Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà và những lưu ý ngăn ngừa bệnh tái phát


Viêm mũi dị ứng là bệnh lý phổ biến, thường gặp ở nhiều người, mọi lứa tuổi. Tình trạng khi niêm mạc bị viêm sẽ gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh như hắt xì hơi, sổ mũi liên tục.. nên cần được điều trị sớm ngay khi mới xuất hiện các dấu hiệu. Hiện nay có vô số các bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng tại nhà, bạn có thể tham khảo và áp dụng theo.

1. Tìm hiểu chung về bệnh viêm mũi dị ứng

Nguyên nhân thường thấy của viêm mũi dị ứng  là do các chất bay hơi,  khói bụi hoặc phấn  hoa, nấm mốc, lông thú nuôi, khói thuốc... Đường hô hấp của người bệnh vô tình hít phải và gây kích ứng tại mũi. Đối với những trường hợp  nhẹ thì có thể xảy ra ở mũi còn nghiêm trọng  hơn có thể gây co thắt đường hô hấp hoặc gây ra các triệu chứng toàn thân khác.

Bên cạnh đó nguy cơ làm tăng nguy cơ gây ra bệnh và khiến cho tình trạng viêm  mũi dị ứng của bạn trở nên tồi tệ hơn đó là: do thời tiết trời trở lạnh, chất hóa học, độ ẩm không khí, gió, ô nhiễm không khí, keo xịt tóc, các loại nước hoa…

Căn cứ vào mức độ bệnh mà được chia  ra làm 2 loại là viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi quanh năm.

Viêm mũi dị ứng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Do đó nên điều trị sớm ngay khi có các dấu hiệu như:

  • Ngứa mũi, mắt, cổ họng hoặc các vùng da khác trên cơ thể.
  • Ho.
  • Nghẹt mũi, sổ mũi.
  • Thường xuyên bị đau đầu.
  • Phát ban trên da.
  • Chảy nước mắt.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Viêm hoặc ngứa họng.

Xem thêm các bài viết liên quan

cach-chua-viem-mui-di-ung
Viêm mũi dị ứng mãn tính là tình trạng nghiêm trọng cần điều trị sớm

2. Các bài thuốc dân gian chữa viêm mũi dị ứng tại nhà

Nếu sử dụng thuốc tây nhiều sẽ gây ra các tác dụng phụ của thuốc, do đó bệnh nhân thường lựa chọn các bài thuốc dân gian để chữa viêm mũi tại nhà với đem lại hiệu quả cao vừa an toàn cho sức khỏe, tiết kiệm chi phí. Cụ thể như:

Chữa viêm mũi dị ứng bằng cách xông hơi

- Xông hơi là một cách chữa dân gian tại nhà được nhiều người áp dụng, tác dụng đem lại sẽ giúp cải thiện được tình trạng hắt hơi, chảy mũi và làm thông thoáng mũi nhờ đẩy được các dịch mũi ra ngoài.

- Cách thực hiện

  • Chuẩn bị nước nóng và cho vào bát tô, pha thêm tinh dầu bạc hà hoặc các thảo dược như lá lốt sau đó đậy kín lại trong vòng vài phút.
  • Sau đó người bệnh dùng chiếc khăn sạch trùm lên đầu để có thể hít được những hơi nước nóng, tuy nhiên cần chú ý khoảng cách tiếp xúc với bát nước để tránh trường hợp bị bỏng hơi nước.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng trà gừng và mật ong

- Ngoài là một gia vị trong nhà bếp thì gừng còn là vị thuốc chữa được nhiều bệnh trong đó có viêm mũi dị ứng. Trong gừng có chứa hoạt chất histamine tự nhiên giúp  kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau nhức mũi, đau đầu và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

- Cách thực hiện

  • Chuẩn bị mật ong và gừng tươi.
  • Đầu tiên thái gừng thành từng lát mỏng và bỏ vào xay nhuyễn.
  • Cho gừng đã xay vào  cốc nước nóng và cho thêm vào đó một chút mật ong. Và uống cốc nước đó.
  • Mỗi ngày uống khoảng 3 cốc pha gừng và mật ong như đã hướng dẫn thực hiện ở trên.
cach-chua-viem-mui-di-ung
Sử dụng trà gừng mật ong chữa viêm mũi dị ứng được nhiều người lựa chọn

Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi ngâm rượu

- Tỏi cũng là một loại gia vị trong nhà bếp và chữa được rất nhiều bệnh về đường hô hấp khác nhau như viêm xoang, viêm họng, đặc biệt là viêm mũi dị ứng do trong tỏi có các chất kháng sinh tự nhiên giúp người viêm mũi dị ứng kháng khuẩn, kháng viêm…

- Cách thực hiện

  • Chuẩn bị tỏi khô và rượu trắng.
  • Tỏi bóc vỏ và cho vào trong rượu trắng để ngâm.
  • Khoảng 15 ngày hoặc khi rượu đã chuyển sang màu vàng là có thể sử dụng được.
  • Mỗi ngày uống một chén nhỏ để có thể phát huy được tác dụng hiệu quả.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây ngũ sắc

- Cây ngũ sắc hay có tên gọi khác là cây cỏ vôi, đây là một trong những loại thảo dược có tác dụng cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Thành phần có trong cây hoa ngũ sắc sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng do bệnh gây ra như sốt, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi…. Ngoài ra hoa ngũ sắc còn chữa các hợp chất Caryophyllene, Cadinen, Demetoxygeratocromen, Geratocromen… có tác dụng giảm phù nề, chống viêm, chống dị ứng rất tốt.

- Cách thực hiện

  • Sử dụng hoa ngũ sắc tươi giã nát và vắt lấy nước rồi lấy tăm bông thấm nước đó và nhét vào mũi.
  • Giữ nguyên trong đó khoảng 15 – 20 phút thì xì mũi để loại bỏ được các dịch nhầy có trong mũi.
  • Một cách khác có thể làm là đun sôi cây cỏ ngũ sắc và đun sôi và dùng hơi đó để xông. Làm như vậy sẽ  khiến cho mũi của người bệnh được thông thoáng và dễ chịu hơn.

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây hoa xuyến chi

- Trong hoa xuyến chi có chứa các thành phần có lợi cho cơ thể như acetone, methanol , magie, sắt, kẽm, mangan… cùng với đặc tính đắng và có tính hàn thì loại thảo dược này thường có tác dụng giúp sát khuẩn, giải độc cho cơ thể.

- Cách thực hiện

  • Chuẩn bị hoa xuyến chi tươi.
  • Đầu tiên bạn nên rửa sạch hoa với nước muối loãng.
  • Giã lấy nước cốt.
  • Dùng bông sạch thấm nước cốt lá xuyến chi vào hai bên lỗ mũi.
  • Duy trì thực hiện mỗi ngày 2 lần để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng.

Tuy nhiên khi hái hoa xuyến chi để sử dụng thì nên chú ý vì đây là một loài mọc dại rất có thể bị nhiễm thuốc trừ cỏ. Điều này sẽ gây hại đến sức khỏe của bạn khi vô tình dùng đến.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây cà gai

- Cây cà gai thường được sử dụng làm thuốc chữa đau nhức xương khớp, viêm xoang hoặc viêm mũi dị ứng trong y học cổ truyền bởi đặc tính ấm, giúp giảm đau, kháng viêm.

- Cách thực hiện

  • Lá cây cà gai tươi đem về thái khúc và phơi khô, bảo quản cẩn thận trong hũ kín để dùng dần.
  • Khi cần điều trị bệnh thì đem lá đã phơi khô ra đốt, hít phần khói bốc lên.
  • Cần thực hiện đúng hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng.
  • Lặp lại cách trên trong khoảng 5 phút và lặp lại 2 lần/ ngày.

Khi sử dụng những mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng dân gian trên người bệnh  cần thực hiện đúng cách mới đem lại hiệu quả.

Các biện pháp chữa viêm mũi dị ứng bằng mẹo dân gian an toàn, lành tính, lại đơn giản, tiết kiệm, tuy nhiên bệnh nhân không nên quá phụ thuộc vào những phương pháp này mà chỉ nên coi đây các giải pháp hỗ trợ vì chúng không tác động trực tiếp tới căn nguyên gây ra bệnh mà chỉ giúp giảm triệu chứng do bệnh gây ra. Và cần thực hiện thường xuyên trong thời gian dài thì mới thấy được hiệu quả của các phương pháp đó.

cach-chua-viem-mui-di-ung
Để ngăn ngừa viêm mũi dị ứng, bạn nên tránh các tác nhân gây dị ứng. 

3. Những lưu ý  khi chữa viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng sẽ rất dễ tái phát nếu người bệnh không thực hiện phòng ngừa tốt. Một số lưu ý để tránh bệnh tái phát như:

  • Khi thời tiết thay đổi thất thường hãy có các biện pháp để bảo vệ và giữ ấm cơ thể.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như: phấn hoa, lông cho mèo, hóa chất, bụi bẩn.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, môi trường sống sạch sẽ, tránh ẩm ướt và ngăn ngừa được sự hình thành của nấm mốc.
  • Vệ sinh tai mũi họng bằng nước muối sinh lý.
  • Tránh tổn thương niêm mạc bằng cách không ngoáy mũi bằng tay.
  • Ăn uống tránh đồ sống, lạnh, tanh, tránh uống rượu, tránh khói thuốc lá.
  • Tránh stress, các chất kích thích và giảm sử dụng thuốc aspirin.
  •  Kiên trì rèn luyện thân thể để nâng cao sức đề kháng cơ thể, giảm béo phì.
  • Điều trị triệt để các ổ nhiễm trùng ở mũi xoang và vùng răng miệng.

Trên đây là thông tin về các bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng dân gian  do  Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạc chia sẻ. Tuy nhiên hầu hết các cách này chỉ được truyền  miệng trong dân gian mà chưa được kiểm chứng bằng nghiên cứu khoa học. Bạn nên tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa hoặc chỉ thực hiện khi hiểu rõ và làm đúng cách.