Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh nổi mề đay là gì? Nổi mề đay có nguy hiểm không?


Nổi mề đay là tình trạng dị ứng da rất phổ biến hiện nay. Theo đó khi mắc phải thì người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy, nổi cục mẩn...làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân. Thông tin về bệnh nổi mề đay sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết ở bài viết dưới đây nhé.

Bệnh nổi mề đay là gì ?

Nổi mề đay là một bệnh dị ứng, xuất hiện khá phổ biến nhất là thời điểm giao mùa . Người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng sẩn phù, nổi quầng đỏ và rất ngứa. Nguyên nhân là do các mao mạch trên da phản ứng với những yếu tố khác nhau.

Nổi mề đay là gì?

>>Xem thêm: Miễn dịch cộng đồng là gì? Vai trò của Vắc xin với miễn dịch cộng đồng?

Tình trạng trên có thể tồn tại trong vòng từ 30 phút đến 36 giờ, chúng có kích thước khoảng 1mm cho đến vài cm.

Khi nổi mề đay, thì các mạch máu trên da sẽ bị giãn ra, gây nên tình trạng tăng tính thấm ở trung bì nông. Điều này có liên quan chặt chẽ đến mạng lưới mao mạch trên cơ thể của người bệnh. Không chỉ vậy bệnh cũng rất dễ được phát hiện nhưng rất khó để tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác.

Bệnh nổi mề đay có nguy hiểm không ?

Theo những dược sĩ của các Trường Cao Đẳng Dược HN, bản chất bệnh nổi mề đay không phải là bệnh truyền nhiễm, do vậy nó sẽ không lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên bệnh cũng rất dễ bị tái phát.

Tùy vào tình trạng bệnh ở mỗi người mà nổi mề đay có nguy hiểm không, Cụ thể là phụ thuộc vào tình trạng mề đay cấp tính hay mãn tính và đồng thời dựa vào tình trạng sức khỏe của mỗi người bệnh mà xác định được mức độ nguy hiểm của bệnh ở cấp độ nào.

Trường hợp nổi mề đay cấp tính, thì sẽ khỏi dần trong vài tiếng hoặc khỏi hoàn toàn trong vài ngày, nhưng cũng không ngoại trừ trường hợp bệnh kéo dài đến 6 tuần. Tuy nhiên nếu là tình trạng mãn tính hay do di truyền thì bệnh cũng rất khó điều trị, và rất dễ tái phát nhiều lần.

Không chỉ vậy, một số nghiên cứu cho thấy bệnh nổi mề đay nguy hiểm ở chính cơ chế hình thành bệnh và diễn biến nặng của các triệu chứng.

Trường hợp người bệnh có tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng thì sẽ hình thành các histamin. Từ đó khiến cho người bệnh bị ngứa ngáy. Đặc điểm ngứa do nổi mề đay là ngứa rất khó chịu khiến cho bệnh nhân càng gãi. Từ đó khiến cho vùng da bị trầy xước, tổn thương có thể nhiễm trùng từ móng tay.

Một số trường hợp nặng sẽ làm sưng mạch khí quản, gây biến chứng bệnh chàm mãn tính, làm sưng mạch họng gây nên tình trạng bị khó thở, nghẹt thở, và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu triệu chứng xuất hiện ở đường tiêu hóa thì người bệnh sẽ bị đau quặn bụng, nôn mửa kèm theo tiêu chảy. Nguy hiểm hơn là mề đay ở não có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Ngoài ra người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng khác bao gồm: Tụt huyết áp, sốc phản vệ và giãn mạch nhanh hoặc choáng váng khi dùng thuốc hay nghiêm trọng nhất là gây tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay

Có khá nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay. Có thể là do cơ địa của mỗi người, nếu như bạn chỉ cần để ý một chút là sẽ nắm được nguyên nhân gây ra cho bản thân:

  •         Dị ứng thức ăn: Một số thực phẩm như trứng, sữa, cua, ốc, tôm, hến, cá biển, khoai tây, phô mai, socola, dưa chuột… Với những người có cơ địa dị ứng thì có khá nhiều thực phẩm khác nữa.
  •         Thuốc: Đa số các loại thuốc khi đưa vào cơ thể đều gây ra những phản ứng phụ liên quan đến dị ứng da. Trong đó phải kể đến thuốc beta-lactam, macrolid, cyclin, thuốc ức chế men chuyển, chloramphenicol, thuốc chống viêm không steroid, vacxin,… đều là các nhóm thuốc dễ gây dị ứng nổi mề đay nhiều nhất..
  •         Dị nguyên trong không khí: Phấn hoa, men mốc, khói thuốc, lông động vật, bụi các loại, len… đều có thể là tác nhân gây bệnh.
  •         Nổi mề đay do yếu tố di truyền: Nguyên nhân nổi mề đay do di truyền chiếm khoảng 50-60% trường hợp người bị bệnh. Trường hợp bố hoặc mẹ có tiền sử mắc bệnh thì con sinh ra cũng có đến 25% người bị bệnh. Nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh thì con có đến 50% nguy cơ

Bên cạnh đó nguyên nhân nổi mề đay một số người còn chưa được tìm thấy. Theo đó người bệnh nên đi khám để được điều trị kịp thời.

Phòng ngừa bệnh mày đay như thế nào?

Một số loại thuốc gây bệnh nổi mề đay

Bệnh nổi mề đay do nhiều nguyên nhân phức tạp bởi vậy cần phải xác định được đúng nguyên nhân gây bệnh để có cách điều trị và phòng ngừa bệnh như sau:

  •         Với người có cơ địa dị ứng với các hóa chất thì hạn chế dùng phấn rôm, xà bông tắm, đồ ăn hải sản,...;
  •         Người bị nổi mề đay do lạnh nên giữ ấm cơ thể nhất là khi thời tiết giao mùa từ nóng sang lạnh. Còn bị dị ứng thời tiết, thì người bệnh cần phải tránh tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, bụi bẩn và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ;
  •         Người bị nổi mề đay do hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa,... cần hạn chế tiếp xúc hay dùng găng tay có độ dày thích hợp khi tiếp xúc với chúng;
  •         Một số loại vải dễ gây kích ứng da như len, bố hay da lộn ,... Tốt nhất, không mặc đồ quá chật để giảm tình trạng quần áo cọ xát vào da gây kích ứng tại chỗ;
  •         Chủ động giữ vệ sinh cơ thể luôn sạch sẽ, hạn chế sự xâm nhập của một số loại ký sinh trùng như chấy rận, bọ chét, mạt nhà,..
  •         Nếu bị nổi mề đay sau khi sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh thì tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được đổi loại thuốc để tránh nguy cơ bị dị ứng, mẩn ngứa sau này;
  •         Tốt nhất hãy thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao nhằm tăng cường tuần hoàn máu và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Luôn giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc;
  •         Một số thực phẩm giải nhiệt tốt cho cơ thể nên được bổ sung bao gồm đậu phụ, bí đao, củ cải, mướp đắng,.... Tốt nhất nên bổ sung thêm nước ép cà rốt, cam, mật ong, bưởi,...;

Trên đây là những thông tin liên quan về bệnh nổi mề đay. Với những bệnh nhân nổi mề đay lần đầu tốt nhất nên đi khám bác sĩ, điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm.