Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Molnupiravir hứa hẹn chống lại các biến thể của virus SARS-CoV-2


Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy Molnupiravir - một loại thuốc kháng virus SARS-CoV-2 dạng uống đang thử nghiệm của hãng Merck & Co - có thể có hiệu quả đối với bệnh nhân nhiễm bất cứ biến thể nào của virus SARS-CoV-2, kể cả biến thể Delta có mức độ lây nhiễm cao.

Kết quả này được các nhà nghiên cứu trình bày tại hội nghị thường niên trực tuyến IDWeek 2021 của các tổ chức bệnh truyền nhiễm vào ngày 29/9.

Molnupiravir là loại thuốc kháng virus thứ hai được Việt Nam được sử dụng. Thuốc do Ridgeback Biotherapeutics và hãng dược Merck hợp tác phát triển là phương pháp ngăn ngừa và điều trị COVID-19 tiềm năng. Thuốc này đã được Bộ Y tế đưa vào chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các trường hợp mắc COVID-19 tại nhà và cộng đồng (home-based care).

Thuốc đang thử nghiệm cho bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và ở mức độ vừa. Bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân sau khi xét nghiệm PCR dương tính, có triệu chứng, thì nên sử dụng Molnupiravir. Các triệu chứng vừa đến nặng, như triệu chứng hô hấp gồm hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi; đến bắt đầu có triệu chứng viêm phổi, khó thở. Đây là thuốc kháng virus mới, đang trong giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng trên thế giới.

Theo Bộ Y tế, nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc kháng virus Molnupiravir trong điều trị COVID-19 đã công bố tại một số quốc gia "cho kết quả khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp, đặc biệt giảm tải lượng virus rõ rệt và làm sạch virus ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa sau 5 ngày điều trị, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tử vong". Đối tượng sử dụng là người có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính (RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên), độ tuổi từ 18 - 65 tuổi và đồng ý tham gia chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir có kiểm soát tại cộng đồng cho người mắc COVID-19 có triệu chứng ở mức độ nhẹ. Người F0 có triệu chứng nhẹ gồm có các triệu chứng như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi, nhịp thở ≤ 20 lần/phút, SpO2 ≥ 96% khi thở khi trời và không có các dấu hiệu viêm phổi hoặc thiếu ô xy.

Molnupiravir hứa hẹn chống lại các biến thể

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy Molnupiravir - một loại thuốc kháng virus SARS-CoV-2 dạng uống đang thử nghiệm của hãng Merck & Co - có thể có hiệu quả đối với bệnh nhân nhiễm bất cứ biến thể nào của virus SARS-CoV-2, kể cả biến thể Delta có mức độ lây nhiễm cao. Kết quả này được các nhà nghiên cứu trình bày tại hội nghị thường niên trực tuyến IDWeek 2021 của các tổ chức bệnh truyền nhiễm vào ngày 29/9. Molnupiravir không tấn công protein gai của virus - thứ mà các loại vắc xin ngừa COVID-19 hiện nay đều nhắm tới. Thay vào đó, thuốc này tấn công một enzyme mà virus sử dụng để tự sao chép mình. Thuốc được thiết kế để đưa lỗi vào mã gen của virus.

 

thuoc-molnupiravir

Thuốc molnupiravir

Các dữ liệu cho thấy thuốc hiệu quả nhất khi bệnh nhân uống vào giai đoạn mới nhiễm. Công ty Merck & Co đang tiến hành 2 cuộc thử nghiệm lớn giai đoạn cuối, một là khả năng điều trị COVID-19 và hai là khả năng giúp phòng tránh bệnh của loại thuốc này. Một số gen nhất định có thể bảo vệ người mắc COVID-19. Trong một nghiên cứu của Đại học Sao Paulo (Brazil), công bố trên tạp chí Frontiers in Immunology ngày 28/9, tập trung vào các cặp vợ chồng đều phơi nhiễm với COVID-19, nhưng chỉ có một người nhiễm bệnh. Nghiên cứu này giúp làm rõ tại sao một số người có khả năng chống chọi tự nhiên với virus SARS-CoV-2. Các nhà nghiên cứu cho rằng các trường hợp như vậy rất hiếm.

Nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu máu của 86 cặp vợ chồng được chọn để phân tích chi tiết. Kết quả cho thấy những người chống chọi tốt với virus thường có các gen góp phần kích hoạt hiệu quả hơn các tế bào tiêu diệt tự nhiên (gọi là tế bào NK), vốn là một phần của phản ứng ban đầu của hệ miễn dịch với mầm bệnh. Khi các tế bào NK được kích hoạt đúng, chúng có thể nhận biết và phá hủy các tế bào bị nhiễm virus, ngăn chặn bệnh phát triển. Các phát hiện nói trên vẫn chưa được giới chuyên môn chứng thực và cần thêm nhiều nghiên cứu khác để khẳng định. Tuy nhiên, đây là những phát hiện mới đáng quan tâm và theo dõi.

Nguồn: Tiền phong

Theo Cao đẳng Y Dược HCM tổng hợp