Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh khí phế thủng: Rất nguy hiểm, cần biết để đề phòng


Bệnh khí phễ thủng là một dạng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (CPOD) gây khó thở. Mà CPOD còn dễ gây tử vong hơn cả  ung thư. Do đó, mức độ nguy hiểm của căn bệnh này như thế nào chắc ai cũng đã hình dung được.

Khí phế thủng xuất hiện do các tiểu phế quản, phế nang bị viêm nhiễm trong thời gian dài khiến cơ quan này giảm hoặc không có khả năng để đàn hồi, khôi phục thành. Bệnh có thể gây ra nhiều  biến chứng như: suy hệ hô hấp, tràn khí ở màng phổi, tắc nghẽn động mạch, tâm phế mạn tính thậm chí là tử vong.

khí phế thủng

Khí phế thủng là một dạng của CPOD cực kì nguy hại

Bệnh khí phế thủng là gì?

Để hiểu hơn về bệnh, chúng ta cần biết cấu tạo của phổi bao gồm: phế quản lớn, trung bình, nhỏ và cuối cùng là phế nang. Các bộ phận này đều dễ bị nhiễm trùng do tác động từ bên ngoài, nhất là phế nang vì cấu tạo của nó không bao gồm các lớp sụn như phế quản. Chính vì vậy mà khi liên tục vị kéo giãn thì nó dễ hình thành một túi khí, túi khí này gọi là bệnh khí phế thũng.

Bệnh khí phế thủng do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này, nhất là do người bệnh vị viêm phế quản mãn tính. Cụ thể là do:

  • Khói thuốc lá, thuốc lào dù là người hút hay người hít
  • Những tác động của các chất độc hại, khói bụi, khí thải các chất đốt
  • Cơ thể không được cung cấp protein Anpha1-Antitripsin – bảo vệ mọi tác động của các enzym gây hại cho phổi. Khi không có loại protein này thì dễ mắc bệnh khí phế thủng.

Những đối tượng dễ mắc bệnh:

  • Những bệnh nhân bị hen suyễn, lao phổi
  • Tất cả những ai hút thuốc lá, thuốc lào
  • Những người thụ động hít phải khói thuốc
  • Trường hợp làm việc trong môi trường có nhiều chất độc hại
  • Những ai ra đường không đeo khẩu trang, hít phải khói bụi không khí, nhà máy thải,…
  • Những gia đình sử dụng bếp than để nấu nướng

Vì những khí thải này khi đi vào phổi sẽ làm mất các khả năng hoạt động của các lông – hàng rào bảo vệ những loại vi khuẩn, virus gây bệnh qua đường hô hấp. Khi nó bị bị liệt thì các chất độc hại sẽ đi vào và đọng lại ở phế quản, rồi xâm lẫn vào phế nang làm xơ các sợi dây liên kết ở đây và gây bệnh khí phế thủng.

Còn đối với những bệnh nhân mắc hen suyễn hay lao phổi mãn tính thì cả hệ thống mao mạch của phổi bị kéo dãn trong thời gian dài và gây ra bệnh khí phế thủng.

Ngoài ra, những nghệ nhân thổi kèn hay những người làm việc ở hầm lò, tiếp xúc thường xuyên với khói bụi là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh khí phế thủng

Triệu chứng dễ nhận biết nhất là khó thở. Tất nhiên đây là biểu hiện của nhiều loại bệnh liên quan đến phổi nhưng bác sĩ đang công tác tại Trường Cao đẳng Khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết chúng ta có thể phân biệt với bệnh khí phế thủng bằng cách: Cảm thấy thở không ra hơi khi leo cầu thang hoặc khi làm bốc vác nặng, ngay cả khi nằm. Thông thường khi mắc các bệnh hô hấp nhẹ thì vẫn có thể thở bình thường nhưng đây lại thở không ra hơi.

Nhiều bộ phận trên cơ thể thay đổi đột ngột, ví dụ như môi tím tái vì không đủ khí O2, ngực biến thành hình thùng, nặng hơn có thể bị phù nề, gan lớn và ở cổ có nổi những đường tĩnh mạch.

Bệnh khí phế thủng chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Chẩn đoán

Y học ngày càng phát triển hiện đại nên có nhiều hình thức để chẩn đoán bệnh. Trước hết, người bệnh cần được các bác sĩ tiến hành xét nghiệm máu, sau đó là đánh giá, đo lường chức năng của cơ quan hô hấp, chụp Xquang phổi. Một biện pháp chẩn đoán chính xác hơn là chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI).

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội ««<

khí phế thủng có nguy hiểm không

Khí phế thủng có chữa khỏi được không?

Điều trị

Chỉ khi phát hiện bệnh sớm thì người bệnh mới có thể điều trị để giảm các triệu chứng, ngăn ngừa những hiểm họa chứ không thể chữa tận gốc. Một số loại thuốc giãn phế quản,kháng viêm (dạng hít và dạng uống) được chỉ định dùng để điều trị cho bệnh nhân bị khí phé thủng nhằm tống hết đờm ra bên ngoài.

  • Những thuốc chứa Corticoid dưới dạng hít để thông mũi dùng trong trường hợp cấp tính hoặc phòng bệnh.
  • Thuốc kháng sinh để đề phòng và điều trị nhiễm trùng

Cách sử dụng và liều lượng của từng loại thuốc đều do bác sĩ chỉ định, người bệnh cần làm theo hướng dẫn và tái khám đúng hẹn.

Phương pháp phòng bệnh

Phòng bệnh hơn chữa bệnh khí phế thủng là điều cần thiết mà mọi người cần lưu ý . Để không phải chịu hậu quả, hãy giữ cho hệ hô hấp (họng, hầu, răng, mũi, miệng) luôn sạch sẽ.

Nếu có bất kỳ vấn đề gì gây cản trợ cho đường hô hấp cần nhanh chóng đến cơ sở Y tế để được khám và điều trị tận gốc.

Cải thiện điều kiện làm việc và điều kiện sống: sử dụng những thiết bị bảo hộ hỗ trợ người lao động tránh khỏi những chất độc hại, khói bụi; không được hút thuốc lá hay thuốc lào, đeo khẩu trang khi ra đường.

Những nghệ nhân thổi kèn cần luyện tập hơi thở thường xuyên, tập thở đều.

Thực hiện triệt để bằng cách tiêm phòng vắc xin cho cả người lớn và các bé mới sinh.

Như vậy khí phế thủng là một căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây chết người. Tuy nhiên, nguyên nhân đều do những thói quen xấu của chính chúng ta. Vì thế hãy thay đổi nhận thức, thay đổi lối sống để có cơ thể cường tráng, khỏe mạnh.

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/