Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh cường giáp là gì? Có nguy hiểm không? Sử dụng phương pháp nào để điều trị?


Bệnh cường giáp là gì? Khi mắc bệnh có nguy hiểm gì không? Những dấu hiệu nào để phát hiện ra bệnh sớm và kịp thời điều trị... Tất cả các băn khoăn về bệnh sẽ được giải đáp chi tiết và đầy đủ ở dưới bài viết. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Chức năng của tuyến giáp như điều tiết lượng canxi trong máu, tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích hoạt động của tim…và nhiều hoạt động khác của cơ thể nữa.

Bệnh Cường giáp hay còn gọi là cường giáp trạng. Đây là tình trạng dư thừa hormone tuyến giáp làm tăng chuyển hóa và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khác. Đặc biệt bệnh xảy ra khi tuyến giáp phải hoạt động quá mức những chức năng có sẵn từ trước.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp 

Có thể nói cường giáp cũng chính là hội chứng phổ biến do nhiều bệnh gây ra trong đó chiếm phần lớn là bệnh Grave hay chính là bệnh Basedow - căn bệnh phổ biến và bệnh thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam.

Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp như là viêm tuyến giáp (tình trạng viêm nhiễm của tuyến giáp), bướu cổ (khối u tuyến giáp tiết ra hormone tuyến giáp) hoặc do lạm dụng quá nhiều thuốc điều trị các bệnh lý về tuyến giáp.

Yếu tố di truyền: Bệnh này có yếu tố di truyền giữa các thành viên trong gia đình tuy nhiên không lây nhiễm từ người này sang người này.

Có thể có những nguyên nhân không được liệt kê ở đây, nếu bạn có thắc mắc thì hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn và giải đáp  chính xác.

benh-cuong-giap-trang

Dấu hiệu nhận biết bệnh cường giáp là gì?

Xem thêm các bài viết liên quan

2. Các dấu hiệu nhận biết bệnh cường giáp

Những dấu hiệu giúp bạn phát hiện ra bệnh cường giáp trạng sớm, bao gồm:

  • Thân nhiệt tăng: Do bệnh cường giáp phải hoạt động quá mức kéo theo đó là làm cho người bệnh luôn cảm thấy nóng nực và thân nhiệt luôn tăng cao hơn người bình thường.

  • Xuất hiện triệu chứng đau ngực, khó thở, tim đập loạn nhịp, nhanh và mạnh hơn.

  • Ra mồ hôi liên tục: Ngay cả khi không vận động, ngồi trong môi trường mát mẻ thì người bệnh vẫn thường xuyên ra mồ hôi.

  • Trọng lượng cơ thể bị giảm nhanh: Cho dù không thực hiện chế độ giảm cân vẫn ăn uống bình thường thì người mắc bệnh cường giáp vẫn bị sụt cân  có những trường hợp giảm đến vài kg trong một tháng.

  • Cơ thể mệt mỏi, lười vận động và không muốn làm bất cứ việc gì trong cuộc sống hàng ngày.

  • Mắc chứng tiêu chảy kéo dài do nhu động ruột tăng thường xuyên đó cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh cường giáp.

Khi cơ thể xuất hiện các biểu hiện lạ bạn nên đi khám để xem có mắc bệnh hay không. Bệnh nào mà phát hiện sớm và điều trị ngay thì đều đem lại kết quả tốt và ngăn ngừa được những biến chứng có thể xảy ra, bệnh cường giáp này cũng vậy.

3. Biến chứng của bệnh cường giáp

Cường giáp trạng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được kịp thời điều trị:

  • Cơn bão giáp: Thể hiện tình trạng mất bù của cường giáp, hậu quả của bệnh có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Cường giáp không được điều trị đúng cách, kịp thời và kèm theo các triệu chứng stress, viêm màng não, sinh con, bệnh nặng trầm trọng… đều là yếu tố gây ra biến chứng nguy hiểm này.

  • Lồi mắt ác tính – chứng bệnh nguy hiểm, hiếm gặp: Biểu hiện chính của chứng bệnh này là hiện tượng lồi nhãn cầu, kèm theo những rối loạn tuần hoàn ở mắt. Ở thể nặng, bệnh nhân có thể bị viêm hoại tử giác mạc, phù gai thị, chảy máu ở võng mạc, liệt các cơ vận động nhãn cầu.

  • Biến chứng tim mạch: Bệnh cường giáp biến chứng gây ra các bệnh lý về tim như: hội chứng suy tim, hội chứng suy vành, các rối loạn nhịp tim. Nếu để cường giáp kéo dài hoặc cường giáp tái phát thì biến chứng sẽ nặng lên nhiều, ít hoặc không đáp ứng với điều trị, khi đó nguy cơ bị suy tim nặng hoặc tử vong sẽ tăng cao.

benh-cuong-giap-trang

Biến chứng về tim mạch của bệnh cường giáp trạng có rất nhiều hậu quả khó lường nên người bệnh cần cẩn thận

4. Phương pháp điều trị bệnh cường giáp 

Hiện nay có 3 phương pháp phổ biến giúp điều trị bệnh cường giáp như: nội khoa sử dụng thuốc tây, ngoại khoa nhờ sự can thiệp từ  phẫu thuật, xạ trị. Tuy nhiên bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh, sức khỏe người bệnh, điều kiện kinh tế... mà có chỉ định cụ thể. Các phương pháp sẽ giúp giảm lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể.

  • Sử dụng thuốc để điều trị bệnh cường giáp: Đây có thể được coi là phương pháp tiền đề cho các phương pháp điều trị sau.  Các loại thuốc ngăn sự sản xuất hormone tuyến giáp bao gồm propylthiouracil (PTU) và methimazole (nên để dùng cho bệnh nhân không thích hợp với xạ trị hay phẫu thuật lúc bắt đầu điều trị). Bên cạnh đó có thể sử dụng thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc ức chế beta giao cảm, thuốc an thần (trong một số ít trường hợp). Cần uống thuốc theo đúng liều lượng, cách sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Các triệu chứng của bệnh sẽ được thuyên giảm trong 2 tuần khi bắt đầu điều trị. Thời gian sử dụng phương pháp này có thể phải kéo dài 4 - 6 tháng, người bệnh cần hết sức kiên trì.

  • Phóng xạ i-ốt được sử dụng để hủy tuyến giáp: Phương pháp này hiện được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh cường giáp trạng. Chỉ định sử dụng cho các trường hợp đã dùng phương pháp điều trị bằng thuốc nhưng không đem lại hiệu quả, mắc các bệnh lý về tim mạch nên không thể phẫu thuật. Các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt và không để lại bất kỳ một vết sẹo nào trên cổ người bệnh.

  • Phẫu thuật dành cho những bệnh nhân có tuyến giáp lớn, vì chúng chặn hoặc can thiệp vào các cấu trúc khác ở vùng cổ. Phẫu thuật sẽ cắt gần hoàn toàn tuyến giáp, chỉ giữ lại một phần nhỏ để duy trì chức năng tạo hormone bình thường.

Theo các giảng viên  Cao Đẳng Dược Hà Nội thì việc điều trị cường giáp trạng thường có kết quả khả quan, điều trị không khó nếu phát hiện sớm song vẫn không tránh khỏi những trường hợp tái phát. Quá trình điều trị có thể kéo dài trong 4 – 6 tuần. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, rối loạn hoạt động tuần hoàn, gây rung nhĩ hoặc loãng xương, nhất là ở phụ nữ.

Mọi thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo mà không có tác dụng thay thế các chỉ định của bác sĩ. Nếu người bệnh có bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp!