ở trẻ em đang trong lứa tuổi phát triển để đảm bảo đủ lượng sắt khuyến cáo hàng ngày.

Ngoài ra, thuốc sẽ được chỉ định sử dụng trong các trường hợp khác mà chưa được liệt kê ở trên. Hãy hỏi các bác sĩ, dược sĩ của bạn để có những thông tin cụ thể và chính xác hơn.

thuoc-Saferon 
Thuốc Saferon dạng Siro 

2. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Saferon 

Hướng dẫn sử dụng

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng in trên bao bì của sản phẩm.

Thuốc Saferon có nhiều dạng bào chế khác nhau, do đó khi bác sĩ chỉ định người bệnh dùng ở dạng nào thì nên dùng đúng theo dạng đó, không được tự ý thay đổi.

Đối với dạng bào chế là siro thì nên có dụng cụ đo lường để đúng với những liều lượng mà được bác sĩ chỉ định.

Trong trường hợp quên liều, nên uống bù trong thời gian gần nhất. Tuy nhiên nếu thời điểm uống bù gần với thời gian của liều kế tiếp thì hãy bỏ qua liều đã quên. Tuyệt đối không được uống gấp đôi liều lượng ban đầu được chỉ định.

Nếu trong quá trình điều trị nhận thấy cơ thể có những biểu hiện lạ hoặc diễn biến bệnh ngày càng xấu đi thì nên thông báo với bác sĩ để có những biện pháp thay đổi cho phù hợp hơn.

Liều dùng dành cho người lớn

Dùng trong trường hợp điều trị cho người bị thiếu sắt rõ rệt

  • Đối với những người bình thường: Sử dụng uống 1 – 3 viên thuốc/ ngày hoặc dùng 10 – 20 siro/ ngày.
  • Đối với những phụ nữ có thai: Sử dụng uống 2 – 4 viên thuốc/ ngày hoặc dùng 20 – 30 siro/ ngày.

Dùng trong trường hợp điều trị cho người bị thiếu sắt tiềm ẩn

  • Đối với những người bình thường: Sử dụng uống 1  viên thuốc/ ngày hoặc dùng 5 – 10 siro/ ngày.
  • Đối với những phụ nữ có thai: Sử dụng uống 1 – 2 viên thuốc/ ngày hoặc dùng 10 siro/ ngày.

Dùng trong trường hợp dự phòng thiếu sắt và axit folic cho phụ nữ mang thai

  • Sử dụng uống 1 – 2 viên thuốc/ ngày hoặc dùng 10 siro/ ngày.

Liều dùng dành cho trẻ em

Dùng trong trường hợp trẻ em bị thiếu sắt

  • Trẻ em từ 1 – 12 tuổi: Sử dụng thuốc dạng siro với liều lượng 5 – 10 ml/ ngày hoặc 20 – 40 giọt/ ngày.
  • Trẻ em trên 12 tuổi: Sử dụng uống từ 1 – 3 viên/ ngày hoặc dạng siro với liều lượng 10 – 20ml siro/ ngày.
  • Trẻ em dưới 1 tuổi: Sử dụng thuốc dạng siro với liều lượng 2,5 – 5 ml/ ngày hoặc 10 – 20 giọt/ ngày.
  • Trẻ em sinh mon: Sử dụng dạng siro và cho trẻ uống 6 – 10 giọt/ ngày.

Dùng trong trường hợp dự phòng cho trẻ thiếu sắt

  • Trẻ em từ 1 – 12 tuổi: Sử dụng cho trẻ uống 4 – 6 giọt/ ngày.
  • Trẻ em dưới 1 tuổi: Sử dụng cho trẻ uống từ 2 – 4 giọt.

Để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và giúp trẻ đạt được hiệu quả cao sau khi sử dụng thuốc thì nên tham khảo các bác sĩ, dược sĩ về liều dùng và tần suất sử dụng.

3. Tác  dụng phụ của thuốc Saferon 

Cũng giống với nhiều loại thuốc khác, Saferon có  thể gây ra một vài những tác dụng phụ không mong muốn cho người sử dụng, cụ thể như:

  • Bệnh nhân có thể  sẽ bị táo bón.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Buồn nôn hoặc có các triệu chứng nôn mửa.
  • Xuất hiện máu trong phân.
  • Dị ứng nặng trên da như phát ban, nổi mề đay.
  • Môi, miệng, lưỡi hoặc họng bị sưng.
  • Kích ứng dạ dày nhẹ, co thắt dạ dày gây khó chịu ở dạ dày.
  • Kèm theo đó là thân nhiệt tăng cao.

Trên đây chưa phải thông tin đầy đủ về tác dụng phụ của thuốc Saferon. Nếu người bệnh có thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với thầy thuốc để có thêm nhiều thông tin.

Để các biến chứng của bệnh không diễn biến quá nặng nên ngay khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường người bệnh nên tham khảo ý kiến  của các dược sĩ, bác sĩ hoặc đến trực tiếp các cơ sở y tế gần nhất.

>> Xem thêm các bài viết liên quan

4. Tương tác thuốc

- Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thuốc người bệnh nên liệt kê những loại thuốc đang sử dụng hoặc đã sử dụng trong thời gian gần nhất cho bác  sĩ biết và từ đó sẽ thay đổi liều lượng cho phù hợp, tránh những tác dụng phụ  khi tương tác thuốc xảy ra.

- Bên cạnh đó tình trạng sức khỏe của bạn cũng có thể làm giảm đi hoạt động của thuốc, đặc biệt như:

  • Trường hợp bệnh nhân có tình trạng lắng đọng sắt quá nhiều ở các mô như gan, phổi.
  • Có các rối loạn gây ra do cơ thể hấp thu quá nhiều chất sắt từ chế  độ ăn uống.
  • Mắc triệu chứng rối loạn sử dụng sắt.
  • Người bệnh bị thiếu máu tán huyết hoặc thiếu máu hồng cầu khổng lồ do thiếu hụt Vitamin B12.
  • Bị bệnh hồng cầu lưỡi liềm.
thuoc-Saferon 
Khi sử dụng thuốc Saferon nên kết hợp với các thực phẩm dinh dưỡng giàu chất sắt khác sò, hàu, trai, sò, điệp, ốc…

5. Thận trọng khi sử dụng  thuốc Saferon 

Một vài điều người dùng cần biết và lưu ý như:

Không nên sử dụng thuốc trong thời gian dài với những trường hợp người có lượng sắt trong máu bình thường.

Thận trọng khi sử dụng  cho nhóm  đối tượng người cao tuổi và trẻ em dưới 16 tuổi, cần có sự giám sát của người khác vì nhóm đối tượng này có khả năng miễn dịch và hấp thu thuốc kém dễ gây ra những tác dụng phụ.

Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia… vì có thể xảy ra tương tác với thuốc.

Thuốc chống chỉ định sử dụng với các trường hợp dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Hà Nội  chia sẻ đến các bạn những lưu ý giúp tăng hiệu quả khi dùng các thuốc hỗ trợ bổ sung sắt cho cơ thể:

  • Thực phẩm nên dùng để phát huy hiệu quả tối đa khi uống sắt là Vitamin C giúp cơ thể dễ hấp thu sắt , ngoài ra còn giúp cải thiện tình trạng táo bón khi uống sắt. Vì vậy, sẽ rất tốt nếu uống cùng thuốc sắt với 1 cốc nước nước hoa quả có vị chua như cam, bưởi, táo, xoài hoặc 1 viên vitamin C. Tránh uống trà, cà phê gần bữa ăn (nên uống cách bữa ăn ít nhất 1 giờ), vì những thức uống này có chứa caffein, tanin sẽ làm giảm đáng kể khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể.
  • bạn nên uống sắt lúc sáng sớm sẽ có tác dụng tốt, vì lúc này cơ thể vừa trải qua một giấc ngủ dài và cũng chính vào khoảng thời gian này là lúc hàm lượng sắt trong cơ thể đang ở mức thấp nhất.

Hy vọng những thông tin trên liên quan đến thuốc Saferon: Công dụng. liều dùng và cách sử dụng, tác dụng  phụ, tương tác thuốc... sẽ giúp ích nhiều cho bạn và những người thân. Tuy nhiên, những thông tin đó chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế những lời khuyên của các bác sĩ.