Bị chó cắn có sao không? Tiêm mấy mũi? Nên kiêng ăn gì?... Đó sẽ là thắc mắc của khá nhiều người khi bị cho cắn. Dưới bài viết sẽ có lời giải đáp cho những thắc mắc ở trên. Mời bạn đọc hãy cùng theo dõi!
Bị chó cắn nên làm gì?
Để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất khi bị chó cắn dù chưa xác định được có bị dại hay không thì bạn cũng vẫn nên xử lý ban đầu như:
Làm sạch vết thương
Đây là việc cần làm đầu tiên ngay sau khi bị chó cắn. Nên rửa vết thương dưới vòi nước sạch để hạn chế đến mức tối đa các mầm mống gây bệnh sẵn có tiềm ẩn trong vết chó cắn.
Tiếp đến dùng bông và cồn để sát trùng vết thương lại một lần nữa. Đổ cồn ra bông và thấm nhẹ vào vết thương, không nên chà xát mạnh. Tuyệt đối không nên dùng cồn để rửa vết thương vào những vị trí nhạy cảm như gần mắt…
Lựa chọn thuốc sát trùng
Hãy lựa chọn các loại thuốc sát trùng chuyên du ngj như oxi già hoặc cồn iod hoặc Povidone, Iodine… nhằm loại bỏ tối đa các vi khuẩn có hại. Việc dùng sát trùng sẽ gây đau và cảm giác xót cho người dùng nên cần chú ý.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Dấu hiệu nhận biết ung thư da và cách phòng ngừa mà bạn cần biết
- Ho khạc ra máu là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm
- Bật mí cách chữa rụng tóc ở nữ giới hiệu quả và an toàn
Cầm máu
Trog vòng 10 – 15 phút sau khi bị chó cắn mà vết thương cẫn chảy máu không ngừng mà chưa được cầm máu thì bạn nên dùng đến gạc y tế đặt lên chỗ chảy máu. Gạc sẽ giúp bạn cầm máu hiệu quả, bạn có thể mua gạc y tế tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Cứ giữ nguyên miếng gạc tại vị trí đó vì sẽ gây chảy máu nhiều hơn rất nhiều.
Có những trường hợp vết thương bị chảy máu phun thành tia và không dừng lại thì lúc này lên dùng dây thun để garo xung quanh vết thương. Và nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời được xử lý tránh trường hợp mất máu quá nhiều.
Nâng cao vùng vết thương
Hành động này cũng là một giải pháp giúp cầm máu hoặc hạn chế việc chảy máu của vết thương.
Chó cắn ở vùng cánh tay, chân… thì nên nâng cao các vị trí đó lên.
Tiêm phòng dại
Khi thực hiện một vài bước sơ cứu ở trên xong thì bạn nên đến các cơ sở chuyên tiêm chủng để thực hiện việc tiêm phòng dại. Bên cạnh đó bạn cũng cần theo dõi tình trạng con chó đã cắn bạn cho bác sĩ biết để có chỉ định phù hợp hơn.
Bị chó cắn kiêng ăn gì?
Bị chó cắn không nên ăn gì? Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người thắc mắc khi bị chó cắn nên kiêng ăn những loại thực phẩm nào. Thì theo ý kiến của nhiều chuyên gia thì khi bị chó cắn bạn không cần phải kiêng loại đồ ăn nào cả. Nên sử dụng đầy đủ các nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng nhằm cung cấp các dưỡng chất, Vitamin... để có thể cung cấp đầy đủ cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng chống lại các vi khuẩn có hại ở vị trí vết thương và giúp phục hồi nhanh hơn.
Tuy nhiên bạn cần hạn chế những chất kích thích như rượu, bia, thực phẩm có hại cho sức khỏe. Nếu khi ăn loại thực phẩm nào mà bạn có các dấu hiệu như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu thì cần phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kịp theo dõi.
Phòng chống bệnh dại như thế nào?
Hạn chế tới mức tối đa nguy cơ mắc bệnh dại bạn cần chú ý một vài điều dưới đây:
- Các hộ dân cần hạn chế nuôi chó, mèo. Đối với những nhà nuôi chó mèo thì nên tiêm phòng cho vật nuôi theo đúng định kỳ hoặc theo các đợt tiêm phòng bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Bên cạnh đó có các biện pháp nuôi nhốt hợp lý, không nên thả rông, tuyệt đối chú ý không cho trẻ lại gần chơi đùa với trẻ, đặc biệt là khi chó, mèo đang ăn.
- Về tiêm phòng bệnh dại, nạn nhân cần phải được tiêm đầy đủ 5 mũi, đúng lịch, không được uống rượu bia, thuốc ức chế miễn dịch và thuốc Corticoid.
- Khi nhận thấy chó, mèo có các biểu hiện của bệnh dại thì bạn nên báo cho các cơ quan thú y tại địa phương để có những biện pháp xử lý hoặc tiêu hủy chó, mèo bị dại.
- Theo dõi tình trạng con vật sau khi cắn người trong vòng 15 ngày. Nếu có những dấu hiệu sốt, lên cơn dại hoặc chết thì cần phải có biện pháp xử lý.
- Khi đi đến nhà người quen đang nuôi chó, cách tốt nhất là hãy để chủ chó dẫn chúng ta vào nhà. Khi chó đang ngậm thứ gì đó trong miệng thì đừng bao giờ cố lấy thứ đó ra.
- Mọi người cũng không nên lấy bất cứ thứ gì đang nằm trong khay đựng thức ăn của chó. Điều này đặc biệt cần tránh với người lạ.
- Một lưu ý cũng rất quan trọng khác là đừng bao giờ ôm chó vào lòng, ngay cả với những con chó thân thiện, hiền lành nhất.
Những thông tin bài viết do Cao đẳng Y Dược Hà Nội chia sẻ trên đây hi vọng giúp các bạn có những kiến thức bổ ích khi bị chó cắn. Nếu có những thắc mắc nào về bài viết này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.