Viêm thanh quản cấp là tình trạng viêm niêm mạc của thanh quản kéo dài dưới 3 tuần. Ở Việt Nam bệnh xảy ra khá phổ biến với nguyên nhân chủ yếu là do virus xâm nhập vào cơ thể. Bệnh có nguy hiểm không và cách điều trị ra sao? Bạn đọc hãy cùng theo dõi dưới bài viết để có lời giải đáp chi tiết!
Viêm thanh quản cấp là hiện tượng niêm mạc của thanh quản bị viêm, phù nề và có đôi khi còn loét ra và lan xuống các lớp sâu hơn gây ra viêm cơ, hoại tử sụn, kéo theo sưng dây thanh âm.
Thông thường nếu thời gian bị viêm quản kéo dưới 3 tuần thì sẽ được gọi là viêm thanh quản cấp. Việc phân loại sẽ dựa vào mức độ độ tuổi của người bệnh như:
- Viêm thanh quản cấp ở trẻ em: thường gặp trong bối cảnh viêm thanh khí phế quản cấp, thường gặp ở trẻ trai hơn trẻ gãi, trong khoảng từ 6 đến 36 tháng tuổi, phổ biến nhất khi trẻ được 2 tuổi.
- Viêm thanh quản cấp ở người lớn: tỷ lệ mắc sẽ thấp hơn trẻ em. Khả năng mắc bệnh cao nhất là vào mùa thu.
1. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm thanh quản cấp
- Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm thanh quản cấp là do nhiễm virus từ cảm lạnh, cảm cúm hoặc hát, hò hét quá nhiều.
- Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác như:
- Dị ứng
- Viêm phế quản.
- Chấn thương.
- Chất kích thích, hóa chất.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
- Nhiễm khuẩn.
- Viêm phổi.
- Viêm đường hô hấp trên do virus.
- Bệnh Croup và viêm nắp thanh quản… là những bệnh lý thường xảy ra ở trẻ em và có thể dẫn đến tắc nghẽn đường hô hấp nguy hiểm đến tính mạng.
- Ngoài những nguyên nhân ở trên sẽ còn các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm thanh quản cấp như:
- Những người có đặc thù công việc phải nói, hát nhiều và to.
- Bị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh, viêm phế quản, viêm xoang;
- Người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc, uống rượu thường xuyên.
Viêm thanh quản cấp là một căn bệnh khá phổ biến. Nếu người bệnh còn thắc mắc có thể tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa để biết thêm nhiều thông tin.
2. Triệu chứng của bệnh viêm thanh quản cấp
Một số các triệu chứng điển hình của bệnh như:
- Khó nói, mất giọng: Người bệnh khi bị viêm thanh quản, dây thanh âm khép không kín làm khi đó nói chuyện làm cho lượng không khí từ phổi đi ra gấp ba lần những người bình thường, đặc biệt khó khăn hơn và nghiêm trọng hơn có thể là mất giọng.
- Khô, ngứa và đau rát cổ họng: Bệnh làm cho dây thanh quản bị kích ứng gây viêm tạo cảm giác khó chịu và ngứa ngáy. Khi mắc viêm thanh quản cấp thì sẽ xuất hiện nhiều các triệu chứng khô, đau rát cổ họng nhiều hơn vào buổi sáng.
- Ho: Bệnh nhân thường gặp triệu chứng viêm thanh quản như ho khan, ho khù khụ gây bỏng rát trong cổ họng, có thể kèm theo đờm.
- Sốt: Các triệu chứng ho kèm theo sốt ban đầu của bệnh có thể giống với cảm sốt thông thường. Tuy nhiên sau đó sẽ bắt gặp với những cơn sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 38,4 độ C thường xuyên hơn.
3. Bệnh viêm thanh quản cấp có nguy hiểm không?
Các chuyên gia đang trực tiếp giảng dạy tại Cao Đẳng Điều Dưỡng Hà Nội chia sẻ nếu bệnh viêm thanh quản cấp không được điều trị sớm và kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
Đối với trường hợp mắc bệnh là trẻ em
Viêm thanh quản cấp ở trẻ em cần phải được theo dõi cẩn thận vì dễ gây khó thở thanh quản và có thể ảnh hưởng đến tính mạng trẻ. Cụ thể bệnh có thể gây ra các biến chứng như:
- Viêm thanh quản hạ thanh môn: Bệnh xảy ra ở trẻ nhỏ từ 1 - 3 tuổi. Hầu hết các triệu chứng của bệnh thường tiến triển nhiều vào ban đêm đối với những trẻ đang bị viêm mũi họng thông thường.Tiếng ho cứng, ông ổng, giọng nói gần như bình thường nhưng sau đó trở nên trầm và cứng hơn. Sáng dậy trẻ vẫn chơi bình thường
- Viêm thanh nhiệt: Bệnh do vi khuẩn Hemophilus Influenza gây ra với các triệu chứng như nắp thanh nhiệt bị sưng nề, nuốt đau, khó thở tăng tiết, nhiều nước bọt, cổ ngả về trước, khó thở tăng khi nằm ngửa thường .
- Viêm thanh quản bạch hầu: Nguyên nhân gây ra bệnh là do vi khuẩn Loeffler xâm nhập vào thanh quản gây phù nề và loét có màng giả. Màng giả trắng, dai, dính, bít tắc đường thở gây khó thở thanh quản nặng dần, nói khàn, kèm theo sốc nhiễm độc nội độc tố khiến tiên lượng rất nặng, dễ dẫn tới tử vong.
Xem thêm các tin bài liên quan
- Thuốc Gemcitabine thường được sử dụng trong điều trị bệnh gì?
- Hướng dẫn liều lượng sử dụng thuốc lợi tiểu Furosemid
- Sử dụng thuốc tẩy giun Fugacar ở thời điểm nào để đạt hiệu quả cao nhất?
Đối với trường hợp mắc bệnh là người lớn
Bệnh thường không gây ra các tình trạng nguy hiểm và có khả năng hồi phục tốt khi xảy ra với đối tượng là người lớn. Tuy nhiên vẫn có thể xảy ra các biến chứng nếu không điều trị đúng cách:
- Thể xuất tiết: Người bệnh có các triệu chứng như sốt, mệt mỏi kéo dài.
- Thể phù nề: Giai đoạn phát triển của thể xuất tiết, ở vị trí thanh nhiệt và mặt sau của sụn phễu sẽ có hiện tượng phù nề. Người mắc bệnh sẽ có cảm giác đau khi nuốt, khó thở, tiếng nói thì không có thay đổi nhiều. l
- Thể loét: Soi thanh quản thấy những vết loét nông, bờ đỏ, sụn phễu và sụn thanh nhiệt bị phù nề.
- Thể hoại tử: Lúc nàu màng sụn bị viêm và bị hoại tử, các tổ chức liên kết lỏng lẻo ở cổ bị viêm tấy, cứng hoặc viêm tấy mủ, thanh quản bị sưng to và có màng giả che phủ. Người bệnh thấy khó nói, nuốt đau và khó thở.
- Triệu chứng toàn thân rầm rộ, nhiệt độ cao, mạch nhanh yếu, thở nhanh nông, huyết áp thấp, nước tiểu có Albumin, tiên lượng rất xấu, thường tử vong do phế quản viêm trụy tim mạch.
4. Các biện pháp điều trị bệnh Viêm thanh quản cấp tính
Điều trị không thuốc
Hầu hết bệnh viêm thanh quản cấp có thể tự khỏi trong vòng 1 - 2 tuần. Bên cạnh đó người bệnh có thể dùng các biện pháp chăm sóc sức khỏe để nhằm cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh như:
- Dùng máy tạo ẩm để người bệnh thở không khí ẩm.
- Tránh nói hoặc hát quá lớn trong một thời gian dài ít nhất là trong thời gian điều trị bệnh. Nếu cần thiết phải nói to và lâu thì nên nhờ đến sự hỗ trợ của các thiết bị khuyếch đại âm thanh.
- Tránh các thuốc xịt mũi vì làm khô họng.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin A, C, E.
Điều trị bằng thuốc
Việc điều trị bằng thuốc cần theo đúng chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Hiện nay, các nhóm thuốc thường được chỉ định trọng viêm thanh quản cấp:
- Thuốc kháng sinh: Chỉ định dùng trong các trường hợp bị viêm thanh quản cấp do vi khuẩn gây ra. Khi dùng thuốc kháng sinh thì nên tuân thủ theo đúng liệu trình điều trị và không được ý tự tăng hoặc giảm liều lượng sử dụng vì có thể làm giảm hiệu quả thuốc cho việc điều trị sau này. Khi có các triệu chứng bất thường như đã kể trên, người bệnh cần đến khám tại bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được tư vấn và hướng dẫn điều trị đúng cách.
- Corticosteroids: tác dụng làm giảm viêm dây thanh âm. Mặc dù vậy chỉ nên sử dụng nhóm thuốc này cho người bệnh cần lấy lại giọng nói sớm nhất có thể như phải thuyết trình, lên phát biểu. Các loại thuốc tiêu biểu của nhóm này: Prednisolon, methylprednisolon, dexamethasone… thường được sử dụng.
- Thuốc giảm đau hạ sốt thông thường như paracetamol, aspirin, …
Điều trị ngoại khoa
- Đối với các trường hợp viêm dây thanh quản cấp ở mức độ nặng và nguy hiểm thì cần sử dụng đến phương pháp ngoại khoa để mở khí quản cấp cứu.
Tóm lại viêm thanh quản cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi và có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên viêm thanh quản cấp ở trẻ em cần được theo dõi kỹ để kịp thời phát hiện diễn tiến xấu của bệnh.
5. Phòng tránh bệnh viêm thanh quản cấp
Một số biện pháp phòng bệnh viêm thanh quản cấp mà mọi người cần lưu ý như:
- Hút thuốc lá làm sẽ làm khô họng và kích thích dây thanh âm. Do đó nên tránh hút thuốc lá hoặc hạn chế tới những nơi có nhiều khói thuốc lá.
- Hạn chế rượu và caffeine. Đây là hai tác nhân làm mất nước của cơ thể.
- Bổ sung đủ lượng nước hàng ngày để duy trì lượng chất nhầy trong họng.
- Không nên ăn thức ăn cay vì loại thức ăn này để giảm thiểu việc gây kích thích dạ dày gây trào ngược dạ dày thực quản.
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn nhiều rau quả và trái cây. Những thức ăn này chứa nhiều vitamin A, E,C giúp duy trì lớp chất nhầy lót họng.
- Rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc với những người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên như cúm.
- Giữ ấm cho trẻ em về mùa lạnh, tránh lạm dụng giọng quá sức ở người lớn.
Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đọc đã nắm rõ hơn những kiến thức về bệnh viêm thanh quản cấp tính. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo về các kiến thức sức khỏe hữu ích cùng chuyên mục này nhé các bạn!