Có nhiều người vẫn còn thắc mắc về bệnh Hemangioma gan là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh? Những phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh ra sao? Tất cả những thông tin giải đáp sẽ có đầy đủ trong bài viết dưới. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu và tham khảo!!
Hemangioma gan là bệnh u mạch máu ở gan. Bệnh được tạo thành từ một đám rối các mạch máu tạo thành một khối u, tuy nhiên không phải ung thư gan.
1. Những nguyên nhân gây ra bệnh Hemangioma gan
Hiện chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh, tuy nhiên theo các giảng viên Khoa Dược, Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ thì một vài yếu tố làm gia tăng nguy cơ gây ra bệnh như:
- Độ tuổi: Bệnh thường xảy ra ở độ tuổi từ 30 – 50, nhóm tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những nhóm tuổi khác.
- Giới tính: Nam giới có khả năng mắc bệnh thấp hơn so với nữ giới.
- Phụ nữ mang thai: Hormone estrogen sẽ tăng trong thời gian mang thai và đây cũng là một yếu tố gây ra sự phát triển mạnh u mạch máu gan. Chính vì vậy những phụ nữ đang hoặc đã từng trong thời kỳ mang thai có khả năng mắc bệnh H cao hơn những phụ nữ chưa trải qua.
- Sử dụng liệu pháp thay thế Hormone: Trong quá trình điều trị các triệu chứng mãn kinh phụ nữ sẽ sử dụng liệu pháp thay thế Hormone và có khả năng được chẩn đoán bệnh Hemangioma gan cao hơn so với những phụ nữ không dùng phương pháp điều trị này.
2. Triệu chứng nhận biết bệnh Hemangioma gan
Thường các trường hợp mắc bệnh Hemangioma gan sẽ ít gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng nhận biết bệnh nào hoặc có thì cũng rất dễ bị nhầm lẫần với các bệnh khác như:
- Đau ở phía trên và bên phải bụng nếu Hemangioma gan phải và ngược lại nếu Hemangioma gan trái thì bệnh nhân sẽ cảm thấy đau bụng ở vùng bên trái..
- Bệnh nhân ăn ít những vẫn có cảm giác rất no.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Trọng lượng cơ thể giảm nhanh chóng.
- Cơ thể mệt mỏi.
Vì các triệu chứng trên khá phổ biến nên người bệnh sẽ chủ quan, như vậy sẽ rất nguy hiểm nếu bệnh biến chứng. Do vậy ngay khi cơ thể có các dấu hiệu lạ bạn nên đến các cơ sở y tế thăm khám để phát hiện bệnh sớm và có những phương án điều trị thích hợp ngay từ đầu.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Hướng dẫn sử dụng thuốc Imidapril điều trị huyết áp đúng cách
- Những điều cần biết về thuốc Japrolox giảm đau, hạ sốt, điều trị viêm khớp
- Những lưu ý khi sử dụng thuốc Inofar trong trường hợp cơ thể cần bổ sung sắt là gì?
3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh Hemangioma gan
Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe để chỉ định những kỹ thuật chẩn đoán hoặc phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Cụ thể như
Những kỹ thuật chẩn đoán bệnh
- Siêu âm
- Chụp vi tính cắt lớp
- Chụp cộng hưởng từ
- Xét nghiệm máu: Để xác định kích thước của khối u bệnh nhân sẽ cần làm xét nghiệm máu và ở đây sẽ thấy giảm số lượng tiểu cầu.
Ở trên là những xét nghiệm an toàn, không xâm lấn cung cấp hình ảnh chi tiết của các cơ quan và các mô trong cơ thể. Các bác sĩ thường chỉ định thực hiện những xét nghiệm này để quan sát gan và các cấu trúc xung quanh một cách chi tiết hơn.
Các phương pháp điều trị bệnh Hemangioma gan
Theo các bác sĩ chuyên khoa thì bệnh Hemangioma gan không cần điều trị và chỉ cần theo dõi thường xuyên. Bệnh nhân nên đi khám định kỹ ít nhất 6 tháng/ lần để kiểm soát tốt kích thước của u máu:
- Trong trường hợp bệnh gây ra đau hoặc làm tổn thương đến một phần nào đó của gan thì cần phẫu thuật can thiệp cắt bỏ.
- Nếukhi u mạch máu gan phát triển với kích thước lớn làm cho một lượng máu khá lớn chảy đến u đó thì bác sĩ sẽ thắt động mạch chính đang cung cấp máu cho khối u, phương pháp này gọi là thắt động mạch gan. Nhờ đó các khu vực xung quanh fan vẫn sẽ nhận được máu từ các động mạch khác và vẫn hoạt động bình thường.
- Bên cạnh đó, bác sĩ sử dụng phương pháp thuyên tắc động mạch, thực hiện bằng cách tiêm vào u máu đó một loại thuốc để ngăn chặn việc cung cấp máu và làm tiêu hủy khối u.
- Phương pháp ghép gan cũng có thể được sử dụng, tuy nhiên chỉ trong trường hợp thực sự cần thiết nếu u máu quá lớn hoặc người bệnh không thể đáp ứng các phương pháp điều trị như đã nói ở trên. Phẫu thuật cắt bỏ gan của bạn và thay thế bằng gan từ người hiến.
- Cùng với phương pháp ghép gan hiếm gặp là phương pháp xạ trị, cũng với tác dụng thu nhỏ khối u.
4. Cách chăm sóc bệnh nhân trong suốt thời kỳ mắc bệnh Hemangioma gan
Quá trình điều trị u máu trong gan sẽ trở lên dễ dàng hơn nếu người bệnh chú ý chế độ dinh dưỡng nên ăn và không nên ăn gì, bên cạnh đó cũng cần thay đổi chế độ sinh hoạt cho phù hợp như:
Các loại thực phẩm nên ăn khi bị u máu trong gan
- Bổ sung thêm các loại thực thực phẩm giàu chất đạm trong thực đơn hàng ngày như cá hồi, tôm, cua, thịt đỏ, trứng…đây là một dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể tạo ra năng lượng, cơ thể khỏe mạnh, tăng cường khả năng phục hồi và khỏi bệnh nhanh chóng.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin: Vitamin A, B1, B2, B5, B6, C… sẽ có tác dụng tốt cho lá gan của bạn, đặc biệt là những loại rau có màu xanh đậm như súp lơ xanh, bắp cải, cải bó xôi, ngoài ra cam, chanh, bưởi, các loại quả có múi.
- Dùng các loại thảo dược tốt cho gan và có tác dụng thải độc: Trà xanh là một loại nước uống có tác dụng chống oxy hóa cao, tăng cường hoạt động chức năng của gan và bên cạnh đó còn giúp gan lọc bỏ các chất độc thải ra ngoài cực kì tốt. Bên cạnh đó trà hoa Atiso cũng có tác dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, người ta nhận thấy rằng đối với gan thì Atiso là một trong những loại trà tốt nhất dùng để lọc sạch những độc tố trong gan. Đặc biệt rất tốt trong trường hợp mắc phải bệnh gan như u máu.
Các loại thực phẩm không nên ăn khi bị u máu trong gan
- Hạn chế các món ăn chiên, rán nhiều dầu, mỡ: Dầu mỡ tích tụ sẽ tạo thành độc tố gây hại cho gan. Các món ăn nhiều dầu mỡ cần được ăn hạn chế, đặc biệt là các loại thức ăn nhanh.
- Không ăn quá mặn: nên ăn các món ăn nhạt hơn bình thường. Việc ăn các món ăn nhiều muối và các chế phẩm từ muối sẽ khiến gan chịu nhiều áp lực. Món ăn mặn không tốt cho các bệnh nhân mắc bệnh u máu gan.
- Hạn chế ăn nội tạng động vật: Mắc tất cả các bệnh liên quan đến gan thì đều không nên ăn nội tạng động vật. loại thực phẩm này có nhiều cholesterol rất không tốt cho gan.
- Không ăn các sản phẩm, đồ ăn nhanh hoặc đóng hộp: Các loại thực phẩm này đã mất đi nhiều thành phần dinh dưỡng ban đầu, thay vào đó là các chất bảo quản không tốt. Bệnh nhân u máu gan nên chọn mua các loại thực phẩm tươi sống để bổ sung vào thực đơn mỗi ngày.
- Việc Chăm sóc gan là quan trọng. Người bệnh nên hạn chế uống rượu, duy trì một trọng lượng khỏe mạnh và bỏ thuốc lá nếu bạn hút thuốc. Thay đổi lối sống, chế độ nghỉ ngơi hợp lý để cung cấp dưỡng chất lành mạnh cho cơ thể và sẽ làm giảm nguy cơ phát triển các tình trạng bệnh gan khác nghiêm trọng hơn.
Bệnh không thể biến chứng thành ung thư gan nhưng lại làm cho người bệnh phải chịu những cơn đau tức sườn phải và xuất hiện khối u trong ổ bụng. Do đó hãy tham khảo ý kiến các bác sĩ, dược sĩ để có những lời khuyên hoặc phương pháp điều trị trong trường hợp cần thiết.