Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh chó dại cắn có chữa được không? Thời gian ủ bệnh là bao lâu?


Tìm hiểu bệnh chó dại là gì? Bị chó dại cắn có chữa được không? Vấn đề mà được rất nhiều quan tâm. Để giải đáp các lo lắng đó của bạn đọc, nhà trường sẽ chia sẻ chi tiết các thông tin hữu ích ở dưới bài viết. Mời bạn đọc cùng theo dõi và tham khảo!

Bệnh chó dại cắn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính và chủ yếu nguyên nhân lây nhiễm là do vết cắn của chó, mèo lây sang người qua vết cắn. Trên thực tế nếu chó bị bệnh dại liếm vào vết thương hở hoặc những bộ phận khác có màng nhầy như mắt, miệng, mũi đều có thể bị nhiễm bệnh. Vì thế tất cả các vết cắn, cào từ chó đều ẩn chứa những nguy hiểm rất lớn cho con người.

Ở Việt Nam thời điểm có nguy cơ cao mắc bệnh dại là trong khoảng từ tháng 5 – đến tháng 8.

1. Triệu chứng bệnh chó dại cắn

- Biểu hiện của bệnh dại trên người dễ nhận biết đó là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt.. Một khi người bệnh đã lên cơn dại thì tỷ lệ  tử vong là 100% đối với cả người và động vật.

- Dấu hiệu ban đầu để nhận biết chó dại là việc thay đổi hành vi thông thường của nó: chui rúc vào các vị trí không  có ánh sáng, cắm đầu cắm cổ chạy,  không nhận ra chủ nhân, luôn né tránh hoặc thường xuyên hoảng sợ, nhỏ dãi, sùi bọt mép…

- Thời gian ủ bệnh trong khoảng nửa tháng và có những trường hợp tới vài tháng hoặc vài năm sau mới phát bệnh. Thời gian phát bệnh này  sẽ phụ thuộc vào vị trí bị chó cắn. Nếu khu vực  người bệnh bị chó dại cắn càng gần khu thần kinh trung ương thì càng dễ bị phát bệnh nhanh.

- Sau khi bị chó cắn bạn nên thường xuyên theo dõi con chó đó, nếu nó có các triệu chứng bỏ ăn, chết, mất tích… thì nên tiêm vắc xin dại ngay. Ngay cả khi bạn  có các vết cắn không quá nghiêm trọng và xa thần kinh trung ương và khi bạn bị cắn con chó vẫn có các biểu hiện bình thường cũng không được chủ quan.

Xem thêm các bài viết liên quan

benh-cho-dai-can
Bệnh chó dại cắn có chữa được không?

- Khi phát bệnh dại có 2 thể loại chính đó là viêm não và thể liệt:

  • Với dạng dại viêm thể não

Khởi đầu thì người bệnh sẽ cảm thấy bồn chồn và mất ngủ. Tiếp đến mới có các phản ứng kích thích, sợ nước, sợ gió và sợ những nơi có nhiều ánh sáng. Bệnh tiếp tục phát triển nếu chưa được điều trị, không thể uống nước hoặc có thể uống nước nhưng sẽ có các cơn co thắt cổ họng. Bệnh nhân thường xuyên khạc nhổ do nước bọt liên tục tăng và không thể nhuốt vào được.

Không chỉ sợ nước mà bệnh nhân còn rất sợ gió hoặc thậm chí nghe tiếng nước chảy và gió thổi cũng khiến họ cảm thấy sợ. Lý giải cho  triệu chứng này là do virus dại làm tăng các hoạt tính NMDA trong não, lúc này khả năng tiếp nhận kích thích của tế bào não.

Nghiêm trọng hơn là tình trạng người bệnh mắt long sòng sọc, sáng lên và giãn ra. Các cơn co thắt cổ họng tiếp tục xuất hiện với tần suất gia tăng, cường dương, xuất tinh tự nhiên, nguy cơ bị đe dọa tính mạng và tử vong trong khoảng 1 tuần kể từ khi phát bệnh.

  • Với thể liệt

Kể từ sau khi bị cắn người bệnh sẽ liệt lan dần từ chân đến liệt cơ tròn làm rối loạn tiểu, đại tiện, lan dần  lên các bộ phận xung quanh như liệt  tay, chân và khi nào đến liệt cơ hô hấp thì bệnh nhân sẽ bị tử vong.

2. Bệnh chó dại cắn có chữa được không?

Có nhiều người lựa chọn chữa bệnh chó dại cắn bằng thuốc nam, tuy nhiên theo các chuyên gia đang trực tiếp  giảng dạy tại CĐ thì cho rằng không nên dùng các loại thuốc nam để chữa bệnh chó dại cắn vì theo nguyên tắc thì người mắc bệnh dại chỉ có biện pháp duy nhất là đi tiêm phòng dại. Do đó bạn không nên tin vào lời đồn thuốc Nam có thể chữa bệnh dại rồi để khi phát hiện sai lầm thì đã quá muộn.

Bệnh dại là một  bệnh truyền nhiễm được xếp vào danh sách nguy hiểm do virus gây ra. Đa phần các trường hợp mắc bệnh đều thông qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại… Cho đến thời điểm này thì chưa có loại thuốc điều trị đặc hiệu nào nên người bị bệnh dại  gần như tử vong 100%. Tuy nhiên người dân đều có thể phòng tránh bệnh dại bằng cách tiêm vắc xin phòng ngừa.

Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất thì khi bị chó cắn dù chưa xác định được có bị dại hay không thì bạn cũng vẫn nên xử lý ban đầu như:

Xử lý làm sạch vết thương: Nên rửa vết thương dưới vòi nước sạch để hạn chế đến mức tối đa các mầm mống gây bệnh sẵn có tiềm ẩn trong vết chó cắn. Rửa sạch vết thương bằng nước và xà phòng liên tục trong 10 – 15 phút.

Rửa lại vết thương bằng cồn: loại bỏ tối đa các vi khuẩn có hại bằng cách sử dụng một số thuốc sát trùng chuyên dụng như oxi già hoặc cồn iod hoặc Povidone, Iodine… Nhưng nếu vị trí vết cắn ở các chỗ nhạy cảm như gần mắt, miệng… thì không nên dùng cồn để rửa vết thương.

Nếu vết cắn không quá nghiêm trọng thì có thể tự cầm máu ở nhà bằng cách dùng thun và garo để băng vết thương.

Tiêm phòng vắc-xin. Khi thực hiện một vài bước sơ cứu ở trên xong thì bạn nên đến các cơ sở chuyên tiêm chủng để thực hiện việc tiêm phòng dại. Có thể tiêm phòng dại tại các trung tâm tiêm chủng hoặc bệnh viện.

Phác đồ điều trị của bệnh dại bao gồm

  • Ngay khi chẩn đoán người bệnh đang mắc các triệu chứng của bệnh dại thì bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng liều thuốc Globulin. Đây là một loại thuốc giúp tăng cường hệ miễn dịch, được truyền gần vết cắn và có tác dụng ngăn chặn các virus phát triển và lan rộng trong cơ thể.
  • Tiếp đến tiêm phòng vắc xin phòng dại: vắc xin sẽ được tiêm vào cánh tay của người bệnh trong khoảng 2 – 4 tuần. Với tác dụng chống lại các virus tồn tại trong cơ thể.

Hầu hết không có phương pháp nào tìm ra liệu con vật đó có bị dại hay không nên an toàn nhất vẫn là bắt đầu cho quá trình tiêm phòng ngừa.

benh-cho-dai-can

Tiêm phòng là phương pháp hiệu quả, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công bất ngờ từ bệnh dại

3. Một số quan niệm sai lầm về bệnh dại

Các quan niệm sai lầm mà có rất nhiều người mắc phải như:

Bệnh dại chỉ lây truyền qua vết cắn của động vật

  • Đây là một quan niệm chưa đầy đủ không chỉ lây bệnh qua vết cắn mà ngay khi các động vật nhiễm bệnh liếm vào vết thương hở thì cũng có thể nhiễm bệnh. Virus dại gây bệnh sẽ thông qua tuyến nước bọt và xâm nhập vào vết thương hở của cơ thể.
  • Thông thường người bệnh chỉ quan tâm đến và đi tiêm phòng vắc xin khi bị động vật cắn và rất chủ quan khi có những vết liếm từ động vật nên vết thương hở hoặc do quá tiếp xúc với động vật.

Những vết cắn phải to, sâu mới nguy hiểm

  • Có rất nhiều người chỉ quan tâm đến vị trí bị thương khi bị chó cắn có rộng và sâu hay không, còn nếu vết cắn nhỏ không quá nghiêm trọng thì sẽ bỏ qua.
  • Tuy nhiên rất có thể những vết cắn không rõ ràng, ít chảy máu có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Do đó không nên chủ quan với bất cứ vết thương nào trên cơ thể của bạn.

Chó mang mầm bệnh dại phải có các biểu hiện bất thường về sức khỏe

  • Cắn càn, chạy nhạy, mất kiểm soát, trở nên hung dữ… các biểu hiện dễ nhận thấy của chó dại. Nhưng trên thực tế không phải con chó nào mang mầm bệnh cũng có các triệu chứng như vậy. Người bệnh cần hết sức lưu  ý.
  • Thậm chí ngay cả những động vật như chó, mèo,… bạn nuôi trong nhà vẫn có nguy cơ mang mầm bệnh dại chứ không chỉ những con vật thả rông ngoài đường.

Nếu bạn đang có các quan niệm sai lầm giống như đã đề cập ở trên thì cần chú ý để không xảy ra các điều đáng tiếc. Nói tóm lại, cách phòng bệnh dại duy nhất là tiêm  đầy đủ mũi vắc xin phòng dại cho trẻ em và người lớn để không còn phải băn khoăn lo lắng về dịch bệnh nguy hiểm đáng sợ này nữa.

Những thông tin bài viết do Cao đẳng Y Dược Hà Nội chia sẻ trên đây hi vọng giúp các bạn có những kiến thức bổ ích khi mắc bệnh chó dại cắn. Nếu có những thắc mắc nào về bài viết này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.