Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những loại thuốc kết hợp gây chết người


Việc kết hợp thuốc để chữa bệnh có thể là con dao 2 lưỡi, một mặt giúp bệnh nhân chống lại bệnh tật nhưng nó cũng có thể gây tác dụng phản ngược nếu không biết kết hợp đúng. Dưới đây là những kết hợp thuốc gây chết người nên tránh.  

Những kết hợp thuốc gây chết người nên tránh

Sử dụng cùng lúc hai loại dung dịch tẩy rửa

Sử dụng nước tẩy rửa bồn cầu cùng với dung dịch tiêu độc: hỗn hợp nước tẩy rửa bồn cầu và dung dịch tiêu độc phản ứng với nhau sinh ra khí Clo. Khí này đi vào cơ thể con người khiến niêm mạc đường hô hấp bị viêm dẫn đến khó thở, nghiêm trọng có thể gây tử vong.

Thuốc hạ huyết áp và bưởi

Sau khi uống thuốc hạ huyết áp không nên ăn bưởi ngay. Uống hai viên thuốc hạ huyết áp rồi ăn một nửa quả bưởi nhỏ nửa giờ sau sẽ thấy đau đầu dữ dội, tim đập nhanh. Trong bưởi, đặc biệt là bưởi tây, có các thành phần hoạt tính khiến thuốc nhanh chóng ngấm vào máu. Tác dụng của thuốc sẽ tăng từ vài lần đến vài chục lần, gây đau đầu buồn nôn giống như khi tăng liều lượng thuốc. Chỉ nên ăn cách xa thời điểm uống thuốc khoảng 1,5-2 giờ.

khong-nen-an-buoi-ngay-sau-khi-uong-thuoc-ha-huyet-ap

Không nên ăn bưởi ngay sau khi uống thuốc hạ huyết áp

Thuốc cảm cúm có gốc paracetamol không dùng cùng  thuốc giảm đau.

Uống thuốc sai cách có thể gây tử vong. Khi uống hai loại thuốc cảm cúm cùng lúc rất nhiều loại thuốc cảm cúm, thuốc hạ sốt và thuốc giảm đau đều chứa paracetamol. Nếu như sử dụng hai loại thuốc cảm cúm cùng lúc cơ thể sẽ hấp thu paracetamol quá liều dẫn đến tổn thương gan cấp tính, suy gan thậm chí tử vong.

Thuốc thông mũi và thuốc huyết áp

Bạn cũng nên tránh các kết hợp thuốc thông mũi và thuốc huyết áp thuốc thông mũi chứa thành phần pseudoephedrine có thể làm thắt chặt các mạch máu trong cơ thể dẫn đến làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Trong nghiên cứu mới đây của ngành y học, các chuyên gia đã rút ra được kết luận khi sử dụng đồng thời hai loại thuốc này thì thì sẽ gây nguy hiểm cho người huyết áp cao. Những người đang dùng thuốc trị huyết áp thì nên cần thận khi dùng thuốc cảm cúm. Chính vì vậy bởi thuốc thông mũi sẽ chống lại thuốc trị huyết áp.

Theo lời khuyên từ các bác sĩ, các bạn nên thận trọng khi sử dụng chúng cùng nhau

Vitamin tổng hợp và thuốc theo toa

Dược sĩ cho biết, trong các loại vitamin tổng hợp chứa rất nhiều thành phần khoáng chất, chất bảo vệ hệ miễn dịch DHA. Nếu thành phần trong vitamin càng nhiều thì càng nhiều rủi ro. Hơn 25% các chai, lọ ghi lượng vitamin ghi trên nhãn không phù hợp với liều lượng tiêu chuẩn. Nếu vô tình kết hợp thuốc bổ liều cao với những loại thuốc theo toa, thuốc sắt, Vitamin K và thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp có thể gây hại chết người. Rủi ro tương tác với thuốc kê toa càng cao.

Vitamin B và Statin

Một nghiên cứu về tim mạch năm 2013, khi kết hợp vitamin B với thuốc Statin có thể gây hại cho cơ bắp, giảm lượng cholesterol.

Omega-3 với thuốc làm loãng máu

Omega 3 là một chất có lợi cho tim nhưng loại axit béo này còn thể làm loãng máu. Omega 3 và thuốc làm loãng máu nguy hiểm chết người. Nếu bạn đang dùng các loại thuốc chống đông warfarin hoặc aspirin có thể tăng nguy cơ chảy máu. Bên cạnh đó, liều lượng cao sẽ gây nên chứng đột quỵ chảy máu

Sử dụng thuốc chống cảm nắng và Cephalosporins

Uống thuốc chống cảm nắng và viên kháng sinh Cephalosporins sẽ có tình trạng mặt đỏ, hạ huyết áp. C ác bác sĩ cho biết thuốc chống cảm nắng có chứa cồn, vào cơ thể sẽ sản sinh ra Ethanol. Thuốc kháng sinh Cephalosporins lại ức chế Ethanol. Giải thích trường hợp trên khi kết hợp với nhau hai loại thuốc này khiến cơ thể tích tụ Ethanol gây ra tổn hại gan, ngưng thở, thậm chí tử vong.

Cây cỏ ban và thuốc ngừa thai

Dược sĩ Trường Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch cho hay một số loại thảo dược cầm trị bệnh trầm cảm có thể làm mất tác dụng của các đơn thuốc điều trị các bệnh ung thư, tim.

Xịt thuốc muỗi và thoa kem chống nắng

Kem chống nắng chứa Benzophenone, thành phần chủ yếu trong thuốc xịt muỗi là Diethyltoluamide và cồn. Cồn và Benzophenone gặp nhiệt độ cao trên da sẽ gia tăng tốc độ hấp thụ khiến những người hể trạng nhạy cảm dễ phát sinh dị ứng nổi mẩn đỏ khắp tay, chân.

 Ngoài ra, cần lưu ý những trường hợp thuốc cảm cúm như Paracetamol, hợp chất Paracetamol và Amantadine Hydrochloride đều có chứa Acetaminophen tránh mật ong vì khi gặp mật ong tạo ra chất phức hợp làm giảm tác dụng hạ sốt.

Không được kết hợp Vitamin C với Sulfonamide vì có nguy cơ kết tủa gây sỏi đường tiết niệu. Các loại thuốc chứa mật ong như sirô ho không thích hợp khi sử dụng với các loại thuốc cảm cúm.