Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

TP HCM thêm 22 ca nghi nhiễm đều liên quan chuỗi lây nhiễm Hội Thánh


TP.HCM vừa ghi nhận thêm 22 trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV-2. Các trường hợp này đều có liên quan đến chuỗi lây nhiễm Hội Thánh.

Trưa ngày 29/5, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết đã ghi nhận thêm 22 trường hợp nghi nhiễm mới trong cộng đồng. Tất cả liên quan đến Hội thánh. Trong 22 trường hợp có 18 đã được truy vết  chuyển cách ly từ trước và 4 trường hợp có triệu chứng bệnh khi  đến bệnh viện khai báo.

Như vậy, từ ngày 27/5 đến nay, thành phố đã phát hiện 02 ổ dịch, tổng cộng 90 ca nhiễm. Trong đó chuỗi lây nhiễm huyện liên quan đến Hội thánh truyền giáo Phục Hưng là chuỗi lớn nhất với 85 ca bệnh, chuỗi lây nhiễm liên quan đến ca bệnh phát hiện tại BV Hoàn Mỹ có 5 ca.

Chủ tịch TP HCM cho biết, từ đầu đợt dịch lần thứ 4, thành phố đã ghi nhận 4 chuỗi lây nhiễm.

Chuỗi lây nhiễm trong một công ty quận 3, phát hiện ngày 18/5. Họ là 2 đồng nghiệp làm việc chung văn phòng, cư trú ở quận 7 và TP Thủ Đức.

Chuỗi lây nhiễm tại quán bánh canh ở quận 3, phát hiện ngày 21/5, gồm 5 trường hợp.

Chuỗi lây nhiễm Hội thánh truyền giáo Phục Hưng, tối ngày 26/5. Qua hoạt động điều tra truy vết, xét nghiệm mở rộng, tính đến 15h ngày 28/5, thành phố ghi nhận 64 trường hợp dương tính từ chuỗi này.

Đến nay, tổng cộng 16/22 địa phương có liên quan đến các ca bệnh gồm: TP Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Nhà Bè, Bình Tân, Bình Chánh, quận 1, 3, 4, 5, 10, 12.

Kết quả giải trình tự gen SARS-CoV-2 của 5 người bệnh đầu tiên trong chuỗi lây nhiễm liên quan hội thánh đều thuộc biến chủng Ấn Độ.

Chuỗi lây nhiễm phát hiện từ Bệnh viện Hoàn Mỹ, ngày 27/5, phát hiện 2 trường hợp dương tính với SARS-CoV2.

Đến ngày 28/5, tiếp tục ghi nhận 2 trường hợp dương tính là con trai của vợ chồng này và một đồng nghiệp của người vợ.

TPHCM hiện đang lưu hành 2 biến chủng siêu lây nhiễm là biến chủng Anh và biến chủng Ấn Độ. Với đặc điểm chủng virus lây nhanh, mạnh nên nguy cơ dịch tiếp tục lây lan tại TPHCM là rất cao do mức độ người dân đi lại và giao lưu, tiếp xúc trong lao động, học tập, sinh hoạt; thậm chí có thể lây lan đến các tỉnh thành lân cận.

Hiện nay, thành phố vẫn đang tiếp tục tiến hành điều tra, truy vết các trường hợp tiếp xúc; lấy mẫu xét nghiệm diện rộng để đánh giá nguy cơ. Các biện pháp cắt đứt nguồn lây cũng như điều tra nguồn lây của các chuỗi lây nhiễm này đang được tiếp tục triển khai. Đánh giá tình hình thành phố có nguy cơ mầm bệnh đã có trong cộng đồng, người dân cần nâng cao cảnh giác nhưng cũng không hoang mang. Tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch của chính quyền và hợp tác với ngành y tế trong thực hiện phong tỏa, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.

Theo Cao đẳng y dược TPHCM tổng hợp