Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

SARS-CoV-2 đã đột biến hơn 6.600 lần


Các nhà khoa học Singapore cho biết từ khi dịch Covid-19 bùng phát cuối năm 2019, SARS-CoV-2 đã biến đổi nhanh chóng, tạo ra nhiều biến chủng gây nguy hại cho toàn cầu.

Theo Straitstimes, đây là thông tin được tiến sĩ Sebastian Maurer-Stroh, Giám đốc điều hành của Viện Tin - Sinh học tại Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu (A*Star), Singapore, chia sẻ.

Tiến sĩ Maurer-Stroh tham gia vào nhóm khoa học thu thập và phân tích những thay đổi đối với bộ gene của virus trong nền tảng chia sẻ dữ liệu GISAID, nơi chia sẻ 1,5 triệu chuỗi trình tự gene virus. Kết quả cho thấy SARS-CoV-2 đã đột biến hơn 6.600 kể từ khi virus xuất hiện vào tháng 12/2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc.

SARS-CoV-2 đột biến như thế nào?

Ông Maurer-Stroh cho biết virus đột biến bất cứ khi nào có sai sót trong quá trình sao chép. Điều này có thể là kết quả của việc thêm, xóa hoặc thay đổi mã di truyền của nó. Nếu sai lầm đó làm tăng khả năng tồn tại của nó, nhiều bản sao sẽ tồn tại, thậm chí đôi khi áp đảo phiên bản gốc.

Các nhà khoa học Singapore cho biết từ khi dịch Covid-19 bùng phát cuối năm 2019, SARS-CoV-2 đã biến đổi nhanh chóng, tạo ra nhiều biến chủng gây nguy hại cho toàn cầu.

Theo Straitstimes, đây là thông tin được tiến sĩ Sebastian Maurer-Stroh, Giám đốc điều hành của Viện Tin - Sinh học tại Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu (A*Star), Singapore, chia sẻ.

Tiến sĩ Maurer-Stroh tham gia vào nhóm khoa học thu thập và phân tích những thay đổi đối với bộ gene của virus trong nền tảng chia sẻ dữ liệu GISAID, nơi chia sẻ 1,5 triệu chuỗi trình tự gene virus. Kết quả cho thấy SARS-CoV-2 đã đột biến hơn 6.600 kể từ khi virus xuất hiện vào tháng 12/2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc.
SARS-CoV-2 đột biến như thế nào?

Ông Maurer-Stroh cho biết virus đột biến bất cứ khi nào có sai sót trong quá trình sao chép. Điều này có thể là kết quả của việc thêm, xóa hoặc thay đổi mã di truyền của nó. Nếu sai lầm đó làm tăng khả năng tồn tại của nó, nhiều bản sao sẽ tồn tại, thậm chí đôi khi áp đảo phiên bản gốc.
Dot bien cua virus SARS-CoV-2 anh 1

Hình ảnh hiển vi điện tử quét màu của một tế bào (màu nâu lục) bị nhiễm nặng các hạt virus SARS-CoV-2 (màu hồng), được phân lập từ mẫu bệnh nhân. Ảnh: Reuters.

Chẳng hạn, đột biến D614G bắt đầu tăng mạnh vào tháng 2 năm ngoái hiện được tìm thấy trong tất cả mẫu virus, bất kể biến chủng nào. Vì biến chủng này trở nên quá phổ biến, nó được đặt tên thành nhánh hoặc họ riêng, là nhóm G.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết dù nhóm G đã làm tăng khả năng lây nhiễm và lây truyền, nó không khiến bệnh năng hơn, cũng không ảnh hưởng việc chẩn đoán, điều trị hoặc hiệu quả của vaccine.

Nhóm G này và các nhánh phụ của nó - bao gồm GRY, nhánh được đặt tên cho biến chủng B.117 của Anh - thực tế đã có trong tất cả trường hợp mắc Covid-19 kể từ giữa năm 2020, thay thế hoàn toàn virus ban đầu xuất hiện ở Vũ Hán.

Tiến sĩ Maurer-Stroh giải thích không phải tất cả đột biến đều tạo ra sự khác biệt cho căn bệnh theo những cách này. Do đó, nhiều đột biến không gây nguy hiểm. Các biến chủng thường bao gồm một tập hợp từ 5 đến 15 đột biến, kết hợp cùng nhau, mang lại cho chúng một số lợi thế bổ sung.

Mới đây, biến chủng B.1.617 ở Ấn Độ còn được gọi là biến chủng "đột biến kép" để chỉ rằng nó có chứa 2 đột biến chiếm ưu thế khiến nó dễ lây lan hơn. Trong khi thực tế, nó có khoảng 11 đột biến khác.
4 biến chủng nCoV đáng lo ngại trên toàn cầu

Các biến chủng Covid-19 mới xuất hiện hàng ngày do virus liên tục biến đổi, nhưng chỉ có một số được WHO đưa vào danh sách biến chủng "đáng lo ngại" (VOC) hoặc "đáng quan tâm" (VOI). Các biến chủng thuộc diện VOC là loại có khả năng lây lan nhanh hơn, dễ gây tử vong hơn, và có tính kháng lại cao hơn các loại vaccine và phương pháp điều trị hiện có.

Ngày 10/5, bà Maria Van Kerkhove, nhà virus học hàng đầu của WHO, cho biết tổ chức này đã xếp B.1.617, biến chủng lần đầu được tìm thấy ở Ấn Độ, vào nhóm biến chủng đáng lo ngại (VOC). Quyết định trên được WHO đưa ra vì nhiều thông tin cho thấy biến chủng B.1.617 có khả năng lây lan mạnh hơn.

Biến chủng B.1.617 mang hai đột biến quan trọng là L452R và E484Q. Hai đột biến này có tốc độ lây lan nhanh và khả năng "lẩn tránh" được sự tấn công của hệ miễn dịch.
Dot bien cua virus SARS-CoV-2 anh 2

Trước đó, 3 biến chủng trong nhóm VOC được WHO công nhận là B.117 (lần đầu phát hiện ở Anh), B.1.351 (phát hiện đầu tiên ở Nam Phi) và P.1 (phát hiện đầu tiên ở Brazil). Chúng được coi là nguy hiểm hơn phiên bản gốc của virus bởi khả năng lây truyền cao hơn, gây chết người hoặc có thể vượt qua một số biện pháp bảo vệ bằng vaccine.

Theo CNBC, những biến chủng khác được phân loại "đáng quan tâm" bao gồm B.1525 (Anh và Nigeria); B.1427/B/1429 (Mỹ); P.2 (Brazil); P.3 (Nhật Bản và Philippines); S477N (Mỹ) và B.1.616 (Pháp).

Bà Van Kerkhove cho biết việc phân loại các biến chủng được quyết định ít nhất một phần bởi năng lực giải mã trình tự gene. "Năng lực giải mã trình tự gene tùy thuộc vào từng quốc gia. Đến nay, các quốc gia còn chênh lệch nhiều về năng lực này", bà Van Kerkhove nhận định.

Khi nghiên cứu về một biến chủng, các nhà khoa học xem xét mức độ lưu hành của nó tại một quốc gia, nó có khả năng làm thay đổi mạnh mẽ mức độ nguy hiểm hay khả năng lây nhiễm của bệnh hay không... Dựa trên các phân tích này, WHO sẽ quyết định có phân loại biến chủng đó là nguy cơ mới với sức khỏe cộng đồng hay không.

Vaccine ngừa Covid-19 có thể chống lại biến chủng?

Nói về vấn đề các loại vaccine hiện tại có thể chống biến chủng này không, Giáo sư Ooi Eng Eong của Trường Y Duke-NUS, người đang tham gia phát triển vaccine mRNA, khẳng định là chắc chắn. "Các nghiên cứu về những người được tiêm chủng phát hiện ra vaccine mRNA cũng có khả năng ngăn ngừa lây nhiễm từ nhiều biến chủng khác nhau. Ít nhất 4 báo cáo chỉ ra tỷ lệ nhiễm biến chủng SARS-CoV-2 có triệu chứng là dưới 1% ở những người được tiêm chủng", Giáo sư OOi Eng Eong cho biết.

Các kháng thể do vaccine tạo ra có thể phát hiện một phần các gai trên virus. Mối quan tâm là nếu bộ phận mà vaccine nhận ra bị thay đổi, liệu nó có còn khả năng bảo vệ những người đã được tiêm vaccine không?

Giáo sư Ooi giải thích vaccine không chỉ tạo ra kháng thể mà còn "kích hoạt một bộ phản ứng miễn dịch" trong cơ thể, bao gồm sản xuất tế bào T tiêu diệt cả virus và tế bào bị nhiễm bệnh. Chúng sẽ không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong protein đột biến.

Tuy nhiên, Phó giáo sư Hsu Liyang, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm tại Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock của Đại học Quốc gia Singapore, cảnh báo không nên luôn cho rằng các loại vaccine hiện tại vẫn có tác dụng bảo vệ.

"Những gì áp dụng hiện tại có thể không phải lúc nào cũng đúng như vậy. Virus sẽ không đứng yên. Sẽ có nhiều biến chủng hơn xuất hiện", Giáo sư Hsu nhận định.

Các chuyên gia một lần nữa cảnh báo rằng ngay cả khi có hiệu quả tốt nhất, vaccine cung cấp 95% khả năng bảo vệ người mắc không bị bệnh nặng. Vì thế, chúng không ngăn chặn hoàn toàn sự lây nhiễm, đôi khi cũng sẽ có những trường hợp bị bệnh nặng, thậm chí tử vong.

Giáo sư Hsu cho biết 5% nghe có vẻ là nhỏ, nhưng nó sẽ chuyển thành con số đáng kể nếu virus lây truyền hiệu quả hơn.

Đồng tình với Giáo sư Hsu, tiến sĩ Asok Kurup, Chủ tịch Hội các bác sĩ bệnh truyền nhiễm của Học viện Y khoa, Singapore, nói thêm điều quan trọng là chúng ta cần tiêm chủng nhanh và cho nhiều người hơn, bởi vì điều này giúp chống lại bệnh nghiêm trọng và tử vong, bất kể là biến chủng nào.

"Đó là kết quả quan trọng nhất. Chúng ta có thể xuất hiện những trường hợp khác biệt, nhưng phần lớn, mọi người mắc bệnh không có triệu chứng hoặc bệnh nhẹ", tiến sĩ Asok cho hay.

Theo Cao đẳng Y dược TPHCM tổng hợp