Từ ngày 1-1-2020, khẩu hiệu "Đã uống rượu bia, không lái xe" chính thức được luật hóa, theo đó Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia bắt đầu có hiệu lực. Với nội dung nghiêm cấm hành bi điều khiển tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Vậy những thực phẩm nào làm tăng nồng độ cồn?.
Nhiều người tỏ ra hoang mang bởi hiện tại có rất nhiều thực phẩm có thể làm tăng nồng độ cồn, không chỉ có rượu bia. Có một số loại hoa quả rất phổ biến cũng khiến hơi thở của người sử dụng có nồng độ cồn cao hơn mức bình thường.
Nghị định số 100/2019/CP-NĐ có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 quy định mức xử phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn gồm:
– Phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng và tước bằng lái xe từ 10 – 12 tháng đối với người điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1lít khí thở.
– Phạt tiền từ 16 – 18 triệu đồng và tước bằng lái xe từ 16 – 18 tháng đối với người điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg đến 0,4 mg/1lít khí thở.
– Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng và tước bằng lái xe từ 22 – 24 tháng đối với người điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc 0,4 mg/1lít khí thở.
Những thực phẩm nào làm tăng nồng độ cồn?
- Hoa quả: Vải, nho, dứa
- Sô-cô-la.
- Thức ăn có nguồn gốc tinh bột, đường.
- Một số loại thuốc: Siro cảm cúm, siro ho, thuốc có chứa ethanol,
- Dung dịch sát trùng miệng, họng.
- Những món ăn chế biến từ bia rượu như cá hấp bia, nước súc miệng, thuốc, siro ho cũng có thể sẽ khiến kết quả thử nồng độ cồn hiện dương tính.
- Một số món ăn sử dụng bia, rượu mạnh, rượu vang trong quá trình chế biến. Nguyên nhân là vì những loại thực phẩm này có chứa một hàm lượng rất nhỏ cồn. Mặc dù chỉ sử dụng một lượng nhỏ, không làm say tuy nhiên lượng cồn này sẽ có thể làm kết quả kiểm tra nồng độ cồn biểu hiện dương tính.
- Một số loại nước trái cây lên men như nho, sầu riêng, vải, chuối có chứa từ 3 - 5% độ cồn etylic - tương đương độ cồn trong bia;
- Nước trái cây lên men thủ công do hộ gia đình tự làm cũng có thể có cồn etylic, Khi uống những loại nước này vào trong máu và hơi thở khi dùng các thiết bị, xét nghiệm thử đều bị phát hiện.
- Một số loại đồ uống có cồn nhiều người lầm tưởng là không có có cồn như nước trái cây lên men công nghiệp từ 3 – 5 độ cồn etylic.
- Một số loại đồ uống trái cây lên men do gia đình ủ thủ công cũng có nồng độ cồn lên đến 12%. Bản chất khi cơ thể có cồn sẽ làm thay đổi hành vi khiến điều khiển xe không an toàn.
- Chocolate nhân rượu: Là loại kẹo có nhân là rượu mạnh trên 40 độ với hàm lượng ethanol trên 80%, chúng ta chỉ cần ăn 5, 6 viên kẹo shocolate này cũng bị phạt. Vì vây, khi ăn xong, nên đợi 30 phút rồi mới lái xe.
- Kết quả đo nồng độ cồn sau khi ăn 3 quả vải là 23,3mg /100ml, sau khi ăn 1 miếng sầu riêng là 52mg /100ml. Sau khi ăn những loại trái cây này, nồng độ cồn trong cơ thể sẽ bốc hơi biến mất sau khoảng 15 phút.
- Quả cau: Ăn 1 quả cau nồng độ cồn 17mg/100ml.
- Món ăn dùng rượu, bia: Khi ăn bỗng rượu, rượu nếp, món sử dụng rượu, bia khi chế biến cũng hấp thu một lượng rượu nhất định.
- Một số loại trái cây có hàm lượng đường cao như nho, dứa, táo, chuối, sầu riêng, xoài, trái cây chín lên men có thể tạo ra lượng cồn nhất nhưng ở mức rất thấp và cũng đều bay hơi chỉ sau một thời gian ngắn.
- Bánh trứng: chủ yếu là lòng đỏ trứng cũng là một trong những thủ phạm khiến nồng cộ cồn tăng cao. Cụ thể, 2 cái bánh trứng: 5.2mg/100ml.
- Một số đồ uống từ trái cây, siro, nước tăng lực cũng có thể chứa cồn.
- Nước súc miệng, xịt miệng: cho hơi thở thơm mát cũng có chứa cồn, rất dễ bị phát hiện sau khi sử dụng. Nước súc miệng, có thể đạt 556.4mg/100ml khí thở, gấp nhiều lần lượng quy định, xịt miệng đạt 21mg/100ml. Nên tránh sử dụng nếu bạn đang lái xe trên đường hoặc sau khi dùng đợi ít nhất 10 phút rồi mới lái xe.
Một số loại trái cây như vải, sầu riêng khi ăn có khả năng làm tăng nồng độ cồn trong cơ thể
Các loại trái cây như vải, sầu riêng chứa hàm lượng đường rất cao. Khi để ở môi trường không khí bình thường sẽ dễ bị lên men, dẫn đến hiện tượng đường hóa rượu và nồng độ cũng cao hơn các loại trái cây khác. Hơn nữa khi chúng ta nhai trong miệng, lượng đường hóa rượu này bám vào khoang miệng khi thổi vào dụng cụ đo nồng độ cồn sẽ khiến máy báo có cồn. Máy đo nồng độ cồn thì lại rất nhạy với cồn và tiến hành đo tự động.
Theo nhiều chuyên gia cho biết, không riêng gì vải, nho, sầu riêng, dứa, táo, chuối, xoài mà một số loại siro ho hay thuốc uống khi lên men khi chúng ta sử dụng cũng sẽ dễ xảy ra hiện tượng tăng nồng độ cồn. Tuy nhiên, cũng không nên quá lo lắng vấn đề ăn trái cây xong sẽ bị thổi phạt vì nồng độ cồn trong các loại thực phẩm như kể trên đều không cao và sẽ bay hơi chỉ sau một thời gian ngắn.
Bởi vậy khi chúng ta tham gia giao thông, tốt nhất là các lái xe nên tránh ăn nhiều các sản phẩm được kể trong bài viết. Để an tâm thì sau khi ăn xong nên súc miệng thật kỹ, ngồi nghỉ ngơi chừng 30-60 phút để lượng cồn bay hết trước khi lưu thông trên đường.
Việc phạt vi phạm nồng độ cồn rất cần thiết vì hiện nay tình trạng say xỉn khi tham gia giao thông rất phổ biến, gây ra những sự vụ đáng tiếc và đau lòng.
Theo Cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp