Tại phiên tòa xét xử vụ án chạy thận làm 9 người chết, bị cáo Trương Quý Dương, cựu giám đốc BV đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết mình chưa nhận từ chối bất kì một đề xuất nào để hệ thống nước lọc RO hoạt động an toàn.
Trương Quý Dương - cự giám đốc BV đa khoa tỉnh Hòa Bình
Không từ chối bất kỳ đề xuất nào
Ngày 14/1, TAND và viện KSND tỉnh Hòa Bình mở lại phiên tòa xét xử với sự có mặt của chủ tọa, luật sư, hội đồng xét xử,… BS Lương và 6 bị cáo khác. Tuy thiếu một số người có trách nhiệm liên quan nhưng phiên tòa vẫn diễn ra.
Ngày 15/1, HĐXX tiếp tục đặt câu hỏi với bị cáo Trương Quý Dương, cựu giám đốc BV đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Trả lời câu hỏi của thẩm phán, ông Dương nói rằng kế hoạch sửa chữa và hoàn thiện hệ thống nước lọc R0 được xây dựng từ năm 2017. Theo đó, bị cáo chỉ đạo các bộ phận thực hiện. Khi thấy hệ thống này hoạt động không tốt như thường, yêu cầu mời chuyên gia kỹ thuật về xem xét, đánh giá, đề nghị sửa chữa, kịp thời khắc phục.
“Việc sửa chữa là nằm trong kế hoạch để hoạt động tốt hơn chứ trên thực tế hệ thống RO số 2 chưa hỏng” – bị cáo nói.
HĐXX lại hỏi ai là người đề xuất, lý do trình bày là gì? Ông Dương khẳng định đề xuất đầu tiên là phòng vật tư, nắm rất rõ việc sửa chữa. Ông là người ký duyệt sau khi phòng vật tư đánh giá xong cuôi.
Ông nhận trách nhiệm chung, bao quát là của mình nhưng từng phần công việc thì thuộc về từng phòng ban phụ trách chuyên môn. Cụ thể, khoa vật tư chịu trách nhiệm về việc bảo dưỡng các trang thiết bị Y tế tại BV còn khoa Hồi sức tích cực liên quan đến việc sử dụng.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Về hợp đồng với công ty Thiên Sơn, bị cáo Dương khai rằng trước khi bắt đầu, ông đã giao cho phòng vật tư và phòng Tài chính kế toán đàm phán, sau này kí thì ông mới trực tiếp trao đổi.
Cụ thể, BV đưa ra yêu cầu sửa chữa để có được một sản phẩm an toàn, vận hành tốt; phải phối hợp, tạo điều kiện và nghĩa vụ tài chính với công ty. Sau khi kí xong, ông Dương giao đã giao 2 cho phòng đầu mối chịu trách nhiệm và được quyền phối hợp với những phòng khác.
Bị cáo Dương cho biết BV có hơn 700 cán bộ các bộ phận và được vận hành khá trơn tru, chỉ khi nào có tình huống đột xuất mới cần báo cáo.
Vì vậy, sáng 29/5/2017, khi sự cố không mong muốn xảy ra thì bị cáo mới biết việc sửa chữa diễn ra từ ngày 28/5 vì trong kế hoạch không quy định ngày cụ thể. Hơn nữa, hôm đó là ngày nghỉ nên không nắm được, không có báo cáo nào về việc sẽ sửa chữa.
BS Lương tại phiên tòa sơ thẩm lần 4 ( ảnh: Zing.vn)
Mặt khác, phần việc này thuộc phạm vi chuyên môn do các phòng trực tiếp thực hiện trách nhiệm cũng như quyền hạn của mình. Việc các phòng này lên kế hoạch vào ngày nào là quyền của họ, miễn không ảnh hưởng đến hoạt động chung của bệnh viện.
“Đối với những lần sửa chữa trước cũng đều như vậy, trừ những trường hợp không bình thường mới phải xin ý kiến” – bị cáo khai.
Trả lời câu hỏi của HĐXX: “Bị cáo là người ký thanh lý, quyết toán các khoản chi. Những lần trước, bị cáo có biết sau khi sửa chữa việc chạy thận được tiến hành ngay sau đó? Ông Dương khẳng định chỉ biết khi có gì bất thường và được báo cáo còn bình thường thì không thể vì đây là công tác chuyên môn.
Ngoài ra, HĐXX cũng đặt hàng loạt câu hỏi khác với bị cáo Dương về thời gian xét nghiệm AAMI, về hoạt động chạy thận từ trước đến nay, về việc kiểm tra, giám sát,...Cựu giám đốc trả lời rằng tuy không phải thuộc phạm vi chuyên môn sâu nhưng xét nghiệm AAMI cần khoảng 7 ngày; trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua nhiều kênh và chưa bao giờ từ chối bất kỳ đề xuất nào để hệ thống được hoạt động an toàn.