Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh lao xương có nguy hiểm không? Cách điều trị và chế độ dinh dưỡng như thế nào?


Bệnh lao xương là căn bệnh được bắt nguồn từ bệnh lao phổi hoặc lao hạch, từ đó kèm theo máu và trực khuẩn vào trong xương. Triệu chứng của bệnh lao xương như thế nào? Bệnh có nguy hiểm không?... Tất cả thông tin về bệnh sẽ được giải đáp dưới bài viết!

Thông thường bệnh lao xương sẽ gặp ở các vị trí xương xốp như xương tụ cốt bàn chân, tay, thân đốt sống, các khớp gối, khớp hông, khớp cổ tay, cổ chân…

Bệnh lao xương được chia thành 2 loại chính:

  • Lao hoại tử tiết dịch, hình thành nên áp xe lạnh.
  • Lao tăng trưởng nhanh với hoại tử tối thiểu, chẳng hạn như u lao hạt.

Bệnh lao xương có thể xảy đến với bất cứ độ tuổi nào và độ tuổi dễ mắc bệnh nhất là từ 20 – 40 tuổi.

Lao xương thường khu trí tại một vị trí nhất định hoặc cũng có thể xuất hiện đồng thời ở nhiều vị trí khác nhau, những trường hợp như thế được gọi là lao xương đa ổ.

1. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh lao xương

Nguyên nhân  gây ra bệnh lao xương

- Bệnh lao xương thường gây ra do người bệnh đã bị nhiễm vi khuẩn lao và tiếp tục lan ra đến bên ngoài phổi.

- Ngoài ra còn có các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lao xương:

  • GIữ gìn vệ sinh kém.
  • Người bệnh thường xuyên phải sinh sống trong môi trường ô nhiễm hoặc có ẩn chứa vi khuẩn lao.
  • Người thường xuyên phải làm việc căng thẳng hoặc bị stress trong cuộc sống.
  • Có tiền sử mắc các bệnh lý như viêm loét dạ dày tá tràng, tiểu đường hoặc bị suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch khác.
  • Trước đó đã từng mắc bệnh lao như lao tiết niệu, lao phổi, lao sơ nhiễm, lao hạch bạch huyết.
  • Người hay tiếp xúc với những người bị nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis.

>>> Xem thêm các bài viết

benh-lao-xuong
Bệnh lao xương là gì? Dấu hiệu bệnh lao xương như thế nào?

Dấu hiệu nhận biết bệnh lao xương

Trong giai đoạn đầu của bệnh sẽ rất khó khăn trong việc nhận ra các triệu chứng của bệnh mà chỉ đến khi ở giai đoạn phát triển thì mới xuất hiện các triệu chứng như:

  • Sốt, thận nhiệt cơ thể tăng cao hơn về chiều và với mức độ từ nặng đến vừa.
  • Cơ thể người bệnh thường xuyên mệt mỏi, lười ăn, da xanh xao.
  • Trọng lượng cơ thể bị suy giảm bất thường.
  • Các vùng cơ xung quanh vị trí bị lao có xu hướng teo lại.
  • Tại các vị trí mà bị vi khuẩn lao tấn công trên cơ thể thì sẽ có dấu hiệu sưng to, tuy nhiên không gây đau và nóng.
  • Xuất hiện những ổ áp xe, có chứa mủ hoặc những mảnh xương chết trong thân xương.
  • Các khớp xương bị đau do đó những hoạt động của cơ thể sẽ trở nên khó khăn hơn như không thể cúi hoặc ngửa người nếu bị mắc lao xương cột sống.
  • Ngoài ra người bệnh có thể mắc phải các triệu chứng như teo các cơ vận động, đi tập tễnh hoặc lệch người, tàn phế, rối loạn cơ tròn do các ổ áp xe gây ra….

Do bệnh thường khởi phát âm thầm và không rõ rệt, tuy nhiên người bệnh nên thường xuyên theo dõi các triệu chứng của cơ thể để đến cơ sở chuyên khoa thăm  khám và điều trị kịp thời.

2. Bệnh lao xương có nguy hiểm không?

Lao xương có thể diễn biến rất nhanh chóng và ở mức độ nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời và nhanh chóng sẽ để lại các biến chứng nặng nề hoặc thậm chí là tử vong.

Một số các biến chứng của bệnh lao xương có thể gây ra cho người bệnh như:

  • Liệt dây thần kinh: Chính vi khuẩn gây ra bệnh lao xương sẽ làm tổn thương đến các dây thần kinh và từ đó dẫn đến tình trạng liệt chi dưới hoặc nghiêm trọng hơn là liệt cả tứ chi.
  • Biến  dạng xương: các biểu hiện thường thấy của biến dạng xương đó là xẹp đốt sống,  gù nhọn hoặc gây chèn ép tủy sống và các rễ thần kinh khác. Tất cả những triệu chứng đó là do trực khuẩn lao gây ra.
  • Cụt chi: ngay khi mắc bệnh nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời thì có thể gây ra các tổn thương đến chi không thể phục hồi được.
  • Khó khăn trong quá trình vận động: Do các vi khuẩn lao, người bệnh sẽ gặp các khó khăn trong khi thực hiện các động  tác vận động như cúi, ngửa người,  đứng lên, ngồi xuống…
  • Lao lan rộng đe dọa đến tính mạng người bệnh: khi đã cư trú trong một vị trí nào của cơ thể thì vi khuẩn lao tiếp tục di chuyển đến các cơ quan khác như  não, tim, nội tạng… gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
  • Teo cơ vận động khớp: đây là một biến chứng khám phổ biến khi mắc lao xương nếu không được điều trị sớm.

Bên cạnh các biến chứng ở trên thì bệnh lao xương còn gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt thường ngày.

benh-lao-xuong
Phương pháp điều trị bệnh lao xương là gì?

Bệnh lao xương có lây không? Đây là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc. Trên thực tế thì lao xương là một bệnh lý rất dễ bị lây nhiễm. Cụ thể trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis có thể lây nhiễm qua các con đường như:

  • Lây nhiễm từ mẹ sang con.
  • Lây qua đường máu: từ các vết thương hở hoặc những vết trầy xước hoặc sử dụng chung kim tiêm.
  • Đường hô hấp: vi khuẩn lao có thể phát tán vào đường không khí, do đó ho, hắt hơi cũng chính là con đường lây nhiễm lao phổ biến và dễ dàng.
  • Điều trị bệnh lao xương

3. Các phương pháp điều trị bệnh lao xương

Phương pháp điều trị chính

Sau khi đã có kết quả chẩn đoán chính xác thì bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ, thể trạng bệnh nhân để đưa ra các phương pháp điều trị cho phù hợp. Một số các cách chữa bệnh lao xương hiện nay:

  • Dùng thuốc: đây là phương pháp dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc ức chế nhiễm trùng để điều trị đối với bệnh lao xương.
  • Phẫu thuật:khi bệnh nhân ở trong giai đoạn toàn phát của bệnh sẽ được chỉ định dùng phương pháp này, đặc biệt trường hợp đã xuất hiện các ổ bã đậu và ổ mủ bên trong xương.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh lao xương đóng vai trò hỗ trợ cho quá trình điều trị vì cần cải thiện sức đề kháng để chống lại trực khuẩn lao phát triển. Cụ thể như:

- Bệnh nhân lao xương nên ăn gì?

  • Để tăng cường sức đề kháng người bệnh cần thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt, vitamin, chất xơ, nguyên tố vi lượng như:
  • Thực phẩm giàu sắt và kẽm: sắt và kẽm sẽ làm hạn chế khả năng thiếu máu và duy trì tốt sức khỏe nhờ vào việc hình thành hồng cầu tốt. Một số loại thực phẩm chứa nhiều sắt và kẽm như: hàu, lòng đỏ trứng, đậu tương, thịt nạc, gan…
  • Các loại Vitamin: Vitamin có tác dụng tái tạo các tế bào bị tổn thương, thúc đầy quá trình đông máu, đẩy lùi tình trạng hấp thu kém, rối loạn tiêu hóa do trực khuẩn lao gây ra. Do đó nên thường xuyên ăn các loại hoa quả tươi, rau xanh trong bữa ăn hàng ngày.
  • Chất xơ: với khả năng giảm tích trữ chất béo, hỗ trợ điều trị men gan, kiềm hóa nước tiểu, thải độc tốt… nên chất xơ sẽ rất tốt cho người bệnh trong quá trình điều trị lao xương bằng các loại thuốc.
benh-lao-xuong
Bệnh lao xương cần kiêng những nhóm thực phẩm chứa nhiều đường, đồ uống có chất kích thích

- Bệnh lao xương nên kiêng ăn gì?

Nếu sử dụng các nhóm thực phẩm không đúng thì sẽ vô tình làm cho các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn như:

  • Nhóm thực phẩm chứa nhiều  đường và chất béo no: nên hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, bánh kéo… vì  có chứa rất nhiều đường và chất béo no. Điều này sẽ làm kích thích phản ứng viêm làm cho tình trạng sưng nề nghiêm trọng hơn.
  • Các đồ uống có  cồn hoặc chứa cafein: rượu, bia, cà phê đều có khả năng xảy ra tương  tác với một hoặc nhiều loại thuốc trong quá trình điều trị làm giảm tác dụng.
  • Tuyệt đối không được hút thuốc lá khi đang mắc bệnh lao xương. Khói thuốc có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và tạo điều kiện cho vi khuẩn lao phát triển ở các phế nang, gây ra tình trạng lao phổi tái phát.

Các phương pháp hỗ trợ điều trị

Theo các giảng viên Cao Đẳng Điều Dưỡng Hà Nội thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp điều trị hỗ trợ như:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi: trong thời gian nằm nghỉ ngơi sẽ nhanh chóng phục hồi các cơ, khớp bị tổn thương do đã giảm được áp lực lên khớp xương. Đồng thời còn làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho những người xung quanh.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Ăn uống điều độ nhằm tăng cường sức đề kháng, hồi phục thể trạng và hỗ trợ ức chế vi khuẩn gây bệnh.
  • Vệ sinh đúng cách và ở phòng rộng rãi, thoáng mát, nhiều ánh sáng: Việc vệ sinh sạch sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt các vi khuẩn lây lan cùng với đó nếu ở trong môi trường rộng rãi, thoáng mát sẽ làm giảm thiểu thời gian tồn tại của các vi khuẩn lao. 

Trên đây là các thông tin về bệnh lao xương, hy vọng bài viết đã giải đáp những câu hỏi mà bạn vẫn còn đang thắc mắc. Từ đó bạn đọc sẽ chủ động hơn trong việc thăm khám nếu thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường, tránh các biến chứng có thể xảy ra.