Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Hướng dẫn làm bài nghị luận xã hội đạt điểm cao nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT


Để giúp các em học sinh trong giai đoạn nước rút của kỳ thi THPT quốc gia 2021 ôn tập tốt. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp chia sẻ phương pháp làm bài nghị luận xã hội mà tất cả thí sinh đều có thể làm được điểm cao nhất.

Cấu trúc, nội dung cần có trong bài

Trong đề thi Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT, câu hỏi nghị luận xã hội chiếm 2 điểm trên toàn bài. Về cấu trúc, đề thi thường yêu cầu học sinh viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày quan điểm của mình xoay quanh các vấn đề như hiện tượng đời sống hoặc tư tưởng đạo lí. Bài nghị luận xã hội là phần mà tất cả thí sinh đều có thể làm được bất kể đề bài về tư tưởng đạo lí hay hiện tượng đời sống. Mở đầu bài viết cần có câu chủ đề nêu bật được vấn đề, nội dung của toàn bài. Bài viết cần đảm bảo hình thức của đoạn văn là lùi một ô trước khi viết và không được xuống dòng. Học sinh có thể viết câu mở đầu sử dụng luôn vấn đề chính trong đề bài, vừa ngắn gọn lại đảm bảo đúng trọng tâm.

Thân đoạn có cách triển khai khác nhau.

- Với đề bài về tư tưởng đạo lí: Học sinh cần giải thích bàn luận về biểu hiện và ý nghĩa vấn đề, các khái niệm đưa ra phản đề, bài học nhận thức và liên hệ bản thân.

- Với đề bài về hiện tượng đời sống: Giải tích các khái niệm về hiện tượng, phân tích những mặt tích cực của hiện tượng đó. Trình bày những thông tin liên quan và chỉ ra nguyên nhân. Có nguyên nhân khách quan từ xã hội, tư tưởng, gia đình,..bên cạnh đó là nguyên nhân chủ quan (nhận thức, tâm lí, tình cảm,..).

Nếu vấn đề tiêu cực sẽ đưa ra ý nghĩa vấn đề, hậu quả và bài học rút ra từ cá nhân với hiện tượng tiêu cực. Sau đó là mở rộng vấn đề, liên hệ với bản thân và đưa ra nhận thức về tư tưởng. Cuối cùng ết bài sẽ là kết luận lại vấn đề đã nêu ra.

Về cách làm bài viết đúng cấu trúc, đủ ý, học sinh thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Xác định chính xác vấn đề mà đề bài yêu cầu mà viết theo 1 trong 3 cách viết: quy nạp, tổng phân hợp hay diễn dịch.

- Bước 2: Lập dàn ý, gạch ra các ý chính sẽ triển khai trong bài viết.

- Bước 3: Dựa trên dàn ý, viết bài hoàn chỉnh.

- Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa lại các lỗi sai

Trong một vài năm gần đây, Bộ Giáo Dục và Đào tạo thực hiện ra đề thi Đại học và thi tốt nghiệp môn Ngữ văn theo hướng mở. Đề tài dạng này sẽ giúp tạo điều kiện để học sinh vận dụng được những hiểu biết thực tế vào bài viết của mình cho sinh động. Đề tài dạng này luôn để đánh giá được năng lực và phân loại trình độ của học sinh. Cách ra đề này góp phần giảm tình trạng học vẹt, học tủ của nhiều học sinh.

Điều này được đánh giá cao khi nó đã thể hiện được cái tôi của người viết về cách nhìn nhận của giới trẻ trong cách ứng xử cuộc sống đời thường, một bài văn Nghị luận xã hội thường chiếm 3 điểm trong tổng số 10 điểm

Tuy ít điểm nhưng nó cũng góp phần không nhỏ tạo nên điểm số cao cho nhiều bài thi.

Chia sẻ về cách học và làm dạng bài văn nghị luận xã hội

Thứ nhất, học sinh cần xác định đề bài thuộc loại nào để có định hướng chung cho bài viết. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý đề cập tới những vấn đề liên quan tới đạo đức làm người. Thông thường, quan niệm về một lối sống đẹp, tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Việc xác định đề là điều kiện quan trọng để giúp bạn tránh được lỗi sai làm lạc đề thường mắc phải của nhiều bạn học sinh.  Dấu hiệu để nhận dạng nhất của loại đề này là một câu thơ, một ý kiến trích dẫn trong tác phẩm văn học, những câu nói trực tiếp để trong ngoặc kép của các danh nhân nổi tiếng… Đối với dạng đề Nghị luận về một hiện tượng xã hội, bạn cần nhanh ý nhận ra những điểm khác biệt. Các đề này để có thể xác định đúng bạn cũng không cần quá lo lắng, dạng bài cần làm.

thi-sinh-tham-gia-du-thi-tot-nghiep-thpt

Thí sinh tham gia dự thi tốt nghiệp THPT

Dạng đề này khá phổ biến tới nhiều trong cuộc sống hằng ngày như: vấn đề tai nạn giao thông, bạo lực học đường, gian lận trong thi cử của học sinh hiện nay, thanh niên và quan điểm về sống thử, nó cũng được đề cập văn hóa thần tượng… Để làm được dạng bài này đạt kết quả cao, học sinh phải có vốn hiểu biết nhất định về thực tế xã hội. Có thể nói đây là dạng chung mà nhiều năm gần đây Bộ giáo dục đã hướng đến bài văn viết ra sẽ chân thật, có sức lôi cuốn thực tế. Bài viết phải đảm bảo đúng bố cục. Dù bài văn thuộc bất cứ dạng đề nào vẫn phải đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần là Mở bài (Đặt vấn đề), Thân bài(Giải quyết vấn đề) và Kết luận( Kết thúc vấn đề).

Việc duy trì bố cục này sẽ giúp bạn đảm bảo được về mặt hình thức  để học sinh tiếp cận trong những mùa thi. Trong trường hợp khi hết giờ làm bài mà bạn vẫn chưa xong phần thân bài thì bạn cũng nên nhanh chóng chuyển sang làm phần kết bài để tránh tình trạng thiếu về bố cục bài viết của mình. Phần Mở bài: nội dung đề bài cần trình bày được vấn đề đặt ra trong bài làm để người đọc có thể biết được bài làm của bạn đề cập tới nội dung chính nào. Tránh lan man và đưa những nội dung không cần thiết vào bài. Phần Thân bài: được xem như phần làm chính, phần xương sống của cả bài viết. Theo đánh giá chung của ban tư vấn Cao đẳng y dược TPHCM, cách mở bài sáng tạo, tự nhiên sẽ gây ấn tượng đầu tiên đối với người chấm bài và được đánh giá cao. Phần này thường trả lời cho các câu hỏi làm nhiệm vụ giải quyết những vấn đề chính của đề bài đặt ra

Những lỗi sai học sinh thường mắc phải

- Về hình thức: trình bày bài viết chưa đúng với yêu cầu, trình bày sai lỗi chính tả hay không có câu chủ đề

- Về nội dung: Lỗi thường gặp nhất là câu văn rời rạc, đoạn văn chưa theo phép lập luận diễn dịch, quy nạp chưa có sự liên kết mạch lạc và khoa học. Nhiều em viết bài dài dòng hể hiện rõ thái độ, quan điểm cá nhân, theo đó, chỉ cần 2-3 dẫn chứng tiêu biểu, ngắn gọn là đạt yêu cầu. Các em lưu ý không sử dụng các dẫn chứng đã quá lâu không ai còn nhớ đến.

Kết bài tuy ngắn nhưng nó có vai trò rất quan trọng trong bài nghị luận xã hội vì nó khép lại vấn đề mà cả bài viết bài đang đề cập tới làm người đọc có những liên tưởng rõ hơn về cả bài viết của bạn. Phần này cũng không nên quá dài dòng vì nó cũng có thể khiến bạn đi sai đề. Phần này nên viết ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu cách tốt nhất dành cho bạn đó là bạn nên tham khảo nhiều sách, báo. Để làm tốt phần này thực tế cuộc sống để dễ lấy ví dụ nhất có thể trích dẫn thơ hoặc các ý kiến đánh giá để làm bài viết của mình sinh động hơn. Sau khi viết cần kiểm tra lại cả bài làm để tránh những sai sót bạn nên làm nhiều đề để luyện khả năng viết mạch lạc, chính xác và nâng cao việc nhận dạng đề và lập dàn ý cho mình.

Theo ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng y dược TPHCM tổng hợp