Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh Barrett thực quản có thể chữa khỏi hay không?


Một bệnh lý về đường tiêu hóa mà có thể nhiều người chưa nắm rõ những thông tin về căn bệnh này - bệnh Barrett thực quản. Bệnh Barrett thực quản là gì? Bệnh có chữa khỏi được không?.. Mời bạn đọc hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn những thông tin về bệnh dưới bài viết!

1. Bệnh Barrett thực quản là gì?

Barrett thực quản là một loại bệnh lý tiêu hóa, xảy ra khi các tế bào lót trong thực quản trở nên bất thường. Các tế bào này được gọi là tế bào vảy thường lót ở thực quản.

Đây là bệnh tái phát mãn tính của việc trào axit từ dạ dày đi lên thực quản dưới. Số người bị ung thư thực quản chiếm khoảng 5 - 10% tổng số người bị chứng bệnh Barrett thực quản.

benh-barrett-thuc-quan
Nguyên nhân gây ra bệnh Barrett thực quản là gì?

Nguyên nhân mắc bệnh Barrett thực quản

Trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản, thức ăn ở trong dạ dày bị trào ngược vào thực quản, làm tổn thương mô thực quản và đó cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh Barrett thực quản.

Bệnh Barrett thực quản ngày càng có nguy cơ tăng cao do các nguyên nhân sau đây:

  • Giới tính: Do nam giới thường xuyên sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các hóa chất độc hại khác cho đường ruột nên nam giới thường có xu hướng mắc bệnh Barrett thực quản cao hơn nữ giới.
  • Tiền sử bệnh: Bạn thường xuyên bị trào ngược dạ dày và các triệu chứng khác liên quan đến đường ruột như ợ nóng...
  • Tuổi tác: Người lớn tuổi ăn các thực phẩm cay nóng, chiên xào hay có những tâm lý bất ổn làm tăng nguy cơ cao mắc bệnh Barrett thực quản.
  • Người da trắng: Bệnh Barrett thực quản thường gặp ở người da trắng nhiều hơn những chủng tộc khác;
  • Tình trạng béo phì: Đa số những người bị béo phì ở bụng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn;
  • Hút thuốc: Hút thuốc ảnh hưởng đến thực quản và sẽ gây ra bệnh. Cho dù là sử dụng trực tiếp hay chỉ hít phải khói thuốc cũng đều ảnh hưởng đến đường hô hấp và hệ tiêu hóa.

Những biểu hiện của Barrett thực quản như sau

  • Người bệnh có triệu chứng ợ nóng thường xuyên
  • Đau ngực, có thể là triệu chứng của một cơn đau tim.
  • Đau ngực, khó nuốt khi ăn, uống.
  • Nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu trông giống như bã cà phê.
  • Đại tiện phân có màu đen, có mùi hôi hoặc có máu đỏ tươi.

Tuy nhiên, nhiều người bệnh bị Barrett thực quản không có triệu chứng mà chỉ tình cờ phát hiện khi khám bệnh khác. Người bệnh nên đi khám nếu thấy bản thân có những dấu hiệu bất thường và có phương án điều trị phù hợp. Bệnh Barrett thực quản không lây truyền từ người mắc bệnh sang người khỏe. 

Xem thêm các bài viết liên quan

benh-barrett-thuc-quan
Bệnh Barrett nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì có thể được chữa khỏi hoàn toàn

2. Barrett thực quản có chữa khỏi không?

Hiện nay, mục đích điều trị Barrett thực quản là để ngăn ngừa axit trào ngược lên thực quản, nhằm bảo vệ những tế bào lót thực quản và có thể ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.

  • Để hạn chế những diễn tiến của bệnh Barrett thực quản, người bệnh thường được chỉ định sử dụng một số loại thuốc như:
  • Những thuốc như metoclopramide, có lợi cho đường ruột để giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Thuốc điều hòa vận động: tác dụng của thuốc là tăng nhu động ruột và tăng trương lực co thắt thực quản dưới, ...những thuốc này chỉ được dùng để điều trị trong thời gian ngắn.
  • Thuốc giảm nồng độ axit bằng nhóm H2 - antagonists như: Ranitidine, Cimetidine.
  • Thuốc kháng acid: sử dụng thuốc này để trung hòa axit có trong dịch dạ dày để kiểm soát tốt các triệu chứng như hydroxid nhôm, magie, bảo vệ niêm mạc, tiêu diệt các mầm mống gây bệnh.
  • Nhóm ức chế bơm proton như: Omeprazole, lansoprazole.

Song song với việc tuân thủ đúng liệu trình điều trị bằng thuốc, người bệnh nên làm theo một vài hướng dẫn dưới đây để cải thiện tình trạng bệnh nhanh hơn: 

  • Nghe theo chỉ dẫn của các y, bác sĩ không nên tự ý ngưng sử dụng thuốc khi thấy tình trạng bệnh giảm, chỉ dừng thuốc khi có chỉ định từ những người có chuyên môn.
  • Nâng đầu cao hơn chân khi đi ngủ để tránh hiện tượng trào ngược và cũng có thể giúp giữ axit trong dạ dày.
  • Không nên ăn gì trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ.
  • Hạn chế tình trạng ợ nóng, ợ hơi bằng cách chi nhỏ bữa ăn thành vào nhiều thời gian khác nhau.
  • Sau khi ăn không nên nằm ngay, ít nhất 3 tiếng sau mới được ngủ. Khi ngủ nên kê cao gối để hạn chế trào ngược dạ dày.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao với các bài tập nhẹ nhàng.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Giảm cân để làm giảm sự xuất hiện hoặc cường độ bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Khám và kiểm tra các triệu chứng trào ngược dạ dày thường xuyên để thay đổi liều lượng thuốc sử dụng cho phù hợp.

Bệnh Barrett hoàn toàn có thể chữa khỏi khi người bệnh tuyệt đối tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc cũng như chế độ dinh dưỡng, thói quen trong sinh hoạt.

Người bệnh nên thăm khám thường xuyên để các bác sĩ tư vấn cách điều trị phù hợp nhất với tình trạng của bệnh nhân và hãy luôn tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Những thông tin  về bệnh Barrett thực quản đã được Cao Đẳng Y Dược Hà Nội cung cấp  trong bài chỉ mang tính chất tham khảo thêm không thay thế cho chỉ định và lời khuyên của bác sĩ, các chuyên viên y tế.