Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Sv năm cuối ĐH ngoại ngữ bỗng “đổi đời” nhờ up CV lên mạng


Nguyễn Thị Thu Trang sinh năm 1995, cựu sinh viên trường Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội không ngờ cuộc đời của mình bước sang trang mới  khi tự mình tìm kiếm được một vị “ngon” trong công ty nước ngoài nhờ đưa CV lên mạng vào học kì 2 của năm cuối. Đặc biệt, cô được 20 nhà tuyển dụng gọi điện mời phỏng vấn.

Trong thời buổi cử nhân thất nghiệp tràn lan như hiện nay, có một công việc tạo ra thu nhập tốt đã là một điều may mắn đối với sinh viên ĐH, CĐ, nhất là với những bạn mới ra trường. Thế nhưng, đâu đó vẫn có những trường hợp ngược lại, là tấm gương sáng để thế hệ sau noi theo. Trang là một nhân vật điển hình.

Xin việc làm

Nguyễn Thu Trang rạng rỡ trong bộ áo cử nhân ngày chụp ảnh kỷ yếu

Đưa CV lên mạng, 20 nhà tuyển dụng mời phỏng vấn

Tốt nghiệp khoa Tiếng Trung vào tháng 6 năm 2017, Trang được tuyển thẳng vào vị trí biên tập viên tiếng Trung cho một công ty có tiếng của Trung Quốc. Bằng năng lực và ý chí của mình, chỉ sau một năm Trang được bổ nhiệm lên làm vị trí quản lý dự án với mức lương cao. Tuy nhiên, với tính cách năng động, thích sự trải nghiệm, mới mẻ, nhất là muốn hoàn thiện các kỹ năng của bản thân nên vừa qua cô mới “nhảy ngang” sang một công ty nước ngoài khác cũng hoạt động ở Việt Nam ở vị trí tuyển dụng nhân sự.

“Mình chỉ trải qua 2 vòng phỏng vấn. Vòng 1 là của giám đốc và trưởng phòng nhân sự người Việt; vòng 2 là của giám đốc người nước ngoài và được gọi đi làm ngay ngày hôm sau”, Trang kể . Cô cũng thẳng thắn chia sẻ nếu lần này cảm thấy môi trường công bằng, nhiều cơ hội phát triển bản thân và thăng tiến, công việc phù hợp thì sẽ gắn bó lâu dài còn nếu không thì tiếp tục hành trình mới.

Nói về lần up CV (bản tóm tắt về trình độ, kinh nghiệm của bản thân) trên mạng, Trang chia sẻ: Sau khi mình đưa CV lên thì có đến 20 nhà tuyển dụng gọi mời phỏng vấn. Cô không nhận lời tất cả, từ chối những nơi có công việc không hợp với chuyên ngành mình học.

Tuy nhiên, để có được như ngày hôm nay, Trang cũng thực sự nỗ lực rất nhiều, nhất là trong những năm tháng đang ngồi trên ghế giảng đường. Từ một “con mọt sách” ở trường THPT, cô quyết định thay đổi bằng cách tham gia vào nhiều hoạt động của  trường lớp, các hoạt động xã hội khác để bản thân tự tin, năng động hơn. Trang tiết lộ đó là cách để cô làm đẹp CV cho chính mình.

việc làm

Sinh viên cần kiến thức lẫn kĩ năng

Hoàn thiện kỹ năng, tăng cơ hội việc làm

Hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những ứng viên tích cực tham gia các phong trào đoàn thể. Tất nhiên, điểm số là thế mạnh giúp các bạn tạo ấn tượng đầu tiên trong mắt họ. Mức điểm học tập trung bình của cô đạt 3,87/4,0 và là thủ khoa đầu ra của trường. Cô cũng từng nhận nhiều học bổng và đạt giải các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, ví dụ học bổng Lawrence S.Ting năm 2014, học bổng KOVA hạng mục Triển vọng năm 2015, học bổng Pony Chung (Hàn Quốc) năm 2016,…Cô còn tự hào khi lọt vào “sinh viên 5 tốt Trung ương” trong hai năm liền. Chính việc nỗ lực để đạt được các danh hiệu đó mà cô hoàn thiện về kiến thức cũng như kỹ năng. Đó chính là yếu tố giúp cô dễ dàng xin được việc làm như ý.

 “SV không chỉ cần giỏi mà cần phải tự tin, biết thể hiện khả năng của mình và phải có sức khỏe tốt mới có thể vượt qua được mọi áp lực của công việc. Những lý thuyết ở trường chỉ là bước đệm, hãy tăng cường các kỹ năng thực hành để làm hành trang vững chắc chuẩn bị bước vào đời”, Trang nói.

Trang là một tấm gương sáng về ý chí tự học, tự vươn lên dù hoàn cảnh khó khăn, là con cả trong một gia đình thuần nông nghèo ở xã Sơn Thủy H.Thanh Thủy, Phú Thọ (sau cô còn 2 em vẫn đang đi học). Cô từng đi làm thêm rất nhiều công việc khác nhau để kiếm tiền trang trải cuộc sống: từ gia sư đến bồi bàn hay giúp việc nhà cô đều trải qua. Điều đáng học tập ở cô gái này nữa là cô không bao giờ kêu ca về những việc chân tay mà cô từng làm, thậm chí còn rất hào hứng: “nhờ đó mà mình dày mặt lên, ít bị bắt nạt hơn. Hơn nữa, có rất nhiều kỹ năng mà chỉ khi làm việc đó mình mới có được. Ví dụ như khi đi phục vụ bàn, bản thân sẽ tự ý thức được việc giữ gìn vệ sinh bàn ăn, học cách giao tiếp, cách xử lý tình huống, nhất là đức tính nhịn nhục vì nhiều khách hàng khó tính. Mỗi bàn ăn như là một cửa hàng thu nhỏ mà ở đó người sở hữu phải biết cách setup khoa học”, Trang nói.

Khi bàn về vấn đề này, giám đốc trung tâm hỗ trợ việc làm của Trường Cao đẳng Y Hà Nội cho hay thất nghiệp phần lớn là do bản thân sinh viên lười nhác, không chịu khó, ỷ lại, không chủ động tìm kiếm thời cơ cho chính mình. Đặc biệt, hầu hết sinh viên đều mang tâm lý "tốt nghiệp từ một trường ĐH chất lượng thì phải được trả lương cao, công việc nhàn thì mới làm". Thực tế, các công ty, doanh nghiệp tuyển dụng liên tục nhưng không tuyển được nhân viên hoặc vào làm ít hôm rồi tự ý nghỉ ngang vì chê việc. Các công ty sẵn sàng đào tạo những bạn còn thiếu kinh nghiệm nhưng bao nhiêu ứng viên sẽ đồng ý? ...Và hàng loạt nguyên nhân khác khiến câu hỏi : "cố vào đại học để rồi làm gì?" mãi chưa có lời giải đáp.