Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bác sĩ chỉ cách sơ cứu nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm


Ngộ độc thực phẩm là tình trạng có thể xảy ra với bất kỳ ai trong cuộc sống, nhất là trong xã hội hiện đại khi vấn nạn thực phẩm bẩn trở thành vấn đề nan giải của xã hội. Vì vậy, học cách sơ cứu ban đầu để áp dụng trong trường hợp cần kíp là vô cùng cần thiết nhằm giảm thiểu rủi ro.

ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm xảy ra ngay cả khi ăn uống hợp vệ sinh

>>> Shigella có điều trị được không, bằng cách nào?

>>> Rubella (bệnh sởi ở đức) - những thông tin đáng chú ý

Ăn uống là nhu cầu cơ bản nhất của con người. Nó không còn là chống đói mà là yếu tố bắt buộc cho sự phát triển. Trung bình mỗi người ăn khoảng 12,5 tấn ngũ cố, gạo; 30 tấn thực phẩm rau củ quả, thịt cá khác và 65 tấn nước. Những dinh dưỡng thiết yếu trong đó mới đủ để con người phát triển bình thường.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, việc lựa chọn đồ ăn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ô nhiễm môi trường, hóa chất độc hại, chất bảo quản thực vật xuất hiện tràn lan nên con người phải cảnh giác cao độ trước khi có ý định tiêu thụ bất kỳ thực phẩm gì.

Bác sĩ đến từ Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch nói rằng, ngộ độc thực phẩm xảy ra khi chúng ta ăn vào cơ thể một chất bẩn nào đó, có thể do vô ý của người chế biến hay do sẵn có trong thực phẩm.

“Ngộ độc thực phẩm do nhiều nguyên nhân, có thể do vi khuẩn, ký sinh trùng, virus, động, thực vật hay do việc nạp quá nhiều chất phụ gia bên trong: chất bảo quản, kháng sinh, hoomon, thức ăn bị hư hỏng",…BS cho biết.

Những nạn nhân trong vụ này nếu không được sơ cứu kịp thời sẽ bị mất nhiều nước và các khoáng chất khác. Đặc biệt, đối với trẻ mới sinh và người cao tuổi – những đối tượng có hệ thống miễn dịch không tốt hoặc ở những người bị bệnh mãn tính thì tình trạng này càng trở nên nặng nề, thậm chí có thể tử vong. Ngoài ra, các chất độc tích tục nhiều bên trong cơ thê không được sơ cứu đúng sẽ là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư nguy hiểm.

Vì vậy, sơ cứu là bước ban đầu, mang tính chất quyết định đến việc người bệnh có mắc rủi ro cao hay không. Những dấu hiệu nhận biết khi ngộ độc thực phẩm là buồn nôn và nôn nhiều, đôi khi nôn ra máu; đau bụng; nhiều lần bị tiêu chảy, đôi khi không sốt hoặc sốt rất cao. Ở trẻ em còn ít tuổi hoặc người già thì những triệu chứng có thể nặng hơn. Đáng chú ý, có những trường hợp bị ngộ độc sau khi ăn, có khi 1 giờ nhưng có lúc lên đến 1 ngày sau mới bị.

»»» Xem thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ««<

ngộ độc thực phẩm

Hàng loạt vụ học sinh nhập viện điều trị do ngộ độc thực phẩm

Cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm

Tùy thuộc vào từng đối tượng mà tiến hành những bước khác nhau.

Đối với người lớn

Bác sĩ khuyên thực hiện theo những bước sau:

  • Ngoáy họng bằng cách dùng hai ngón tay rồi xoáy vào bên trong hoặc cũng có thể dùng tăm bông hay thìa nhor để đưa vào lưỡi gây nôn.
  • Đặt đầu người bệnh thấp hơn ngực để dễ nôn đồng thời tránh bị sặc, hít khí và chất nôn vào phổi.
  • Sau khi nôn xong, hãy cho họ nghỉ ngơi rồi hòa nước orezol cho uống hoặc có thể pha nước muối hay nước nước giúp người bệnh bù lượng nước đã mất và trung hòa tốt các chất bên trong người bệnh giúp hạn chế các độc tố tích tụ bên trong.
  • Lúc đó, nên động viên khuyến khích người bệnh ăn một chút thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu; không nên cho uống sữa.
  • Sau cùng đưa đến trung tâm Y tế hoặc bệnh viện để rửa dạ dày hoặc tìm cách điều trị thích hợp.

Đối với trẻ em

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), phụ huynh cần tiến hành những bước sau đây khi sơ cứu trẻ em bị ngộ độc thực phẩm:

  • Hòa gói oresol cho để uống để bù các chất điện giải và chất lỏng đã mất, tránh tình trạng mất nước trầm trọng gây kiệt sức.
  • NGưng cho trẻ ăn các món ăn khi thấy chúng có biểu hiện tiêu chảy hoặc buồn nôn.
  • Khi gây nôn cho trẻ, cha mẹ cần cẩn thận, nhất là khi đang ngủ để không bị săc ngược khiến chúng hít các chất này vào gây khó thở, thậm chí tử vong nhanh chóng.
  • Điều bác sĩ nhấn mạnh và việc sử dụng gói oresol, mặc dù nó rất có ích trong việc bù điện giải nhưng cách này cũng có thể dẫn đến quá liều nếu cha mẹ không chú ý. Hãy pha thuốc đúng cách, đúng chỉ dẫn, làm từ từ, không quá nhiều cùng một lúc đồng thời không cho trẻ uống nước ngọt, nước có cồn, có ga,…
  • Đưa trẻ đến bệnh viện nhanh chóng để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Tóm lại, ngộ độc thực phẩm là khi con người ăn một thứ gì đó vào cơ thể và gây ra phản ứng nôn, tiêu chảy nghiêm trọng, kéo dài dẫn đến mất nước. Mặc dù người bệnh cần được đưa đến cơ sở Y tế nhưng bước sơ cứu ban đầu có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là bước giúp ngăn ngừa biến chứng.

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/