Nhân kỷ niệm ngày thầy thuốc Việt Nam, 27/2, hãy cùng nhìn lại lịch sử: Bệnh viện Bạch Mai, thủ đô Hà Nội từ một nơi bị đế quốc Mỹ ném bom hồi năm 1972, nay đã trở thành một trong những bệnh viện hiện đại nhất Việt Nam. Đặc biệt, chính hôm nay nơi đây trở thành chủ nhà của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ và Triều Tiên.
Nhiều Y bác sĩ của BV Bạch Mai đã anh dũng hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ
Cách đây gần 50 năm, đế quốc Mỹ sang xâm lược Việt Nam, thủ đô Hà Nội bị tàn phá nặng nề bởi những đợt xả bom nguyên tử B - 52, nhất là các bệnh viện, trường học, tiêu biểu như bệnh viện Bạch Mai. Thế nhưng, ngày hôm nay, 27/2 nơi này vinh dự trở thành nước chủ nhà của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều - bàn về vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.
Sự kiện lịch sử này thu hút sự quan tâm của giới truyền thông báo chí, quốc tế. Trong đó, trên kênh CNN cũng có bài xã luận về hành trình đi lên của Việt Nam trải qua chông gai như thế nào.
Trong giai đoạn cao trào của cuộc kháng chiến xâm lược tại Việt Nam, Mỹ điều khiển các hãng máy may B52 thả bom xuống thủ đô Hà Nội. Từ ngày 18.12.1972, những máy bay ném bom B-52 của Mỹ từ sân bay UTapao ở Thái Lan và căn cứ không quân Andersen ở đảo Guam đã bắt đầu thực hiện một "cuộc hành quân lớn nhất trong lịch sử không quân", CNN cho hay.
Bệnh viện Bạch Mai từ nơi bị ném bom trở thành nơi hiện đại nhất Việt Nam
Đích đến của những chiếc máy bay hạng nặng mang bom này là Hà Nội, thủ đô của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhiệm vụ của chúng là đánh bom vào một thành phố được coi là pháo đài kiên cố bậc nhất thế giới lúc bấy giờ.
Cuộc chiến tranh trên không kéo dài suốt 12 ngày đêm, cuối cùng chiến thắng thuộc hoàn toàn về quân đội và nhân dân Việt Nam, bất chấp sức mạnh quân sự, không quân Mỹ thất bại.
Trong suốt thời gian đó, Mỹ tiến hành xuất kích 700 lượt máy may ném bom B52 với 15 nghìn tấn bom khiến hơn 1.300 người đã thiệt hàng và hàng chục nghìn người bị thương. Cán bộ Y bác sĩ nước ta lúc đó thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ, một là chăm lo sức khỏe của bộ đội, kịp thời cho tiền tuyến; hai là chữa bệnh, dưỡng thương cho người dân.
Nhiều cán bộ Bệnh viện đã tình nguyện vào Nam chiến đấu. Thủ tướng Phạm Văn Đồng và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã nhiều lần đến thăm và động viên CBCC Bệnh viện. Năm 1972, 4 lần máy bay B52 Mỹ ném bom hủy diệt Bệnh viện, 28 cán bộ y tế của Bệnh viện đã anh dũng hy sinh trong khi đang cứu chữa bệnh nhân.
Những "chiến sĩ" vẫn âm thầm hy sinh trong thời bình
Bệnh viện Bạch Mai dường như được "mặc áo" mới
Từ 1975 đến nay, đất nước thống nhất, Bệnh viện Bạch Mai bước vào kỷ nguyên mới, đảm nhiệm trọng trách khám chữa bệnh tuyến cuối của ngành y tế. Đây bệnh viện đầu tiên trong nước được nhận danh hiệu đặc biệt. Hiện tại bệnh viện Bạch Mai có 1.400 giường bệnh, tất cả trưởng khoa, giám đốc các trung tâm đều có trình độ sau đại học. Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân chỉ từ 0,8-0,9% và tỉ lệ sử dụng giường bệnh đạt 153% (so với tiêu chí đề ra là 85%).
Và ngày hôm nay, thủ đô Hà Nội vinh dự được đón tiếp Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un về sự kiện quan trọng nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Hà Nội, từ một thành phố chỉ có 53.000 dân và rộng 152 km2 hồi năm 1954 thì ngày nay đã rộng hơn 3.000 km2 và có dân số hơn 7 triệu người. Ngày nay các tòa nhà chọc trời, cửa hàng và nhà hàng mọc lên ở khắp nơi ở Hà Nội, mọi dấu vết của cuộc không kích khổng lồ gần 50 năm trước gần như đã biến mất.
Theo CNN, sự tái sinh của Hà Nội kể từ khi kết thúc chiến tranh và bắt đầu cải cách kinh tế Đổi mới, được cho là một lý do chính khiến thành phố này được chọn làm nơi tổ chức các cuộc đàm phán Trump-Kim.
CNN bình luận còn bình luận rằng "Đối với Washington, Việt Nam là bằng chứng cho thấy sự thù hận không phải tồn tại mãi mãi. Đối với Bình Nhưỡng, đây là bằng chứng về sự cải cách kinh tế có thể mang lại sự thịnh vượng cho người dân".
Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong Un đến nơi này sẽ được băng qua những cây cầu lấp lánh ánh đèn, qua những nhà hàng, khách sạn, bệnh viện ngang tầm quốc tế, đặc biệt sẽ được 500 cán bộ nhân viên Y tế túc trực 24/24 phục trước thềm hội nghị; dấu hiệu đau thương của chiến tranh thực sự biến mất.