Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Sai lầm nguy hiểm đến tính mạng con người khi điều trị sốt xuất huyết


GS.TS.Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Nhiệt đới Trung ương cảnh báo, khi bị sốt xuất huyết, việc dùng thuốc hạ sốt không thể vội vàng và tuyệt đối không dùng aspirin để hạ sốt.

Các chuyên gia cảnh báo, khi xuất hiện những dấu hiệu sốt cao liên tục, mệt lả, nôn, buồn nôn nhiều, vật vã hoặc li bì, đau bụng nhiều, đau tức vùng gan, tiểu ít; Có các chảy máu bất thường: Chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, kinh nguyệt bất thường, nôn ra máu hay đi ngoài phân đen... phải đến ngay cơ sở y tế.

GS.TS.Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Nhiệt đới Trung ương cho biết, khi bị sốt xuất huyết, việc dùng thuốc hạ sốt không thể vội vàng và tuyệt đối không dùng aspirin để hạ sốt.

BS Kính lý giải, aspirin cũng là loại thuốc hạ sốt, giảm đau tốt, nhưng bác sĩ không kê cho bệnh nhân SXH dùng.

Nhiều người bệnh lại tự ý dùng những thuốc hạ sốt, giảm đau aspirin, ibuprofen… Những loại thuốc này tuy có chức năng hạ sốt nhưng lại có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, chống đông máu. Nếu bệnh nhân sử dụng chúng để điều trị sốt xuất huyết sẽ gây kích ứng xuất huyết dạ dày dữ dội, giảm tiểu cầu, khó cầm máu khi bị xuất huyết, rối loạn đông máu và nguy hiểm đến tính mạng.

Do vậy, trong sốt xuất huyết tuyệt đối không được dùng aspirin cho cả người lớn và trẻ em.

Thuốc ibuprofen, mefenamic acid, cùng có tác dụng ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu. Do vậy, tuyệt đối không uống hai loại thuốc kể trên khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết.

Theo GS Kính, khi bị sốt xuất huyết, chỉ dùng paracetamol: Khi dùng với liều điều trị (thấp hơn nhiều so với liều trên) trong thời gian ngắn (2-5 ngày để hạ sốt) thì paracetamol không gây độc cho cả người lớn lẫn trẻ em.

Liều dùng trong điều trị sốt xuất huyết như sau: Một lần: 15mg/kg thể trọng (750mg cho người 50kg). Một ngày: 2-3 lần (1.500mg-2.250mg).

Đặc biệt, khi bị sốt xuất huyết không được dùng kháng sinh. Nhiều người nghĩ dùng kháng sinh nhằm làm yếu vi rút, nhưng không đúng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho kháng thể tiêu diệt vi rút bằng cách thực bào nhưng lại làm cho vi rút phát triển nên việc dùng kháng sinh không có ý nghĩa. Hơn nữa, trong sốt xuất huyết, máu bị cô đặc, dùng nhiều kháng sinh bao vây sẽ làm cho nồng độ kháng sinh máu cao, dễ gây biến chứng.

sai-lam-khi-dung-cac-loai-thuoc-trong-dieu-tri-sot-xuat-huyet
Sử dụng aspirin  trong điều trị khi bị bệnh sốt xuất huyết vô cùng nguy hiểm

Không tiếp xúc vì sợ lây bệnh

Sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc với người bệnh. Sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.

Kiêng tắm, kiêng ăn

Cho đến nay, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh người mắc sốt xuất huyết kiêng tắm, kiêng ăn sẽ khỏi bệnh. Trái lại, kiêng ăn, kiêng tắm sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn.

Người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ, bổ sung đủ chất dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước bù dịch...

Tự ý truyền dịch

Việc tự ý truyền dịch tại nhà do bị sốt xuất huyết có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng.

Dùng kháng sinh

TS.BS Đỗ Duy Cường cho biết, nhiều người cứ thấy sốt là mua kháng sinh về dùng. Thậm chí có bác sĩ tuyến dưới cũng cho bệnh nhân sốt xuất huyết dùng kháng sinh mặc dù đã chẩn đoán bệnh nhân bị sốt xuất huyết.

Dùng kháng sinh không khỏi được sốt xuất huyết.

Cao đẳng Y Dược TP HCM sưu tầm