Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bổ sung lợi khuẩn Lactobacillus đúng cách tốt cho cơ thể


Lactobacillus tồn tại như một loại vi khuẩn có lợi trong cơ thể, được tìm thấy ở miệng, âm đạo và ruột của mỗi người. Bạn có thể bổ sung Lactobacillus cho cơ thể để điều trị một số bệnh lý, tuy nhiên việc bổ sung này cần có sự chỉ định của bác sĩ, thông tin trong bài viết dưới đây sẽ mang tính chất tham khảo, bạn hãy theo dõi nhé. 

Lactobacillus Acidophilus là gì?

Lactobacillus Acidophilus tồn tại dưới dạng vi khuẩn có lợi trong dạ dày và ruột con người mà không gây hại. Vi khuẩn Lactobacillus xuất hiện trong các dạng sữa chua lên men, tốt cho cơ thể. 

Lợi khuẩn hoạt động trong cơ thể

>>Tham khảo thêm: Thuốc kháng sinh Zinnat điều trị nhiễm trùng cho người lớn và cả trẻ em

Bạn có thể bổ sung lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus được bào chế dưới dạng viên nang, bột, viên nén, tấm wafer hoặc thuốc đặt âm đạo. Không chỉ được dùng như một loại chất bổ sung, lợi khuẩn Lactobacillus còn được tìm thấy trong ở những loại sữa chua, hay một số loại thực phẩm.

Lợi khuẩn Lactobacillus thường dùng điều trị các bệnh về đường ruột và âm đạo, nhưng cách sử dụng theo sự hướng dẫn của các bác sĩ.

Công dụng của lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus

Trong dạ dày, đường ruột hay âm đạo thường có tồn tại cả vi khuẩn có lợi và có hại, chúng hoạt động cân bằng giúp cho chức năng của các bộ phận này đảm bảo. Tuy nhiên khi gặp phải một số điều kiện không thuận lợi như dùng thuốc kháng sinh, ăn uống thất thường sẽ làm thay đổi sự cân bằng bình thường của hệ vi khuẩn, nấm men trong cơ thể. 

Ngoài ra thì Lactobacillus còn sử dụng chủ yếu cho đường ruột điều trị một số vấn đề như tiêu chảy, ruột kích thích; điều trị bệnh chàm, nhiễm trùng được tiết niệu, nhiễm nấm âm đạo, hay với những người không dung nạp đường sữa. Lợi khuẩn chủ yếu tồn tại trong một số loại sữa, đồ uống, thực phẩm như sữa chua, nước trái cây hay đồ uống đậu nành. Hay ở một số loại thuốc bào chế dưới dạng viên nén, viên nang, hay dạng bột. Thường những sản phẩm khác nhau cũng sẽ có những công dụng khác nhau. Bởi vậy mỗi người khi có mong muốn sử dụng thì cần phải kiểm tra nhãn để nắm được hết những thông tin về việc sử dụng những sản phẩm cụ thể.

Cơ chế hoạt động của lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus trong cơ thể

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về hoạt động của vi khuẩn Lactobacillus trong cơ thể. Do vậy khi có nhu cầu dùng thuốc bổ sung lợi khuẩn này thì bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Thông tin do các dược sĩ trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội tổng hợp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo:

  • Bổ sung lợi khuẩn Lactobacillus với hệ tiêu hóa, có chức năng tiêu hóa thức ăn tốt hơn đồng thời giúp cơ thể được hấp thụ chất dinh dưỡng đảm bảo, Nhất là với những người gặp phải chứng không dung nạp đường lactose trong các thành phần của sữa;
  • Điều trị bệnh tiêu chảy do một số nguyên nhân như nhiễm trùng đường tiêu hóa ở cả trẻ em và người lớn, hay phòng ngừa nguyên nhân do dùng thuốc kháng sinh... 
  • Hạn chế các loại vi khuẩn, virus gây ra nhiễm trùng bao gồm eczema, nhiễm trùng âm đạo hoặc để trị mụn. Ngoài ra thuốc còn giúp làm giảm những triệu chứng của bệnh Lyme, tăng cường hệ miễn dịch, hay điều trị nổi mề đay;
  • Làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, từ đó điều trị một số bệnh cholesterol cao. Từ đó, lợi khuẩn Lactobacillus sẽ giúp hấp thu cholesterol trong hệ tiêu hóa từ đó sẽ tạo màng tế bào cho chính mình, có tác dụng làm giảm lượng cholesterol đi vào máu;

Ngoài ra, lợi khuẩn Lactobacillus còn có tác dụng chống tái phát bệnh ung thư niêm mạc bàng quang. Tuy nhiên, thì các tác dụng này vẫn chưa được các nhà nghiên cứu chứng minh.

Liều dùng Lactobacillus như thế nào?

Khi sử dụng thuốc bổ sung lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus, chú ý liều dùng thường được tính bằng số lượng vi khuẩn vào cơ thể, con số này vẫn chưa thực sự chính xác.

Với người lớn, liều dùng thuốc bổ sung Lactobacillus khoảng 15 tỷ vi khuẩn sẽ có chức năng tăng cường hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Việc bổ sung quá liều sẽ làm phản tác dụng, gây ra những vấn đề ở hệ tiêu hóa, đồng thời nếu sử dụng ít hơn sẽ không đủ vi khuẩn để phát huy hết tác dụng.

Với trẻ em, khi có nhu cầu bổ sung lợi khuẩn dưới hình thức nào cũng cần được sự cho phép của bác sĩ. Nhất là với trẻ dưới 3 tuổi.

Thường mỗi đối tượng, độ tuổi hay tình trạng sức khỏe sẽ được chỉ định sử dụng liều dùng lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus khác nhau. 

Tác dụng phụ của Lactobacillus trong cơ thể

Đa số những trường hợp khi bổ sung lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus đều khá lành tính và ít gây ra tác dụng phụ. Dù vậy với những bệnh nhân không  thể dung nạp đường lactose thì thường sẽ xuất hiện những triệu chứng khó chịu khi sử dụng dạng sữa.

Một số triệu chứng tác dụng phụ thường gặp:

  • Đầy bụng, ợ hơi;
  • Nhiễm trùng từ mức độ nhẹ đến nặng với người suy giảm hệ miễn dịch.

Những triệu chứng tác dụng phụ ở trên không phải xảy ra với bất kỳ trường hợp nào. Mỗi người gặp phải biểu hiện khác nhau. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả thì bạn hãy dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng, giảm liều dùng.

Thận trọng khi dùng thuốc bổ sung lợi khuẩn Lactobacillus

Với những người không dung nạp đường lactose, thì không nên bổ sung Lactobacillus dưới dạng sữa hay các loại thuốc được bào chế dưới dạng viên nén.

Bổ sung lợi khuẩn Lactobacillus cho cơ thể

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp Lactobacillus vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cũng như chống nhiễm trùng.

Nếu như bạn bị nhiễm trùng nấm khi sử dụng Lactobacillus acidophilus hay do các thuốc kháng sinh, thì mỗi người nên chú ý sử dụng thuốc kháng sinh theo yêu cầu của các bác sĩ.

Trước khi sử dụng Lactobacillus thì bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để cân nhắc những lợi ích và nguy cơ. Từ đó giúp bạn đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Một số trường hợp đặc biệt:

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: có thể được dùng các sản phẩm chứa Lactobacillus acidophilus. Nếu như cho trẻ dùng Lactobacillus acidophilus trong sáu tháng đầu sau khi sinh thì sẽ làm tăng khả năng bị dị ứng với sữa bò ở trẻ.

Chú ý dùng Lactobacillus trong một số trường hợp sau:

  • Sốt cao;
  • Rối loạn dạ dày;
  • Hội chứng ruột ngắn;
  • Có các vấn đề miễn dịch hoặc không dung nạp lactose;
  • Đang dùng các thiết bị chỉnh nha (niềng răng), có vấn đề về nhai, hoặc răng không thẳng. Điều này có thể gây ra sâu răng.

Tương tác của Lactobacillus với thuốc khác

Lợi khuẩn Lactobacillus có thể tương tác với bất kỳ loại thuốc nào trong thời gian sử dụng. Từ đó làm tăng nguy cơ bị tác dụng phụ và thay đổi hoạt động của thuốc. Hãy báo cho bác sĩ về tất cả những loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm cả thuốc kê đơn, không kê đơn, thảo dược, thực phẩm chức năng... Nhất là một số trường hợp dưới đây:

  • Với các thuốc kháng axit: nên sử dụng trước từ 30 – 60 phút trước khi dùng Lactobacillus acidophilus.
  • Thuốc Lactobacillus acidophilus không dùng đồng thời với thuốc kháng sinh, khoảng cách giữa hai loại thuốc ít nhất 2 giờ.
  • Khi kết hợp Lactobacillus acidophilus với azulfidine thì sẽ giảm tác dụng của azulfidine.
  • Ngoài ra không dùng đồng thời thuốc Lactobacillus acidophilus đồng thời với thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc antineoplastics.

Những thông tin về lợi khuẩn Lactobacillus hi vọng sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện và biết cách sử dụng hiệu quả. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!