Để giúp các bạn tránh bị điểm liệt môn Địa lý, trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch mách bạn một vài điều cần biết khi làm bài thi môn Địa lý trong kỳ thi THPT Quốc Gia 2019 ngày mai (27/06).
Hình thức thi trắc nghiệm có thể dễ dàng ăn điểm nhưng chỉ ở một mức độ nào đó thôi còn để đạt điểm cao thì cũng tương đối khó nếu bạn không ôn kỹ kiến thức.
Theo như cấu trúc đề thi thì sẽ có 40% câu hỏi ở mức nâng cao. Câu khó sẽ là trở ngại để bạn có được điểm cao và chính nó sẽ làm cho bạn lo sợ và mất bình tĩnh không thể làm được ngay cả những câu dễ. Vì thế hãy đọc lướt qua đề 1 lượt rồi làm chắc 60% bài bạn sẽ có thêm sự tự tin để làm bài.
Cụ thể:
- Về phần kỹ năng: 10 câu sử dụng Atlat địa lí Việt Nam (trong đó, Tự nhiên - dân cư 5 câu; các ngành kinh tế 3 câu; các vùng kinh tế 2 câu).
- Bảng số liệu thống kê: 2 câu ( lớp 11: 1 câu; lớp 12: 1 câu).
- Kĩ năng biểu đồ 3 câu (nhận xét biểu đồ 2 câu, nhận dạng biểu đồ 1 câu).
Thời gian làm bài môn Địa lý là 50 phút với tổng số 40 câu hỏi. Thời gian trung bình cho một câu hỏi là khoảng 1 phút 15 giây – 1 phút 25 giây. Với thời gian đó mà các thí sinh chưa trả lời được 1 câu hỏi thì nên chuyển câu hỏi khác và sẽ quay vòng lại khi trả lời hết một lượt để không bị sa đà mất thời gian vào một câu hỏi.
Đừng quên tô đáp án trả lời.
Có nhiều thí sinh có thói quen khoanh đáp án vào đề, thế nên cần nhớ để tô đáp án vào phiếu trả lời ít nhất là trước 15 phút nộp bài.
Tưởng chừng việc này sẽ không có đáp án nào có thể quên nhưng vẫn còn một số trường hợp quên tô đáp án hoặc vào những phút cuối mới nhận ra hay cũng có thể đến phút cuối mới nhận ra thì sẽ luống cuống và rất có thể sẽ khiến thí sinh tô nhầm đáp án. Hãy tránh điều này để không bị mất điểm oan nhé các em.
>> THÔNG TIN TUYỂN SINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH NĂM 2019 <<
Sử dụng Atlat
- Atlat giữ vai trò quan trọng để thí sinh có thể làm tốt bài thi. Tài liệu này đã được Bộ GD & ĐT cho phép mang vào và sử dụng trong phòng thi.
- Nhớ rằng tất cả các câu hỏi có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất hoặc yêu cầu nói rõ ngành đó ở đâu, vì sao ở đó đều có thể dùng Atlat.
- Trên cơ sở nội dung câu hỏi cần xem phải trả lời một hay nhiều vấn đề, có thể xác định những trang bản đồ trong Atlat cần thiết dựa vào phần mục lục cuối cuốn Atlat (trang 31).
- Vì mỗi câu chỉ có 1 phút 15 giây, nên nếu làm câu Atlat (có thể có từ 4 – 8 câu) mà không quen đọc, các em có thể mất nhiều thì giờ mà vẫn đọc sai.
- Các câu Atlat ta làm sau cùng và làm cùng lúc để khỏi phải mở, đóng Atlat nhiều lần.
Xác định từ khóa của câu hỏi
- Mỗi khi đọc xong câu hỏi, hãy xác định từ khóa để có thể định hướng được câu hỏi liên quan đến vấn đề gì và đáp án sẽ gắn liền với từ khóa ấy, nhanh chóng loại bỏ được đáp án sai.
- Phương pháp loại trừ: Khi không thể có một đáp án thực sự chính xác thì phương pháp loại trừ cũng là một cách hữu hiệu giúp các em tìm ra câu trả lời đúng. Thay vì tìm một đáp án đùng thì hãy tìm một đáp án sai sau đó dùng phương pháp loại trừ.
- Trên thực tế có nhiều câu hỏi nếu các thí sinh biết vận dụng các trang Atlat sẽ khai thác kiến thức từ đây một cách tốt. Điều cần làm ở đây là các bạn cần nắm chắc kỹ năng phân tích tài liệu đặc biệt này cụ thể là dựa vào Atlat để hiểu chung về khoáng sản, nông nghiệp, lâm ngư nghiệp hay công nghiệp.
Kỹ năng nhận biết biểu đồ
- Biểu đồ tròn: Đối với dạng biểu đồ tròn thường dùng để mô tả cơ cấu hay tỉ lệ các thành phần của một tổng thể. Người ta cũng dùng dạng biểu đồ này để thể hiện bảng số liệu khi có tỉ lệ % các thành phần cộng lại là 100%. Khi đề bài yêu cầu thể hiện cơ cấu, tỉ lệ, tỉ trọng (%) của đối tượng mà dưới 2 năm cần nghĩ ngay đến biểu đồ tròn.
- Biểu đồ cột (đơn, đôi…): khi đề bài yêu cầu thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm hoặc so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị trong một năm.
- Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị): khi gặp đề bài yêu cầu thể hiện sự thay đổi, tăng trưởng, diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm.
- Biểu đồ kết hợp giữa đường và cột: khi đề bài yêu cầu thể hiện các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc đề bài có từ ba loại số liệu trở lên mà cần biểu diễn trên cùng một biểu đồ. Ví dụ như so sánh diện tích, dân số của một số tỉnh, vùng, nước... hay khi đề bài yêu cầu “động thái phát triển”, “so sánh tương quan”.
- Biểu đồ miền: khi đề bài yêu cầu thể hiện rõ nhất sự thay đổi cơ cấu, tỉ trọng của hai hoặc ba nhóm đối tượng mà có từ 3 năm trở lên…
- Biểu đồ cột chồng: đề bài yêu cầu thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỉ lệ % tuyệt đối).
- Ngoài ra có dạng biểu đồ miền kết hợp với đường: thường dùng biểu đồ này trong trường hợp đặc biệt: ví dụ tỉ lệ xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân xuất nhập khẩu, tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử, tỉ lệ gia tăng tự nhiên…
Dù không biết câu trả lời nhưng các thí sinh tuyệt đối không được bỏ trống bất kỳ câu hỏi nào trong bài thi trắc nghiệm.
Hãy nhớ chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập nhất là bút chì và tẩy, mang theo 2 – 3 bút chì đã gọt sẵn nếu gãy thì có thể thay bút khác ngay. Khi làm bài hãy thật bình tĩnh, không nóng vội để có thể "chiến đấu" đến cùng.
Mong rằng với những điều trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ sẽ giúp các em làm bài tốt hơn trong kỳ thi THPTQG 2019 này.