Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh phổi kẽ: triệu chứng, điều trị, phòng tránh


Cũng có chữ “phổi” nhưng chắc hẳn hầu hết mọi người đều biết đến bệnh viêm phổi nhưng ít ai biết đến bệnh phổi kẽ. Cùng tìm hiểu những thông tin về triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và biện pháp phòng tránh trong bài viết dưới đây.

Bệnh phổi kẽ là bệnh gì?

Bệnh phổi kẽ là bệnh gì? Có chữa được không?

Bệnh phổi kẽ là bệnh gì? Tác hại của bệnh phổi kẽ

Bệnh phổi kẽ là căn bệnh rối loạn nhiều chức năng chuyển hóa hình thành sẹo ở phổi gây khó thở, thiếu oxy đi vào máu.

Những biểu hiện của bệnh phổi kẽ

Những triệu chứng của bệnh phổi kẽ cũng gần giống với dấu hiệu sớm của bệnh viêm phổi:

  • Khó thở, thở khò khè
  • Đau tức ở ngực
  • Xuất hiện đường cong ở đỉnh móng tay
  • Khó ăn uống, nói chuyện

Tác hại của bệnh phổi kẽ

Bệnh phổi kẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến mạng sống con người. Cụ thể:

Máu không đủ oxy

Như đã nói, sẹo ở phổi sẽ khiến quá trình vận chuyển oxy vào máu trở nên khó khăn làm cho tổng lượng oxy trong máu bị thiếu. Mà thiếu oxy thì sẽ phá hủy mọi chức năng vốn có của từng cơ quan trong cơ thể.

Cao huyết áp ở phổi

Những động mạch ở phía bên trong phổi phải chịu những tác động xấu của bệnh phổi kẽ làm tăng áp suất của động mạch khiến bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.

Suy hô hấp

Những bệnh nhân mắc bệnh phổi kẽ giai đoạn cuối thì có thể bị biến chứng suy hô hấp. Cùng với sự tăng áp suất ở trong động mạch phổi sẽ gây ra tình trạng suy tim.

Suy tim

Các bộ phận trên cơ thể luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cái này là nguyên nhân dẫn đến cái kia. Suy hô hấp dẫn đến suy tim – hiện tượng buồng phải của quả tim yếu hơn so với bên trái nên nó phải bơm mạch hơn để cung cấp máu qua độc mạch nhưng đến bị các sẹo phổi ngăn chặn khiến buồng bên trái của quả tim cũng bị áp lực theo.

Những đối tượng nào dễ mắc bệnh phổi kẽ

Những trường hợp sau rất dễ mắc bệnh phổi kẻ:

  • Bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp.
  • Mắc bệnh xơ cứng bì, Lupus
  • Những trường hợp bị trào ngược dạ dày hoặc thực quản gây ra bệnh viêm phổ mãn tính và bị xơ hóa phổi.
  • Người bệnh bị nhiễm vi khuẩn, virut, ký sinh trùng và nấm.
  • Bệnh nhân mắc bệnh viêm phế quản.
  • Những người cao tuổi
  • Những người hút thuốc lá, thuốc lào hay những người làm nghề hàn xì thường xuyên phải hít những khí kim loại

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội ««<

Bệnh phổi kẽ có nguy hiểm không

Bệnh phổi kẽ nguy hiểm như thế nào?

Bệnh phổi kẽ do đâu? Điều trị và phòng tránh bằng cách nào?

Nguyên nhân gây bệnh phổi kẽ

Do tác động của bức xạ

Những bệnh nhân điều trị ung thư bằng liệu pháp bức xạ có thể khiến phổi bị tổn thương. Mức độ nặng nhẹ phụ thuộc vào thời gian điều trị bức xạ, tổng số lượng bức xạ mà bệnh nhân nhận được, hóa trị liệu như thế nào,…

Do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc tây có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, nó làm hỏng các đường dây mô ở phổi, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của nó. Các loại thuốc đó là: thuốc chữa chứng rối loạn nhịp tim, thuốc điều trị bệnh tim hay thuốc tâm thần, thuốc hóa trị cho bệnh nhân ung thư, một số loại thuốc khang sinh.

Những bất thường khi điều trị bệnh

Bác sĩ đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết sẹo ở ở phổi hình thành khi bệnh nhân gặp những phản ứng lạ trong quá trình điều trị bệnh. Theo quy luật tự nhiên, một lượng mô mới sẽ xuất hiện để chữa lành những tổn thương nhưng với bệnh phổi kẽ, việc tạo mô sẹo càng khiến phổi khó thực hiện được chức năng của mình.

Môi trường và điều kiện làm việc

Làm việc trong môi trường có nhiều bụi bẩn, ra đường không đeo khẩu trang,…dẫn đến tổn thương phổi nghiêm trọng. Bụi phấn, khói thuốc lá, bụi kim loại đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Do nhiễm trùng

Nhiễm trùng do vi khuẩn hay virus gây ra đều rất nguy hiểm. Một số vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm có thể khiến bạn mắc bệnh phổi kẽ như: vi khuẩn gây bệnh viêm phổi, nhiễm ký sinh trùng, nấm bệnh truyền nhiễm,…

Do sẹo của túi không khí

Sẹo túi khí làm cho nó không thể hoạt động được như bình thường gây khó thở,  khó khăn cho quá trình vận chuyển khí oxy vào máu.

Do các yếu tố khác

Nguyên nhân gây bệnh phổi kẽ có thể do nhiều yếu tố khác như tình trạng sức khỏe, các dụng cụ, vật dụng trong nhà, ăn uống,…Vì vậy, khi gặp bất kỳ vấn đề gì cần nhanh chóng gặp bác sĩ để được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kịp thời.

Cách điều trị bệnh phổi kẻ

Điều trị bệnh phổi kẽ có thể kết hợp dùng thuốc, vật lý trị liệu Phục hồi chức năng hay các liệu pháp Y học hiện đại khác. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau sau khi chẩn đoán bằng chụp X – quang, nội soi phế quản, rửa phế quản, xét nghiệm các chức năng của phổi,…Vì vậy, khi phát hiện những triệu chứng trên cần đi khám càng sớm càng tốt.

Biện pháp phòng bệnh viêm phổi kẽ

- Không sủ dụng thuốc lá, tránh xa khói thuốc

- Xét nghiệm, khám tổng quát định kì

- Sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động nếu tính chất công việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi kẽ.

- Những vùng giá rét cần mặc ấm, đội mũ, quàng khăn giữ ấm vùng đầu, cổ, ngực để hạn chế các nguyên nhân gây bệnh...

Tóm lại, bệnh phổi kẽ rất nguy hiểm đến mạng sống của con người nhưng bệnh đều “từ miệng mà ra”. Chúng ta có thể kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống, cải thiện môi trường, điều kiện làm việc, nhất là từ bỏ khói thuốc. Vì thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh ung thư phổi – căn bệnh cướp đi sinh mạng của hàng triệu người đến nay cả nền Y học vẫn đang nỗ lực nghiên cứu để tìm phương thức điều trị.

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/