Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Lần đầu tiên BS Lương lên tiếng sau nhiều ngày im lặng tại phiên tòa sơ thẩm lần thứ tư


Sau nhiều ngày giữ quyền im lặng tại phiên tòa sơ thẩm lần thứ tư về vụ án chạy thận làm 9 người tử vong ở Hòa Bình, Hoàng Công Lương chính thức lên tiếng khai những đồng nghiệp khác cũng có quyền ra Y lệnh chạy thận, không biết công văn của sở Y tế.

BS LƯƠNG

Hình ảnh bác sĩ Lương mệt mỏi tại phiên tòa sơ thẩm lần thứ tư (ảnh: VOV)

Sáng 19/1, phiên tòa xét xử lần thứ 4 với 7 bị cáo liên quan đến vụ chạy thận nhân tạo ở bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình tiếp tục diễn ra phần đặt câu hỏi. HĐXX đề nghị bị cáo Hoàng Công Lương  bước đến bục khai báo để trả lời phần xét hỏi của chủ tọa phiên tòa, đại diện VKS và của các vị luật sư.

Vẫn chiếc áo sơ mi màu xanh quen thuộc khoác lên thân hình gầy, bước đi chậm và đứng hơi khom người, chắp hai tay trước bục, bs Lương nói mình cố gắng hết sức để có mặt tại phiên tòa dù rất mệt, “Bị cáo xin phép HĐXX cho bị cáo được giữ quyền im lặng”, Hoàng Công Lương trình bày sau khi được hỏi “Bị cáo có thể trả lời không?”.

Dẫn công văn của Sở Y tế tỉnh, chủ tọa Nghiêm Hòa Anh cho biết chỉ có BS Lương được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh. Lập tức Lương phản bác, ngoài mình ra còn có bs Huyền, người này có quyền ra Y lệnh chạy thận. Chủ tọa lại giả thiết “nếu chưa có chứng chỉ thì có được ra Y lệnh?”. Bs Lương nói rằng trong trường hợp đó cần chữ kí duyệt của bác sĩ đã được cấp chứng chỉ hành nghề.

Cũng ngày hôm đó, Hoàng Công Tình (Phó trưởng Khoa Hồi sức) khẳng định ngày 29/5/2017, tức ngày xảy ra sự cố là ngày trực của Lương, Huyền, Linh. Đáp lại, Hoàng Công Lương cho rằng mình tham gia trực nhưng không nhận được nhiệm vụ gì.

bs TìnhHoàng Công Tình đến với tư cách người liên quan (ảnh:Zing.vn)

Tiếp đến là phần xét hỏi với Trương Quý Dương, cựu giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình) liên quan đến việc giao trách nhiệm cho các khoa phòng trong cơ sở. Người này trả lời dứt khoát, rõ ràng lần lượt từng câu hỉu. Theo ông, dựa vào pháp luật của nhà nước và kỷ luật của bệnh viện, giám đốc chỉ quản lý nhân viên đến cấp phó và điều dưỡng trưởng. Đây là BV hạng 1 nên trưởng khoa sẽ quyết định các công việc mang tính chuyên môn trừ khi quá khả năng mới cần hội đồng báo cáo với ban lãnh đạo.

“Về chuyên môn thì trưởng khoa phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo. Bị cáo không thể và không cần thiết giám sát chuyên môn theo từng ngày”, ông Dương trình bày. Ngoài ra, ông Dương còn đánh giá đồng phạm, bị cáo Hoàng Đình Khiếu (cựu Phó giám đốc bệnh viện) nói rằng ông Khiếu luôn hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao. Căn cứ vào tình hình thực tế và do đặc thù ngành nghề nên ông Dương vẫn để ông Khiếu kiêm nhiệm chức phó giám đốc và trưởng khoa.

Trả lời câu hỏi “Với nhận thức của bị cáo, việc trang bị máy móc và con người tại Đơn nguyên thận có đảm bảo công tác lọc máu cho bệnh nhân được an toàn?”. Ông Trương Quý Dương khẳng định cho đến thời điểm xảy ra sự cố thì vẫn đảm bảo các tiêu chí cần thiết để chạy thận.

Trương Quý DươngBị cáo Trương Quý Dương (ảnh: Zing.vn)

Tiếp theo là phần đối chất của Hoàng Công Tình với HĐXX.  Ông này nói mình phụ trách nhiệm vụ chuyên môn ở đơn nguyên hồi sức tích cực còn không biết trách nhiệm bên đơn nguyên thận lọc máu thuộc về ai. “Tôi khi đó không có chức danh phó khoa nên không thể quản lý hết công việc được”, bác sĩ Tình nói và và cho biết thêm tại đơn nguyên lọc máu thì bác sĩ và điều dưỡng làm việc độc lập và cũng đồng tình với quan điểm, mọi điều kiện kỹ thuật càn thiết cho việc chạy thận nhân tạo đều đảm bảo cho đến ngày xảy ra sự cố.

Điều đáng nói, Hoàng Đình Khiếu trả lời mình không đảm nhận hết nhiệm vụ khi kiêm 2 chức cùng lúc còn ông Tình cho rằng mình chỉ phụ trách mảng đơn nguyên hồi sức. “Sự cố ngày 29/5 là một điều hết sức đáng tiếc. Tôi và cán bộ trong khoa đã làm hết sức, không có sai sót nào trong đó. Chúng tôi chỉ có trách nhiệm lương tâm là đã không cứu chữa hết bệnh nhân, không có trách nhiệm gì khác”, ông Tình nói.

Nguồn tin: Zing.vn