Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cách chữa bóng đè khi ngủ hiệu quả để ngon giấc hơn


Khi ngủ cơ thể có cảm giác bị liệt toàn thân, hoàn toàn tỉnh táo mà không thể cử động chân tay chính là hiện tượng bóng đè. Nếu bạn biết cách xử lý thì sẽ dễ dàng thoát khỏi được tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn những kiến thức về cách chữa bóng đè khi ngủ.

Bóng đè là tình trạng khi đang ngủ thì chợt tỉnh giấc và cảm thấy khó ngủ, người tê cứng, không thể nhúc nhích được như có cảm giác đè nặng lên người. Tuy nhiên rất cố gắng để thức dậy và thoát khỏi tình trạng đó nhưng chân tay vẫn không thể cử động được.

Ngay lúc đó muốn lên tiếng để gọi người bên cạnh nhưng không thể phát ra tiếng được rõ ràng. Sau khoảng một thời gian mới có thể trở lại trạng thái bình thường.

Theo như lý giải của khoa học thì bóng đè là hiện tượng rối loạn giấc ngủ mỗi khi bắt đầu giấc ngủ bà không hề làm tổn thương bản thân.

Đa phần hiện tượng bóng đè sẽ thường xuất hiện ở những người có thể trạng sức khỏe kém, cơ thể bị suy nhược hoặc đang gặp phải stress các vấn đề trong cuộc sống, người thường xuyên sử dụng các chất kích thích, rượu, bia…

Đối với lý giải của tâm linh thì bạn bì bóng đè có thể là do hướng nhà không tốt, cổng chính hoặc cửa nhà có đối diện với ngã 3 – ngã 4 khi đó các sóng bức xạ hoặc tia hồng ngoại của các loại xe ở ngoài đường sẽ chiếu vào nhà gây ra cho chúng ta khó chịu, mệt mỏi và có thể dẫn đến hiện tượng bóng đè. Hoặc cũng có thể do nhà không hợp phong thủy, bài trí đồ đạc trong nhà không đúng, người đã khuất hoặc ma quỷ…

1. Bị bóng đè có nguy hiểm không?

Từ xa xưa đã xảy ra hiện tượng bóng đè và thường đi kèm với các rối loạn giấc ngủ khác, trong đó có chứng ngủ rũ. Đây chính là một dạng của rối loạn thần kinh và sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ. Chính điều này làm cho bạn không thể kiểm soát được con ngủ và có thể buồn ngủ nhiều ngay cả ban ngày.

Hiện tượng bóng đè tuy không gây ra nguy hiểm gì đến sức khỏe nhiều tuy nhiên tạo ra cho bạn cảm giác hoang mang, lo sợ mỗi khi bước vào giấc ngủ.

Có trường hợp  cả đời chỉ bị 1 – 2 lần nhưng cũng có những người bị bóng đè thường xuyên.

Xem thêm các bài viết liên quan

cach-chua-bong-de
Có cách nào để chữa bóng đè khi ngủ không?

2. Cách chữa bóng đè khi ngủ

Ngay khi bạn cảm nhận được rằng mình đang có các triệu chứng của bóng đè thì sẽ rất sợ hãi nhưng đây chính là lúc bạn cần giữ bình tĩnh nhất để thực hiện một vài cách chữa bóng đè, cụ thể như sau:

Không nên phản kháng

Mặc dù khi bị bóng đè không ai cảm thấy dễ chịu, tuy nhiên bạn cũng không nên quá hoảng loạn vì chính điều này sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Nên nhớ giữ bình tĩnh và tuyệt đối không nên phản kháng lại các dấu hiệu của tình trạng bóng đè.

Co duỗi ngón chân

Khi bị bóng đè thường thì bạn sẽ bị liệt ở phần bụng, ngực và cổ họng.  Do đó bạn nên cố gắng tập trung vào ngón tay hoặc ngón chân và thử cử động chúng.

Việc cử động một bộ phận nào đó sẽ giúp đánh thức cơ thể, thoát khỏi tình trạng bị bóng đè. Nếu trường hợp đã cố gắng tập trung lực mà vẫn không thể cử động được chân hoặc tay thì nên dừng lại để hạn chế làm ảnh hưởng trầm trọng thêm cho cơ thể.

Tập trung hít thở

Hãy cố gắng kiểm soát tốt hơi thở của bản thân và lấy lại bình tĩnh để giúp cải thiện nhanh chóng tình  trạng tê liệt. Đồng thời còn giảm bớt sự sỡ hãi đang hiện hữu trong cơ thể bạn.

Dùng tiếng ho

Bóng đè không làm cho các bộ phận bên trong cơ thể bị ảnh hưởng do đó bạn nên cố gắng dùng chúng để đánh thức bản thân.

Có những trường hợp không thể tập trung hít thở được nhưng vẫn có thể ho được, do tiếng ho chịu sự điều khiển và kiểm soát của hệ thần kinh thực vật điều này cũng lý giải vì sao bạn ho ngay cả khi ngủ.

Điều quan trọng khi bị bóng đè vẫn là bạn cần giữ bình tĩnh để tự tập trung đánh thức bản thân.

Co giật khuôn mặt

Hãy thử co giật mặt của mình từ 2 – 3 lần ngay cả trong lúc bạn bị rơi vào trạng thái tê liệt và dẫn đến bóng đè.

Chính việc tập trung vào để co giật khuôn mặt thì sẽ giúp bạn thoát ra khỏi tình trạng bóng đè.

Tuy nhiên nếu các dấu hiệu khó chịu của bóng đè vẫn liên tục tái diễn thường xuyên gây ra ảnh hưởng nhiều đến tinh thần thì bạn hãy đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán chính xác. Bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc an thân trong thời gian ngắn như thuốc trầm cảm ba vòng. Các nhóm thuốc này có công dụng hạn chế sự bất động, giảm ảo giác khi bạn thức dậy hoặc khi bạn mới bắt đầu vào những giấc ngủ nhanh.  Nên duy trì điều trị trong vòng vài tháng, thường xuyên theo dõi các triệu chứng, tần suất của hiện tượng đó có được cải thiện hay không.

cach-chua-bong-de
Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng bị bóng đè

3. Cách phòng ngừa tình trạng bóng đè

Theo các chuyên gia đang trực tiếp giảng dạy tại Cao Đẳng Điều Dưỡng Hà Nội nếu bạn không muốn bị và phòng tránh hiện tượng bóng đè thì nên chú ý một số biện pháp dưới đây:

  • Thay đổi tư thế ngủ: Khi đi ngủ bạn nên nằm nghiêng sẽ đẩy lùi được tình trạng bóng đè. Cách này được nhiều người lựa chọn và sử dụng ngay cả khi người bị thần kinh yếu thì khi nằm nghiêng cũng không còn gặp phải bóng đè.
  • Bạn đang gặp các vấn đề căng thẳng thì nên giải quyết những điều đó để làm giảm các triệu chứng của bóng đè.
  • Nên ngủ đủ giờ, thường sẽ phải ngủ 7 – 8 tiếng. Xây dựng thời gian ngủ nghỉ hợp lý. Đặc biệt khi ngủ cần trong một môi trường yên tĩnh, thoáng mát, rộng rãi, tạo cảm giác thoải mái khi ngủ. Những người thường xuyên bị bóng đè nên trang bị cho mình giường ngủ sạch sẽ, êm ái.
  • Không nên dùng các chất kích thích, rượu bia trước khi đi ngủ trước khoảng 2 – 3 tiếng. Cũng không nên ăn quá no trước giờ đi ngủ. Thuốc lá, thuốc lào cũng là nguyên nhân gây khó ngủ nên bạn cần chú ý hạn chế để có được giấc ngủ ngon phòng tránh hiện tượng bóng đè.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt, cuộc sống lành mạnh, ăn uống điều độ.. để có sức khỏe tốt, cơ thể khỏe mạnh nên không bị bóng đè.
  • Giảm sự căng thẳng trong cuộc sống, dành nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi, thư giãn, nghe nhạc, đọc sách… để lấy lại sự cân bằng cho bản thân.
  • Còn nếu theo tâm linh thì khi bị bóng đè bạn có thể kiếm nhọ nồi bôi vào gan bàn chân, hoặc lấy cành dâu tằm, dao để dưới gối bạn ngủ, đặt ở đầu giường, niệm phật khi bị bóng đè cũng có thể thoát khỏi tình trạng bóng đè.
  • Giữ bình tĩnh để áp dụng các mẹo chữa bóng đè để giúp cơ thể tỉnh lại một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.

Những thông tin trên đây nhằm giúp cung cấp cho các bạn cách chữa bóng đè hiệu quả. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu còn băn khoăn gì về hiện tượng này thì nhớ theo dõi thêm các chuyên mục bài viết tiếp theo để được giải đáp nhé.