Thực sự bệnh co thắt thực quản là chứng bệnh hiếm gặp và không dễ dàng để chữa dứt điểm. Cho nên việc biết rõ nguyên nhân, các biểu hiện của bệnh cách điều trị, phòng chống là điều cần thiết. Không phải người nào cũng nắm rõ các thông tin về căn bệnh này. Bạn đọc hãy cùng theo dõi dưới bài viết nhé!
1. Bệnh co thắt thực quản: Nguyên nhân, triệu chứng
Co thắt thực quản là tình trạng co giãn cơ trơn của thực quản không hiệu quả bà làm cản trở quá trình di chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày.
Phần cơ vòng thực quản dưới sẽ không hoạt động khi bạn bị co thắt thực quản, phần cơ nằm giữa thực quản và dạ dày của bạn và làm thức ăn không trôi xuống được.
Bệnh này gồm có 2 dạng:
-
Co thắt thực quản lan tỏa: Dạng bệnh này thường xảy ra liên tục đi kèm theo đó là hiện tượng buồn nôn và thời gian diễn ra kéo dài khá lâu.
-
Co thắt thực quản cục bộ: Đối với dạng co thắt này thì người bệnh thường có cảm giác khó thở và đôi khi rất đau tức ở ngực đó là do những cơn co thắt thực quản mạnh tác động tại một khu vực chính tại thực quản.
Nguyên nhân của bệnh co thắt phế quản
-
Di truyền: Yếu tố di truyền cũng có thể là nguyên nhân chính của căn bệnh này. Người bệnh có thể mắc chứng co thắt thực quản do di truyền từ bố hoặc mẹ. Trường hợp này chiếm khoảng 35% trong tổng số ca bệnh mắc chứng co thắt thực quản.
-
Nhiễm trùng: Sự co thắt bất thường của thực quản là do sự viêm nhiễm ở niêm mạc thực quản là một trong những yếu tố gây ra. Nếu không phát hiện và điều trị sớm những viêm nhiễm này có thể gây ra nhiễm trùng ở thực quản gây ra hậu quả nặng nề hơn nữa.
-
Người bệnh có tiền sử mắc bệnh trào ngược dạ dày và đau dạ dày mãn tính có chứng ợ nóng đi kèm sẽ khiến thực quản có thể gây ra chứng co thắt bất thường.
-
Thói quen ăn uống: Do thói quen thích ăn các đồ ăn thức uống ở nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao.
>>> Xem thêm các tin liên quan
- Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng thuốc Flixotide
- Những thông tin về tác dụng phụ của thuốc Ethinylestradiol
- Thuốc Ethosuximide có thể xảy ra tương tác với những thuốc nào?
Những biểu hiện khi mắc chứng co thắt thực quản
Triệu chứng của bệnh co thắt thực quản
Sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh đều bị ảnh hưởng rất lớn. Ngoài ra nếu không phát hiện ra bệnh kịp thời còn có thể xảy ra những biến chứng nghiêm trọng khác và bệnh này cũng làm giảm quá trình hấp thụ các dinh dưỡng từ thức ăn vào cơ thể do quá trình tiêu hóa không tốt. Chính vì vậy cần phải nắm rõ những biểu hiện của chứng bệnh này và có phương pháp điều trị thích hợp để giảm thiểu những hậu quả không đáng có của bệnh. Các biểu hiện bao gồm:
-
Cổ họng luôn có cảm giác khó chịu, khó nuốt khi ăn hoặc uống và luôn muốn nôn.
-
Khó thở và thấy đau tức ở ngực. Cơ thể luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi do không có đủ dưỡng chất để cung cấp cho cơ thể người bệnh.
-
Đau vùng thượng vị là biểu hiện tiêu biểu nhất và có những lúc đau dữ dội và đi kèm với đó là nôn ói liên tục.
- Ngoài ra ngườii bệnh còn bị ho khan, thở khò khè do lúc nào cũng cảm thấy như có vật gì ở trong cổ họng, ợ nóng. Khi bệnh diễn biến nặng hơn người bệnh còn bị hôi miệng.
Khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu như đã kể ở trên thì bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám trực tiếp và các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra các liệu trình điều trị phù hợp với tình trạng bệnh tình của người bệnh.
2. Cách điều trị
Khi đến bệnh viện thăm khám người bệnh sẽ được bác sĩ chuẩn đoán và kết luận tình trạng bệnh dựa vào những phương pháp dưới đây:
-
Chụp X-quang: Chất lỏng màu trắng tên là Bari sẽ được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân uống trước khi chụp X-quang. Độ hẹp của phần thực quản dưới và độ rộng của phần thực quản trên sẽ được bác sĩ nhìn rõ hơn khi có sự kết hợp của hợp chất batri với tia chụp.
-
Nội soi thực quản: Nội soi thực quản là phương pháp dùng để kiểm tra xem phần cơ vòng của thực quản có chặt hay không. Nội soi sẽ thực hiện bằng cách sử dụng một ống nội soi có gắn camera nhỏ và đèn ở đầu vào trong thực quản.
-
Đo lường áp suất: Các cơ thực quản có hoạt động bình thường hay không sẽ được bác sĩ chuẩn đoán thông qua phương pháp đo lường áp suất này.
Sau khi khám bệnh bạn cần tuân thủ tuyệt đối theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Theo các chuyên gia là bác sĩ đang giảng dạy tại trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết: Các loại thuốc có thể sử dụng để làm giảm các triệu chứng của co thắt thực quản bao gồm:
-
Sử dụng một số loại thuốc dạng nuốt có tác dụng giúp giãn cơ như: Nitrate, Isosorbide (Isordil), Nifedipine (Procardia), Diltiazem (Cardizem, Tiazac…) hoặc Dicyclomin (Bentyl).
-
Những thuốc, như nitrate hoặc thuốc chẹn kênh canxi (chặn dòng canxi): Nếu bạn không thể tiến hành các phẫu thuật giúp giãn nở vòng cơ thì sử dụng những thuốc trên sẽ giúp làm giảm sức ép ở cơ vòng.
-
Thuốc giúp kiểm soát cơn đau và chống trầm cảm như: Amitripxylin, Imipramine (Tofranil) và Trazodone.
-
Ngoài ra người bệnh có thể phẫu thuật đặt bong bóng để giúp giãn nở cơ giảm các triệu chứng khó chịu khi thực quản bị co thắt. Nhưng nếu đã chọn phương pháp này thì sẽ phải thực hiện lặp lại nhiều lần nếu có triệu chứng tái phát do đó người bệnh cần kiên trì.
-
Hoặc người bệnh cũng có thể sử dụng cách phẫu thuật cắt cơ vòng thực quản dưới bằng cách phẩu thuật thực quản.
3. Thay đổi thói quen sinh hoạt để đẩy lùi chứng co thắt thực quản
Chú ý thói quen ăn uống
Nhai chậm để tạo cho điều kiện cho đường tiêu hóa hoạt động
Theo dõi diễn biến của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bạn, tái khám định kỳ;
Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý dừng thuốc khi chưa kết thúc liệu trình điều trị.
Nếu người bệnh gặp chứng khó nuốt hãy nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ hoặc ngay cả khi bị đau khi nuốt hoặc có các triệu chứng còn sót lại sau khi đã điều trị;
Báo cho bác sĩ ngay nếu các triệu chứng trở lên nghiêm trọng hơn.
Sử dụng các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và tránh được chứng co thắt thực quản
Rau xanh, hoa quả tươi
Bạn nên chủ động ăn nhiều rau xanh để thu về nguồn chất xơ dồi dào và giúp giảm bớt tình trạng bệnh trong cơ thể trong thời kỳ mắc bệnh.
Sữa chua
Những người bị trào ngược dạ dày nên ăn 1 cốc sữa chua mỗi ngày để cải thiện tình trạng tiêu hóa tốt hơn. Sữa chua vốn là thực phẩm rất giàu lợi khuẩn nên giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi.
Các loại đậu, ngũ cốc, bột yến mạch, bánh mỳ…
Đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đỏ... đều là những loại thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ lớn nên sẽ hỗ trợ không nhỏ trong việc hạn chế nguy cơ trào ngược dạ dày diễn ra tiếp.
Ngũ cốc nguyên hạt có chứa nguồn chất xơ dồi dào. Đồng thời, nó còn có thể hấp thụ axit trong dạ dày và làm giảm bớt các triệu chứng trào ngược từ bên trong.
Thịt nạc
Các loại thịt nạc như gà, cá... đều có chứa rất ít chất béo nên sẽ làm giảm bớt nguy cơ trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, bạn nên chú ý dùng phương pháp nướng, luộc, thay vì chiên, rán để không làm tiết ra nhiều axit trong dạ dày.
Tất cả những thông tin Cao Đẳng Điều Dưỡng Đa Khoa chia sẻ ở trên đều mang tính chất tham khảo. Để đạt kết quả cao sau quá trình điều trị người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.